|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhNghệ thuật vùng ngoại vi: Đằng nào cũng chết? 03. 11. 11 - 10:05 amPhạm Huy Thông(SOI: Đây là cmt cho bài “Triển lãm cực kitsch ‘Indonesian Eye” chẳng gây ấn tượng gì“. Soi xin đưa lên thành bài. Tên bài do Soi đặt.)
Đúng là đi xem nghệ thuật, nhất là thứ nghệ thuật không nịnh mắt thì người xem cần phải có lượng kiến thức nhất định. Không biết người viết bài này là giáo sư tiến sĩ về nghệ thuật Tây hay không nhưng hiểu biết về Châu Á hay chí ít về Indonesia của ông/bà ta là con số không. Bởi thế những lời chê bai trở thành ấu trĩ ngu ngốc. Ví dụ 1: Bruce Lee (Lý Tiểu Long), người thậm chí thay đổi cả tư duy phim võ thuật của Hollywood mà lại viết là Jackie Chan (Thành Long), người đại diện cho sự hợp tác giữa điện ảnh Đông – Tây thế hệ sau. Ví dụ 2: Tôi đã xem nhiều phiên bản sắp đặt của tác giả “War of Java…” trong đó có tác phẩm lớn hơn bày ở Ossage Gallery, Singapore hai ba năm trước. Toàn bộ sắp đặt tạo không khí bức xúc, trấn áp của chiến tranh. Những nhạc cụ quân đội như trống, chiêng la thỉnh thoảng lại được máy móc gõ lên. Những nhân hình xếp hàng duyệt binh đôi khi được máy móc làm cử động như những bóng ma từ lịch sử sống lại… Nhưng người viết vì hiểu biết số không và sự vô cảm cao độ, đã tuôn ra những bình luận lố bịch.
Các bạn đọc Soi đang không hiểu sao tôi lại đi bàn chuyện của môt khoai Tây và dân Indonesia? Bởi vì tôi hay nghĩ quàng sang chuyện mình. Thử nghĩ xem, một nhân vật như tác giả bài này, nhỡ đâu có tiếng, nhỡ đâu được nhiều người đọc thì đúng là các củ Nghệ Indonesia triển lãm ở Anh bị… dìm hàng có tổ chức rồi. Bọn khoai Tây nó ít khi làm gì không mục đích. Bọn nó chê là có mưu đồ đấy. Nếu nghệ Indonesia không thoát thì nghệ Việt nam cũng có may mắn hơn? Trong một cuộc thảo luận về sự phát triển của nghệ thuật Indonesia tại Singapore Art Stage. Các chuyên gia nói rằng nghệ thuật Indonesia có yếu điểm do lịch sử để lại. Các nhà sưu tập trong nước của Indonesia quá hăng hái trong việc sưu tầm tác phẩm nội địa, khiến tác phẩm nghệ thuật của Indonesia ít có đường ra với quốc tế (ra hết cũng chết mà không ra tị nào cũng chết). Nghệ sĩ Indonesia vì thế cũng lười đi triển lãm, đi trại, đi quảng bá văn hoá ra thế giới. Cho đến khi các tên tuổi nổi tiếng Indonesia bắt đầu được thế giới tìm đến thì giá đã quá cao. Cái duyên bị lỡ mất. Việt Nam đang ở tình trạng ngược lại, nghệ sĩ tuy nghèo nhưng thỉnh thoảng bán được tranh cho nước ngoài với giá đô la nên vẫn tồn tại được. Tuy nhiên đơn giá cho mỗi tác phẩm (của hoạ sĩ trẻ) vì thế hơi cao (so với giá khu vực Đông Nam Á). Điều này giảm sức hấp dẫn tới người mua Việt, những người đang tò mò muốn mua nghệ thuật. Tất nhiên đây không phải lý do chính khiến họ không mua, quan trọng là cái trong đầu họ kìa? Bởi vậy việc giá cả tôi không thấy lo lắng lắm, thị trường rồi sẽ tự điều chỉnh. Cái lo về lâu về dài là giống Indonesia, nhỡ đâu các bố đại gia Việt tự nhiên chán bóng đá, hoa hậu, phi cơ chuyển sang săn lùng nghệ thuật, đẩy giá lên cao vống thì nghệ thuật Việt Nam lúc đó đã kịp bám rễ với quốc tế chưa. Các kênh quảng bá văn hoá phụ trợ như điện ảnh, du lịch ở Việt Nam thì vẫn lôm côm và rẻ tiền lắm, không làm sang nghệ thuật tạo hình lên được.
* Bài liên quan: – Triển lãm cực kitsch ‘Indonesian Eye” chẳng gây ấn tượng gì Ý kiến - Thảo luận
10:25
Friday,4.11.2011
Đăng bởi:
PHAM QUOC TRUNG
10:25
Friday,4.11.2011
Đăng bởi:
PHAM QUOC TRUNG
Phạm huy Thông nói rất chí lý.
Nhưng cái quan trọng nhất vẫn là có một chiến lược kích cầu phát triển thị trường nghệ thuật nội địa, giáo dục nâng cao thị hiếu thảm mỹ tầm quốc gia của nhà nước thì may ra mới có những thay đổi bề rộng thực sự. Các đại gia Việt nếu có quan tâm thì cũng chẳng là bao, chỉ như ném đá ao bèo vì khi người ta không hiểu, Không "yêu" thì chẳng ai mặn mà săn tìm,nuôi dưỡng, o bế một Mầm hay chồi nghệ thuật nào cả. Bao giờ những người có trách nhiệm tự nhiên thấy chán và không cho làm hình thức tượng đài xấu xí, kềnh càng, bao giờ người dân có nhu cầu tự nhiên là đi xem bảo tàng vào các ngày rảnh rỗi, Công sở và nhân dân mua tác phẩm mỹ thuật để trang trí trong nhà (thay vì ảnh phong cảnh Thái , Tàu phóng to như hiện nay), bao giờ các nghệ sĩ tự thấy là việc làm tượng đài xấu xí, vẽ tranh nhái phải bị tẩy chay, bao giờ các nhà phê bình nghệ thuật khiêm tốn và thực sự là bạn đồng hành tin cậy của nghệ sĩ và công chúng với kiến thức đáng tin cậy, bao giờ con cháu chúng ta không phải "được" thừa hưởng những chương trình giáo dục Văn- Thể- Mỹ như cách hiện nay... thì lúc đó may ra giá trị của nghệ thuật thị giác và các nghệ sĩ mới được...tính đến.
7:18
Friday,4.11.2011
Đăng bởi:
Phạm Huy Thông
Comment trước tớ viết nhầm, phải viết là: "..thắp hương cầu cho lạm phát đừng vén lên, kinh tế đừng tụt xuống..."
...xem tiếp
7:18
Friday,4.11.2011
Đăng bởi:
Phạm Huy Thông
Comment trước tớ viết nhầm, phải viết là: "..thắp hương cầu cho lạm phát đừng vén lên, kinh tế đừng tụt xuống..."
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Nhưng cái quan trọng nhất vẫn là có một chiến lược kích cầu phát triển thị trường nghệ thuật nội địa, giáo dục nâng cao thị hiếu thảm mỹ tầm quốc gia của nhà nước thì may ra mới có những thay đổi bề rộng thực sự. Các đại gia Việt nếu có quan tâm thì cũng chẳng là bao, chỉ như ném đá ao bèo vì khi người ta không hiểu, Khôn
...xem tiếp