Nhiếp ảnh

Giải nhiếp ảnh Grange Prize (phần 1): Gauri Gill và Elaine 03. 09. 11 - 7:36 am

Pha Lê dịch

Hội đồng giải nhiếp ảnh Grange Prize vừa công bố 4 thí sinh lọt vào vòng chung kết năm nay, xin giới thiệu sơ về 4 nhiếp ảnh gia này cũng như một số tác phẩm của họ đến cho bạn đọc SOI.

.

 

Giải Grange Prize (của Canada) ra đời năm 2008, kết quả của sự hợp tác giữa gallery Ontario và tập đoàn Aeroplan. Mục đích của Grange Prize vừa là đóng góp cho ngành nhiếp ảnh đương đại, vừa là phổ biến hóa môn nghệ thuật này đến với đông đảo quần chúng. Mỗi năm, hội đồng của Grange Prize – gồm các nhà phê bình nghệ thuật cũng như giám tuyển chuyên nghiệp từ Canada và từ một nước hội viên khác – sẽ chọn ra 4 nghệ sĩ vào vòng chung kết: 2 nghệ sĩ thuộc nước “chủ nhà” và 2 thuộc nước “khách”. Khách mời của Grange Prize năm nay là Ấn Độ. Tức làm tác phẩm của 2 nghệ sĩ Canada sẽ được đem đi triển lãm ở Ấn Độ và ngược lại.

Tuy hội đồng bình chọn 4 nghệ sĩ vào chung kết, nhưng giải nhất và hai giải nhì sẽ do quần chúng bỏ phiếu (trên mạng hoặc tại phòng triển lãm). Âu cũng là một cách hay để phổ biến môn nhiếp ảnh. Đầu tiên, xin giới thiệu 2 nghệ sĩ trong số 4: Gauri Gill và Elaine Stocki.

Gauri sinh năm 1970 tại Chandigarh, Ấn Độ. Sau khi tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Delhi, cô sang Mỹ và ghi danh vào Trường Thiết kế Parsons, rồi lấy bằng thạc sĩ ở Đại học Stanford. Gauri gây tiếng vang ngay sau cuộc triển lãm đầu tiên vào năm 2007. Trong ảnh: tác phẩm "Bé Urma và bé Nimli"

Hiện nay Gauri là một trong những nhiếp ảnh gia trẻ và có ảnh hưởng nhất ở Ấn Độ. Cách tiếp cận chủ thể của Gauri khá phức tạp và kín đáo. Cô từng bỏ ra hơn một thập kỷ để tìm hiểu về những bộ tộc thiểu số của bang Rajasthan, trò chuyện với phụ nữ thuộc nhiều thế hệ già trẻ, và quan sát cách họ dè dặt tiếp xúc với thời hiện đại. Trong ảnh: tác phẩm "Bà Ismat". Do yêu môi trường nên Gauri thích chụp người và cây chăng?

Bằng chiếc máy ảnh, Gauri cũng ghi chép lại nạn di cư, sự xuống cấp và những thay đổi đã xảy ra ở Ấn Độ khi các thành phố lớn lấn đất nông thôn để phát triển. Trong ảnh: tác phẩm “Hanuman với con gái và con trai”

Tác phẩm Ông Kudan Singh, do Gauri chụp. So với Hanuman sống với các con trong ngôi là tồi tàn, ông Kudan xem ra rủng rỉnh tiền bạc hơn, nhưng tại sao vẻ mặt của ông lại không vui nhỉ?

Tác phẩm của Elaine từng góp mặt ở nhiều gallery trên khắp thế giới, trong đó có Mỹ, Anh Quốc, Thái Lan, và Ấn Độ. Trong ảnh: tác phẩm "Cặp vợ chồng nhà Patel". Cặp vợ chồng này đinh cư tại Mỹ, và cũng nhiễm một số thói quen của xứ cờ hoa, tỷ như lệ "mỗi người một xe hơi" ở đây

Về phần chủ nhà - Canada- 1 trong 2 nghệ sĩ lọt vào vòng chung kết là Elaine Stocki. Cô sinh năm 1979, và lấy bằng Thạc sĩ nhiếp ảnh tại Đại học Yale danh tiếng. Tác phẩm của cô từng thu hút sự chú ý của giới phê bình ngay từ lúc cô còn làm sinh viên. Trong ảnh: tác phẩm "Ban công", do Elaine chụp.

Elaine rất thích phá vỡ những quy định mà một nhiếp ảnh gia phải tuân thủ khi chụp ảnh tài liệu bằng cách sắp đặt sơ các chủ thể của mình nhằm tăng sự kịch tính cho tác phẩm. Chủ thể của Elaine cũng muôn màu muôn vẻ và thuộc mọi tầng lớp khác nhau, cô thường gặp những nhân vật trong tác phẩm của mình bằng cách... đặt quảng cáo tìm người các trên phương tiện truyền thông. Trong ảnh: tác phẩm "Đội bơi".

Elaine chú trọng đến những vấn đề như phân biệt chủng tộc, giới tính, và cách biệt giai cấp. Tuy những chủ đề này không mới, cách tiếp cận của cô lại cực kỳ độc đáo. Tác phẩm của Elaine chứa đầy những sự tương phản giữa thực và hư, giữa tính hài và tính bi. Trong ảnh: tác phẩm “Cô Virginia”

Elaine hiện sống ở New York, và từng triển lãm các tác phẩm của mình tại Mỹ, Đức, và Canada. Trong ảnh: tác phẩm William. (Hình như Elaine muốn thách đố người xem, chả biết ai trong số này là William, một kiểu nhìn tên đoán mặt mũi chăng?)

2 trong số 4 nghệ sĩ còn lại là Nandini Valli và Althea Thauberger. Soi sẽ tiếp tục giới thiệu về họ trong bài sắp tới.

 

*

Bài liên quan:

– Giải nhiếp ảnh Grange Prize (phần 1): Gauri Gill và Elaine
– Giải nhiếp ảnh Grange Prize (phần 2): Althea và Nandini

Ý kiến - Thảo luận

21:38 Saturday,3.9.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"...Tuy hội đồng bình chọn 4 nghệ sĩ vào chung kết, nhưng giải nhất và hai giải nhì sẽ do quần chúng bỏ phiếu..."

Ơ hay, chấm giải kiểu này giống như các giải thi ca múa nhạc truyền hình nhà mình hè? có cả phiếu bầu của khán giả hè? công chúng sướng hè? mà còn "mị quần chúng" hơn ta là đằng khác, vì vào vòng bày tác phẩm ăn giải là giám khảo không được ý ki
...xem tiếp
21:38 Saturday,3.9.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"...Tuy hội đồng bình chọn 4 nghệ sĩ vào chung kết, nhưng giải nhất và hai giải nhì sẽ do quần chúng bỏ phiếu..."

Ơ hay, chấm giải kiểu này giống như các giải thi ca múa nhạc truyền hình nhà mình hè? có cả phiếu bầu của khán giả hè? công chúng sướng hè? mà còn "mị quần chúng" hơn ta là đằng khác, vì vào vòng bày tác phẩm ăn giải là giám khảo không được ý kiến gì hết trọi?

Mà ở đây ban giám khảo chỉ có mỗi việc giới thiệu ứng cử viên tranh giải, chấm giải là quần chúng công nông binh?

Thế thì quay lại thời bao cấp XHCN nêu cao vai trò quần chúng quá còn gì?

Địa vị cao sang của Hội đồng nghệ thuật đi đâu, về đâu?

Chất lượng tác phẩm đoạt giải thế thì sao hè?

Lăn tăn ghê gớm? 
10:29 Saturday,3.9.2011 Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN THÍCH
Tôi thích Pha Lê sưu tầm nhiều ảnh đẹp, nhất là ảnh đen trắng.
...xem tiếp
10:29 Saturday,3.9.2011 Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN THÍCH
Tôi thích Pha Lê sưu tầm nhiều ảnh đẹp, nhất là ảnh đen trắng. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

"Xà bần" gửi Ngô Lực

Nguyễn Ngọc (tức Xà bần)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả