Khai mạc ĐẠI GIA – Đông, vui, nhưng vắng đại gia
18. 01. 12 - 8:21 pm
Bài & ảnh: B&G
.
ĐẠI GIA VIỆT NAM Triển lãm của các nghệ sĩ: Các nghệ sĩ: Trần Đình Bình, Nguyễn Thùy Dương, Đỗ Hiệp, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Văn Hổ, Triệu Tuấn Long, Nguyễn Minh Nam, Nguyễn Đức Phương, Nguyễn Hồng Phương, Phạm Tuấn Tú, Nguyễn Tùng, Nguyễn Đình Vũ
Khai mạc: 17h thứ Ba ngày 17. 1. 2012 Thời gian triển lãm: 17. 1 đến 4. 2. 2012 Địa điểm: Nhà triển lãm Hội Mỹ thuật (16 Ngô Quyền, Hà Nội)
Triển lãm Đại Gia Việt Nam của 12 họa sĩ trẻ diễn ra tại 16 Ngô Quyền vào 5h chiều ngày 17.1.2012.
Vừa đến nhà triển lãm 16 Ngô Quyền đã thấy sự sắp đặt chu đáo của các họa sĩ: thảm đỏ được trải từ ngoài cửa vào tận bên trong, như là đám cưới vậy.
Đây, bên trong đỏ rực thế này. Gần 5h đã có người đến xem tranh.
Họa sĩ Triệu Tuấn Long (đeo khăn) đứng sẵn ở cửa đón bạn. Đại gia của anh là Lý Nhã Kỳ.
Đỗ Hiệp (mũ len) và bạn. Bức tranh gần đó vẽ ông Dũng Lò Vôi, chủ của công viên Đại Nam. “Đại gia” mà Đỗ Hiệp vẽ lần này là bầu Đức – chủ tịch CLB Hoàng Anh Gia Lai.
Ngoài đường, Hồng Phương (áo đen) đang nói chuyện điện thoại, Trần Đình Bình (áo nâu khăn đỏ), Nguyễn Minh Nam (áo vest đen, sơ mi đỏ). Hồng Phương vẽ bầu Kiên – người đang đấu nhau căng thẳng với đại gia khác là ông Phạm Nhật Vũ của AVG quanh vụ bản quyền, thương quyền các giải bóng đá Việt.
Ông Bằng Lâm (áo trắng, quần trắng) phó chủ tịch Hội Mỹ thuật, Nguyễn Thùy Dương (áo kẻ ngang), Lê Thiết Cương (áo da quần jeans, tay trong túi quần). Tất cả đều đang đứng đợi bạn bè. Đại gia của Nguyễn Thùy Dương là ông Minh Cát Tiên Sa – người mà báo chí chỉ khai thác mỗi khía cạnh là có rất nhiều vợ đẹp (nhưng phải giỏi thế nào mới có nhiều vợ đẹp thế chứ nhỉ?)
Trong phòng, khách đến sớm lúi húi đọc bảng chú thích tên tranh. Đây là bức của Nguyễn Đình Vũ vẽ cặp đôi Cường Đô-la và Hồ Ngọc Hà, theo phong cách tranh gia đình xưa.
Họa sĩ Huy An (ngoài cùng bên trái, mũ len) cũng đến xem triển lãm. Bức tranh trong hình là vẽ đại gia chứng khoán Đặng Thành Tâm – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần phát triển đô thị Kinh Bắc có giá 3.000USD.
Đỗ Minh của LUALA (áo vest ghi) chụp ảnh với pianist Phó An My. Bên cạnh là Nguyễn Văn Hổ (đội mũ, quàng khăn) – họa sĩ vẽ bức Tư không trong triển lãm lần này.
5h30, tất cả được mời ra ngoài để chuẩn bị cho khai mạc triển lãm.
Họa sĩ Bằng Lâm cùng 12 họa sĩ đứng dàn hàng. “Các họa sĩ vẽ các đại gia Việt Nam, và đây là câu hỏi mà các nghệ sĩ vẫn trăn trở: các đại gia đang làm gì, đi đâu và hiện nay các đại gia suy nghĩ gì?…” ông Bằng Lâm nói.
Họa sĩ Đỗ Hiệp lên thay mặt cho nhóm họa sĩ cảm ơn mọi người đã đến tham dự triển lãm.
Sau đó là tiết mục múa lân. Ai cũng thích thú, rõ là không khí Tết gần kề.
Sau khai mạc, mọi người ùa vào xem tiếp. Ít khi thấy triển lãm ở Ngô Quyền mà lại đông vui thế này (trừ vụ Sale Off lần trước).
Rất nhiều người đến xem bức đại gia cùng các cô gái chân dài quây quần bên cạnh.
Bức sơn dầu của Hồng Phương được nhét vừa vặn trong một ngăn kéo. Người nào muốn xem thì phải kéo ngăn bàn ra.
Triển lãm hôm nay đông vui, có lẽ vì cái tít rất kêu: “Đại Gia Việt Nam”, khiến cả những người bình thường, không liên quan đến nghệ thuật, cũng thấy thích thú và muốn xem; xem thử 12 bức chân dung vẽ những nhân vật nổi tiếng trong xã hội hiện nay được khắc họa như thế nào. Hi vọng, các đại gia có trong tranh sẽ sớm đến triển lãm, trước là để xem, sau là nếu thấy vui thì mua về treo trong nhà mình.
Mười hai bức tranh:
Nguyễn Đình Vũ – “6789” – Acrylic. Giá: 1 xe hơi Kia Morning 1.0 AT 2010. Vẽ Cường Đô-la và Hồ Ngọc Hà.
Nguyễn Xuân Hoàng – “Khát vọng không khiêm tốn” – Sơn dầu. Giá: 12.000USD. Vẽ Đặng Lê Nguyên Vũ – chủ café Trung Nguyên.
Nguyễn Đức Phương – Xuất – Acrylic. Giá: 2.000USD. Vẽ Trương Gia Bình – Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT.
Đỗ Hiệp – “Tranh để làm gì” – Chất liệu tổng hợp – Giá: 1 tháng lương cầu thủ Kia Tisak. Bầu Đức – chủ tịch CLB Hoàng Anh Gia Lai.
Nguyễn Tùng – “Hổ phương Nam” – Sơn dầu. Giá : 000000 tùy khách, chỉ bán cho một người. Vẽ ông Dũng Lò Vôi, chủ Đại Nam.
Phạm Tuấn Tú – “Số duy nhất” – Acrylic. Giá thương lượng. Vẽ Võ Quốc Thắng – Chủ tịch CLB Đồng Tâm Long An.
Triệu Tuấn Long – “Gió” – Sơn dầu. Giá: 5714.28USD. Vẽ Lý Nhã Kỳ.
Trần Đình Bình – “Trung tá” – Sơn mài. Giá: 5000USD. Vẽ ông Đào Hồng Tuyển của đảo Tuần Châu.
Nguyễn Minh Nam – “Sự logic” – Sơn dầu. Giá: 3000USD. Đặng Thành Tâm – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần phát triển đô thị Kinh Bắc.
Nguyễn Văn Hổ – “Tư không” – Sơn dầu. Giá: Tiền thuê 100m2 sàn tại Vincom. Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch tập đoàn Vincom.
Nguyễn Hồng Phương – “Trong và ngoài” – Sơn mài, dầu, ngăn kéo. Giá : Tiền thuê 100m2 sàn tại Vincom. Vẽ bầu Kiên (Hà nội ACB)
Nguyễn Thùy Dương – Không đề tên – Sơn dầu. Giá: thương lượng. Vẽ ông Minh Cát Tiên Sa.
Tại sao lại phải vẽ về đại gia Việt Nam (kể cả là đại gia nước ngoài)? Họa sỹ hết chủ đề để khai thác? Mục đích của triển lãm?
“Các họa sĩ vẽ các đại gia Việt Nam, và đây là câu hỏi mà các nghệ sĩ vẫn trăn trở: các đại gia đang làm gì, đi đâu và hiện nay các đại gia suy nghĩ gì?...”
Tại sao phải quan tâm và trăn trở về đại gia trong khi không tự ...xem tiếp
22:06Saturday,28.1.2012Đăng bởi: Gái
Tại sao lại phải vẽ về đại gia Việt Nam (kể cả là đại gia nước ngoài)? Họa sỹ hết chủ đề để khai thác? Mục đích của triển lãm?
“Các họa sĩ vẽ các đại gia Việt Nam, và đây là câu hỏi mà các nghệ sĩ vẫn trăn trở: các đại gia đang làm gì, đi đâu và hiện nay các đại gia suy nghĩ gì?...”
Tại sao phải quan tâm và trăn trở về đại gia trong khi không tự đặt câu hỏi với bản thân mình ? Tôi là ai? Tôi đang làm gì? Tôi đang đi đâu? Tôi suy nghĩ gì????
“Các họa sĩ vẽ các đại gia Việt Nam, và đây là câu hỏi mà các nghệ sĩ vẫn trăn trở: các đại gia đang làm gì, đi đâu và hiện nay các đại gia suy nghĩ gì?...”
Tại sao phải quan tâm và trăn trở về đại gia trong khi không tự
...xem tiếp