Gẫm & Bình

1. 9: sinh nhật Per Kirkeby –
địa chất + trừu tượng = lem nhem? 01. 09. 11 - 10:04 pm

Khôi Nguyên dịch

 

1. 9 là sinh nhật của Per Kirkeby (sinh 1938) - một trong những nghệ sĩ Đan Mạch được quốc tế công nhận nhiều nhất. Vào thời điểm hoàn tất bằng cao học về địa chất học Bắc cực tại Đại học Copenhagen vào năm 1964, Per Kirkeby đã là thành viên của trường phái nghệ thuật thể nghiệm quan trọng tại Đan Mạch là “eksskolen”, đồng thời là một họa sĩ, điêu khắc gia, nhà văn. Trong ảnh là công nương Mary của Đan Mạch dự triển lãm của Per Kirkeby. Ông thuộc thành phần nghệ sĩ elite ở nước này.

Các tác phẩm của Per Kirkeby có mặt trong nhiều triển lãm lớn khắp thế giới và nhiều bộ sưu tập quan trọng, như của Tate Gallery, London; Metropolitan Museum of Art, New York; Museum of Modern Art, New York, Centre Pompidou, Paris. Per Kirkeby từng là giáo sư của Học viện Nghệ thuật ở Karlsruhe (từ 1978 đến 1989) và Frankfurter Städelschule (1989-2000). Trong ảnh là nhân viên bảo tàng đang sắp xếp tranh của Per Kirkeby cho một cuộc triển lãm hồi 2006 tại Đức. Ảnh: Ingo Wagner

Mối quan tâm của Kirkeby đến địa chất học và thiên nhiên nói chung luôn đóng vai trò chủ chốt trong cách thể hiện nghệ thuật của ông. Những chủ đề này do đó cũng là đặc trưng của tranh ông. Trong ảnh: Tác phẩm “Rừng ở Besen”, 1970, sơn dầu trên vải

Kirkeby làm việc trên nhiều loại chất liệu và phương tiện khác nhau: tranh, tượng, phim tài liệu, sách, thơ, phê bình nghệ thuật, phóng sự du lịch. Ông cũng bị ảnh hưởng bởi những phong trào nghệ thuật lớn, từ Pop Art, Performance Art, đến Minimalism. Trong ảnh: Bức Torsdag của Kirkeby

Tranh Kirkeby dễ nhận biết, là tranh trừu tượng rất đặc trưng, có khổ to, thường dựa trên phong cảnh vùng Scandinavie. Tác phẩm của ông được so sánh với tranh của các nhà Neo-Expressionist người Đức như Georg Baselitz và Anselm Kiefer, do những nhát cọ thôi, mạnh, và lối dùng màu nhiều xúc cảm. Ông cũng được coi là người kế thừa truyền thống Northern Romantic của thế kỷ 19, như Casper David Friedrich, với những bức phong cảnh truyền tải một cảm thức về sự nhỏ nhoi của con người khi đối diện với sức mạnh siêu phàm của thiên nhiên. Trong ảnh: một bức của Anselm Kiefer, người mà Kirkeby được so sánh cùng.

Tuy nhiên, nguồn đề tài quan trọng nhất của Kirkeby là địa chất học. Nhiều bức tranh ông được vẽ thành nhiều lớp, tương tự như sự hình thành các lớp vỏ trái đất. Bố cục tranh gợi lên một sự cân bằng giữa hỗn loạn và trật tự, hệt như các tiến trình địa chất. Mặc dầu là tranh trừu tượng, nhưng người ta vẫn nhận ra hình dáng các đỉnh núi, những dòng nước; và những đường cam, đường tím gợi đến ánh nắng, đến chiều chạng vạng…; Có người “tán” rằng đây là một thứ tranh của một người tìm tòi rất kỹ về cấu trúc trái đất. Trong ảnh: Tác phẩm “Mysuseter III”, 1991

Blogger Andrea Baucon – một nhà địa chất học yêu nghệ thuật, đã viết về tranh của Kirkeby như sau: “Không phải đá mà là đá / Không phải bùn nứt mà là bùn nứt / Không phải tầng lớp mà là tầng lớp / Đó là địa chất của Kirkeby”. Tuy nhiên cũng khối người chê tranh ông, gọi là “phong cảnh nhem nhuốc”. Soi sẽ dịch bài này sau.

 

 

*

Bài liên quan:

– 1. 9: sinh nhật Per Kirkeby – địa chất + trừu tượng = lem nhem?
– Tranh phong cảnh của Per Kirkeby: chẳng có gì mới

 

 

Ý kiến - Thảo luận

0:22 Friday,2.9.2011 Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN, SÂU DƯỚI NHIỀU TẦNG ĐỊA CHẤT
Sự dịch chuyển đột ngột của bình địa kiến tạo Thái Bình Dương tạo nên nhiều tầng Sâu thẳm dưới nhiều lớp địa chất.
...xem tiếp
0:22 Friday,2.9.2011 Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN, SÂU DƯỚI NHIỀU TẦNG ĐỊA CHẤT
Sự dịch chuyển đột ngột của bình địa kiến tạo Thái Bình Dương tạo nên nhiều tầng Sâu thẳm dưới nhiều lớp địa chất. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vì sao nên tài trợ cho nghệ thuật?

Robert Hewison - Ngọc Trà dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả