KATSUSHIKA HOKUSAI: Bậc thầy lần đầu đi Đức
05. 09. 11 - 12:26 am
Hữu Khoa st và dịch
BERLIN – Một khách tham quan ngắm một loạt tác phẩm của bậc thầy Katsushika Hokusai mượn từ bảo tàng nghệ thuật Katsushika, trong một triển lãm tôn vinh nghệ sĩ tại Martin-Gropius-Bau, Berlin, Đức. Diễn ra từ 26. 8 đến 24. 10. 2011, triển lãm trưng bày hơn 400 tác phẩm trước đây chưa bao giờ ra khỏi biên giới Nhật. Ảnh: Wolfgang Kumm
Katsushika Hokusai (Cát Sức Bắc Trai) sinh ngày 31.10.1760, mất ngày 10. 5. 1849 là một nghệ sĩ Nhật, họa sĩ ukiyo-e và là người chế tạo máy in khắc gỗ trong thời kỳ Edo. Ông cũng là chuyên gia hàng đầu về hội họa Trung Quốc trong giai đoạn đó.
Hokusai được tôn vinh là một trong những nhân vật nổi bật nhất trong giới vẽ tranh khắc gỗ Nhật Bản. Về loại tranh ông theo đuổi, Ukiyo- e – “những bức tranh của thế giới nổi” là một loại tranh khắc gỗ Nhật Bản ra đời trong khoảng thế kỷ từ 17 đến 20; với chủ đề về phong cảnh, những câu chuyện trong lịch sử, về các nhà hát hay các khu vui chơi giải trí. “Thế giới nổi” (ukiyo) chính là nền văn hóa đô thị phát triển, với tầng lớp tiểu thương mới nổi lại không bị kiểm soát gắt gao như những tầng lớp quý tộc truyền thống, vì thế được gọi là “thế giới nổi”. Về căn bản, ukiyo-e là loại mặt hàng có giá cả bình dân bởi chúng được sản xuất với số lượng lớn. Các tác phẩm Ukiyo-e chủ yếu nhắm vào những người dân ở thành thị. Trong ảnh là bức “Madam Oiwa” của Hokusai tại triển lãm mới nhất ở Berlin.
Trong suốt cuộc đời, Hokusai có tới 30 cái tên. Mặc dầu dùng nhiều tên là một việc rất phổ biến trong giới nghệ sĩ Nhật thời ấy, con số 30 vẫn là “quá đà”. Việc đổi tên của Hokusai diễn ra rất thường xuyên, và thường liên quan tới việc thay đổi cách vẽ tranh, cách in tranh của ông. Ông cũng trải qua nhiều đề tài, nhưng về già thường là vẽ phong cảnh. Trong ảnh là bức “Đảo Tsukudajima”.
Hokusai vẽ nhiều phong cách, ông ảnh hưởng tranh Tàu và cả tranh khắc của Tây. Ông thậm chí còn bị đuổi khỏi trường (phái) Katsukawa của bậc thầy ukiyo-e Shunshō vì theo học tại trường (phái) đối thủ là Kanō. Trong ảnh là bức “Hokusai Oji” của Hokusai.
Đời sáng tác của Hokusai dài, nhưng những tác phẩm quan trọng nhất của ông phải đợi đến sau 60 tuổi mới xuất hiện. Đó là loạt tranh in bằng khung gỗ “36 cảnh núi Phú Sĩ”, trong đó có tác phẩm “Sóng Lừng ở Kanagawa” đã trở thành biểu tượng của Nhật Bản và được xuất bản trên bình diện quốc tế. Hokusai sáng tác “36 cảnh núi Phú Sỹ” vừa để phản ánh du lịch hàng hải nội địa, vừa để đáp lại nỗi ám ảnh từ núi Phú Sỹ.
Vào năm 1811, lúc 51 tuổi, Hokusai đổi tên thành Taito và bước vào một thời kỳ mới: ông sáng tác Manga cùng một số cẩm nang nghệ thuật, mang tên “Những bài học nhanh để vẽ đơn giản”, nhằm giúp kiếm tiền dễ hơn, thu hút được nhiều môn đệ hơn. Với hàn ngàn hình phác thảo thú vật, cảnh sinh hoạt của con người, các nhân vật tôn giáo. Những hình vẽ này đã rất được ưa chuộng vào thời đó. Đừng nhầm chữ Manga của Hokusai với manga ngày nay, tuy rằng 15 cuốn manga của ông đã ảnh hưởng nhiều đến loại truyện tranh hiện đại sau này, mang cùng tên manga. Trong ảnh: tranh vẽ trong sách Manga của Hokusai.
Một số hình ảnh trong triển lãm về Hokusai tại Berlin:
Bức “Hồ Suwa ở Shinano”
Phóng viên quay phim triển lãm
Một phóng viên Nhật chụp ảnh tranh Hokusai.
Đôi hạc, tranh của Hokusai. Bức này ông ảnh hưởng tranh Trung Quốc.
Một phụ nữ ngắm tranh vẽ phụ nữ trong các dáng vẻ khác nhau của Hokusai.
Chia sẻ:
Ý kiến - Thảo luận
11:54Tuesday,6.9.2011Đăng bởi: Em-co-y-kien
Ngẫm về thời Hokusai sống:
"...Katsushika Hokusai (Cát Sức Bắc Trai) sinh ngày 31.10.1760, mất ngày 10. 5. 1849 là một nghệ sĩ Nhật, họa sĩ ukiyo-e và là người chế tạo máy in khắc gỗ trong thời kỳ Edo..."
Nước mình thời đó còn phong kiến lắm, thế giới còn phong kiến lắm, sao tranh của Hokusai đã "đương đại" vậy hè (chưa bàn về bút pháp, chất liệu, chỉ nhìn chủ đề ...xem tiếp
11:54Tuesday,6.9.2011Đăng bởi: Em-co-y-kien
Ngẫm về thời Hokusai sống:
"...Katsushika Hokusai (Cát Sức Bắc Trai) sinh ngày 31.10.1760, mất ngày 10. 5. 1849 là một nghệ sĩ Nhật, họa sĩ ukiyo-e và là người chế tạo máy in khắc gỗ trong thời kỳ Edo..."
Nước mình thời đó còn phong kiến lắm, thế giới còn phong kiến lắm, sao tranh của Hokusai đã "đương đại" vậy hè (chưa bàn về bút pháp, chất liệu, chỉ nhìn chủ đề biết liền:
"...15 cuốn manga của ông đã ảnh hưởng nhiều đến loại truyện tranh hiện đại sau này, mang cùng tên manga. Trong ảnh: tranh vẽ trong sách Manga của Hokusai..."
Hoan hô Cát Sức Bắc Trai - nghệ sĩ đương đại Nhật thế kỷ 19!!!
Ô hô các anh ziai Việt - nghệ sĩ đương đại thế kỷ 21 :-(((
Hoan hô
0:34Tuesday,6.9.2011Đăng bởi: oigioioi
những tác phẩm như vậy sẽ trường tồn lâu dài. Hỡi các bạn được gọi là nghệ sĩ đương đại, hãy nhìn người mà ngẫm lại mình đi. oigioioi ...xem tiếp
0:34Tuesday,6.9.2011Đăng bởi: oigioioi
những tác phẩm như vậy sẽ trường tồn lâu dài. Hỡi các bạn được gọi là nghệ sĩ đương đại, hãy nhìn người mà ngẫm lại mình đi. oigioioi
"...Katsushika Hokusai (Cát Sức Bắc Trai) sinh ngày 31.10.1760, mất ngày 10. 5. 1849 là một nghệ sĩ Nhật, họa sĩ ukiyo-e và là người chế tạo máy in khắc gỗ trong thời kỳ Edo..."
Nước mình thời đó còn phong kiến lắm, thế giới còn phong kiến lắm, sao tranh của Hokusai đã "đương đại" vậy hè (chưa bàn về bút pháp, chất liệu, chỉ nhìn chủ đề
...xem tiếp