|
|
|
|||||||||||||
Ở Đâu - Làm Gì17. 1: ĐẠI GIA VIỆT NAM 16. 01. 12 - 8:35 amThông tin từ nghệ sĩ
ĐẠI GIA VIỆT NAM Khai mạc: 17h thứ Ba ngày 17. 1. 2012
“Đại gia” – Những người giàu có nhất – luôn là tiêu điểm của dư luận. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam cũng đã hình thành một tầng lớp như vậy. Người ta luôn quan tâm họ là ai, họ từ đâu đến, họ đang làm gì, họ đi đâu. Thậm chí, người ta còn quan tâm đời tư của họ: Họ ăn gì, mặc gì, chơi gì, yêu đương và giải trí ra sao? Vv… và vv… Vậy khi họa sĩ quan tâm đến đại gia, nó sẽ như thế nào nhỉ? Nói một cách khác, đại gia dưới mắt các họa sĩ, là thế nào? Những câu hỏi này, phần nào được giải đáp với triển lãm “Đại gia Việt Nam” do nhóm 12 họa sĩ trẻ thực hiện tại Hà Nội. Triển lãm “Đại gia Việt Nam” với 12 nghệ sĩ, 12 tác phẩm, 12 thái độ. Với bút pháp, cách tiếp cận khác nhau, họ cùng có mặt trong một hoạt động nghệ thuật cuối năm, giáp Tết âm lịch. Nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng trên thế giới muốn phát triển không thể chỉ nhờ nghệ sĩ. Tầng lớp quý tộc, giàu có và biết thưởng thức nghệ thuật chính là một trong những động lực quan trọng. Họ là những người đầu tư, những “mạnh thường quân”, những người bỏ tiền ra mua tác phẩm nghệ thuật. Trình độ thưởng thức, mức độ quan tâm của tầng lớp giàu có trong xã hội, là một chỉ báo quan trọng về trình độ văn minh của xã hội ấy. Ở một mức độ thiết thực hơn, sự đầu tư cho nghệ thuật nước nhà đến từ tầng lớp “đại gia”, là một nguồn lực đáng kể để thị trường nghệ thuật phát triển. Kinh nghiệm từ Trung Quốc gần đây là một điển hình.
Ở Việt Nam thì sao? Đây là một câu hỏi lớn chưa có lời đáp. Cuộc triển lãm của 12 họa sĩ trẻ mang cái tên gây chú ý “Đại gia Việt Nam” không đơn giản là một cuộc trưng bày một số bức tranh về cùng một chủ đề. Đương nhiên không phải việc minh họa khuôn mặt, dáng hình hay cuộc sống của một số “đại gia” Việt, với xe hơi hàng hiệu, máy bay, biệt thự, du thuyền sang trọng, chó cảnh, cây cảnh siêu đắt và chân dài… Lại càng không phải chiêu câu khách. Có một ý niệm mạnh mẽ ngầm ẩn đằng sau những bức tranh giá vẽ, một câu hỏi, một thách thức, không chỉ với các “đại gia” Việt – người xuất hiện trong tranh, mà cả với chính các nghệ sĩ, và với cả thị trường hội họa đang trong cơn khủng hoảng này. Đây là một hoạt động nghệ thuật đương đại hướng cái nhìn về xã hội chúng ta đang sống, về môi trường nghệ thuật, nơi các nghệ sĩ sống và sáng tác, chịu đựng và thụ hưởng.
* Bài liên quan: – 17. 1: ĐẠI GIA VIỆT NAM Ý kiến - Thảo luận
19:00
Wednesday,18.1.2012
Đăng bởi:
biển
19:00
Wednesday,18.1.2012
Đăng bởi:
biển
thâm sâu cuộc sống là gì? mông lung lắm! việc đại gia việt, được mở ra nó làm ngắn lại cái tư duy mông lung cuộc sống , mông lung vật chất, mông lung của những kẻ muốn thâm sâu, muốn những gì thuộc về phía trên của bầu trời! cám ơn triển lãm những chân dung các đại gia việt nam, để mọi người được biết cuộc sống cần phải thâm sâu? hoặc thâm diễn?
15:43
Wednesday,18.1.2012
Đăng bởi:
HỒNG SƠN CHÚC MỪNG
Đến dự triển lãm của các bạn tôi thấy rõ sức trẻ khỏe trong cách nghĩ cách làm của các bạn, các bạn đang tiến đến gần sự vinh quang, chúc mừng các bạn với cách tư duy mới cho việc vẽ của mình.
...xem tiếp
15:43
Wednesday,18.1.2012
Đăng bởi:
HỒNG SƠN CHÚC MỪNG
Đến dự triển lãm của các bạn tôi thấy rõ sức trẻ khỏe trong cách nghĩ cách làm của các bạn, các bạn đang tiến đến gần sự vinh quang, chúc mừng các bạn với cách tư duy mới cho việc vẽ của mình.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp