Nghệ sĩ thế giới

Triển lãm lớn của Richard Hamilton – cha đẻ dòng Pop Art 24. 10. 12 - 7:54 am

M.Nha dịch và tổng hợp

LONDON – Cho đến lúc mất ở tuổi 89, vào tháng Chín năm 2011, Richard Hamilton vẫn đang lên kế hoạch cho một triển lãm lớn những tác phẩm mới của ông, dành riêng cho bảo tàng National Gallery. Trong ảnh: Richard Hamilton, “The Passage of the Angel to the Virgin”, 2007. Digital montage, Fuji/Oce LightJet on canvas, 120 x 168 cm.

 

Diễn ra từ 10. 10 đến 13. 1. 2013, triển lãm “The Late Works” (Những tác phẩm cuối đời) rất cá tính này là một thông điệp chắc nịch cuối cùng của một trong những nghệ sĩ ảnh hưởng nhất Anh quốc ở thế kỷ 20, gồm 30 bức tranh, được sắp xếp trong một không gian như mê cung (cũng do Richard Hamilton thiết kế). Trong ảnh: Richard Hamilton, Descending Nude, 2006. Oil on Fuji/Oce LightJet on canvas (là gì hả các bạn?), 110 x 73 cm.

 

Bức “Le Chef-d’oeuvre inconnu” (Kiệt tác vô danh – một bức tranh chia làm ba phần, vẽ năm 2011 và được in năm 2012 bằng máy in phun Epson trên nền canvas Hewlett-Packard RHesolution, 112 x 176 cm.

 

Một phiên bản của “Le Chef-d’oeuvre inconnu”. Ngay trước khi mất, Hamilton đang vẽ một bức tranh lớn dựa trên truyện ngắn “Kiệt tác vô danh” của Honoré de Balzac. Khi biết rằng mình sẽ không sống cho đến khi hoàn tất tác phẩm, Hamilton quyết định rằng triển lãm tại National Gallery – triển lãm lớn đầu tiên tính từ ngày ông mất – sẽ phải giới thiệu những phiên bản khác nhau và lớn khổ của tác phẩm này, dùng những hình ảnh từ máy tính rồi vẽ đè lên bằng tay.

 

Một phiên bản nữa của “Kiệt tác vô danh”. In bằng máy in phun Epson trên nền canvas Hewlett-Packard RHesolution, 112 x 176 cm.

 

Năm 2011, khi Richard Hamilton qua đời, thế giới nghệ thuật như đã mất đi “cha đẻ của dòng Pop Art”. Ông không những có tài, mà trí tuệ còn thuộc hàng xuất chúng. Trong ảnh: bức “Hotel du Rhone, 2005”. Chất liệu: Oil on Fuji/Oce LightJet on canvas, 100 x 100 cm

 

Richard để lại rất nhiều tác phẩm thuộc mọi lĩnh vực: từ tranh vẽ đến tranh in, từ điêu khắc đến typography và các tác phẩm cắt ghép tổng hợp. Theo Gallery Gagosian, ông là một nghệ sĩ đi đầu, với kỹ năng điêu luyện không ai bì kịp, sức sáng tác vô tận, và một uy lực bền bỉ. Trong ảnh: bức “Bathroom – fig.2 II”, 2005-06. Oil on Fuji/Oce LightJet on canvas, 100 x 100 cm

 

Năm 1957, trong một bức thư gửi bạn, Richard Hamilton định nghĩa: “Pop Art: mang tính đại chúng, chóng tàn, dễ vứt bỏ, kinh phí thấp, được sản xuất hàng loạt, trẻ trung, dí dỏm, quyến rũ, phóng đại, hào nhoáng, và là một hình thức kinh doanh béo bở”. Trong ảnh: bức “Portrait of a woman as an artist, 2007” (Chân dung một phụ nữ là nghệ sĩ). Oil on inkjet on canvas, 100 x 123 cm

 

Say mê nghiên cứu những công nghệ mới, đặc biệt là in ấn, Richard Hamilton đã xóa nhòa ranh giới giữa “tác phẩm nghệ thuật” và “sản phẩm thiết kế theo lối công nghiệp”. Trong ảnh: bức “The Saensbury Wing”, 1999-2000. Oil on canvas, 59.7 x 82 cm.

 

Vào cuối những năm 1970s, Richard Hamilton hợp tác với Dieter Roth cho ra một loạt “sản phẩm”. Ông đã làm người ta thay đổi quan niệm “tác phẩm là của một người làm ra.” Trong ảnh: bức “The passage of the bride” (Hành trình của cô dâu, 1998-99). Oil on cibachrome on canvas, 102 x 127 cm – tác phẩm này thì có một tác giả duy nhất là Hamilton.

 

*

Mời các bạn đọc thêm về Richard Hamilton:

– Vĩnh biệt Richard Hamilton – cha đẻ của dòng Pop Art   
– Triển lãm lớn của Richard Hamilton – cha đẻ dòng Pop Art

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả