Nghệ sĩ Việt Nam

Bộ tranh “TAY” (Hands Series) 27. 01. 12 - 10:04 pm

Phạm Huy Thông

GIẤC MƠ LẠ
Triển lãm của họa sĩ Phạm Huy Thông

Tiệc cốc-tai khai mạc diễn ra lúc 18h30 ngày 10. 1. 2012
Địa điểm: Văn Phòng Ernst & Young Singapore
One Raffles Quay, Tháp Bắc,
Tầng 18, Singapore

Kết thúc bộ tranh Đồng Bào vào cuối năm 2010, tôi khởi động ngay Hands Series hay gọi tiếng Việt là bộ tranh Tay. Nếu như bộ Đồng Bào dựa trên xương sống là sự biến tấu từ truyền thuyết Âu Cơ đẻ ra trăm trứng để đề cập tới các vấn đề của người Việt, thì bộ tranh Tay lại đặt tham vọng sử dụng một mô típ tạo hình đặc thù để nhắc tới con người (loài người) ở góc nhìn rộng hơn. Tôi muốn xóa bỏ nhân diện cá nhân của các nhân vật, chỉ đề cập họ như là một phần của đám đông (hoặc xã hội), cá tính của họ bị làm mờ và được thay bằng những tính cách chung của con người.

Những nhân vật trong bộ tranh này đều không có đầu, mặt; thay vào đó là những bàn tay với đủ các dáng điệu. Tôi chọn tay để lắp vào những cái cổ không đầu bởi tay là bộ phận cơ thể rất đặc thù chỉ có ở loài người, tay có khả năng rất linh hoạt để biểu hiện thái độ (vui, buồn, tức giận..) và thể hiện biểu tượng (biểu tượng chiến thắng, đồng ý, chửi thề…). Như vậy mỗi nhân vật trong tranh tôi, dù trông bí ẩn hay tinh quái, không chỉ đại diện cho cá nhân mà còn có thể đại diện cho nhóm người, cho một nhóm lợi ích hoặc cho một cộng đồng và lối ứng xử cộng đồng.

Cũng phải nói thêm rằng, các bộ tranh của tôi được sáng tác gối lên nhau. Tức là khi đang làm việc với một bộ tranh này, lại xuất hiện ý tưởng và nhu cầu về một bộ tranh khác. Bộ tranh Tay đã hình thành và được phác thảo kỹ lưỡng từ nửa đầu 2010.

“Money in Hand” (tạm dịch Tiền Trong Tay), sơn dầu, khổ 122x122cm. Đây là bức tranh đầu tiên trong bộ “Tay”. Tranh được vẽ tại khu cư trú nghệ thuật Rimbun Dahan (Malaysia) cùng với 5 bức khác. Trong các bức tranh trước đây tôi đã áp dụng kỹ thuật đắp nổi chữ. Bắt đầu từ bộ “Tay”, tôi thử đắp nổi cả các nét vẽ, giống như nét vẽ chì hình họa hoặc đánh bóng trong truyện tranh.

 

“General Human Hands” (tạm dịch “Tay Chân Của Người”), 2010, sơn dầu, bộ sưu tập Rimbun Dahan.

 

“The Marching Turle” (tạm dịch “Rùa Tiến Bộ”), 2010, sơn dầu, 140x160cm, bộ sưu tập Jaya Prakash. Ở bức tranh này, tay không cắm vào cổ mà cắm thẳng vào hông nhân vật. Có làm sao đâu, đằng nào thì cũng đã quái dị rồi

 

“Tiền ơi về đâu” (“Money-go-round”), 2011, sơn dầu, 160x140cm. Đây cũng là tác phẩm tôi thích nhất trong số những tranh vẽ ở Malaysia. Tựa đề bức tranh được đặt dưới sự gợi ý của giám tuyển Anum Noor, dựa trên cụm từ “merry-go-round” vốn dùng để chỉ vòng quay ngựa gỗ. Tôi cũng muốn giải thích về ý nghĩa tác phẩm lắm, nhưng lần trước làm thế rồi bị chê là không tin vào trình của khán giả nên giờ đành thôi.

 

Năm tháng làm việc tại Hàn Quốc, tôi vẽ thêm được 8 tác phẩm sơn dầu, hai tác phẩm acrylic và mầu nước trên giấy và rất nhiều phác thảo.Tác phẩm này có tên là “…”, dịch ra tiếng Việt là “…”, 2011, sơn dầu, 150x200cm, được vẽ tại trại cư trú Haslla và được giữ trong bộ sưu tập của Haslla.

 

“Chiếc Lá Cuối Cùng” (lại chủ đề môi trường?), 2011, màu nước, bút mực pigment, acrylic trên giấy không axit, 40.6 x 50.8cm.

 

Sống xa tổ quốc, hàng ngày vào mạng đọc tin tức, thấy Trung Quốc o ép Việt Nam nhiều chuyện, nhất là quanh vấn đề biển Đông, lại thấy các nhân sĩ trí thức đi biểu tình đầy nhiệt huyết, tôi chuyển hướng bộ tranh “Tay” sang một đề tài mới: tranh chấp biển đảo ở Biển Đông nói riêng và châu Á nói chung.

“Biển Nặng”, 2011, sơn dầu, 140x160cm. Tính đến thời điểm này, nhiều nghệ sĩ Việt Nam đã bước đầu đề cập đến vấn đề Biển Đông trong các sáng tác của mình. Mỗi người tiếp cận đề tài và triển khai tác phẩm theo một cách khác nhau. Tôi tiếp cận với đề tài biển Đông theo cách nhìn vào số phận của những con người nhỏ bé trước vòng xoáy của lịch sử. Tôi thấy, sau tất cả những bể dâu, với những người chiến thắng được ngợi ca và những kẻ chiến bại bị sỉ nhục, thì số phận của những người dân bé nhỏ vẫn là đáng để nghệ sĩ (không phải cán bộ văn nghệ) quan tâm hơn cả.

 

“Một Cuộc Hiến Tế”, 2011, sơn dầu, 140x160cm. Tác phẩm này có cả tay người và “tay” cua.

 

“Giấc Mơ Lạ” số 02, 2011, sơn dầu, 140cm x 160cm. Tên tác phẩm được lấy làm tên triển lãm cá nhân của tôi hiện đang bày ở Singapore.

 

Để xem thêm các tác phẩm, xin mời các bạn vào Fb của tôi hoặc vào www.thonghello.multiply.com

 

*

Bài liên quan:

– 10. 1: Làm sao xem GIẤC MƠ LẠ của Phạm Huy Thông?
– Khai mạc GIẤC MƠ LẠ

– Bộ tranh “TAY” (Hands Series)

– Thử “đọc” tranh Thông trong bộ Tay

– Bộ tranh TAY – Lần này tranh anh Thông giống tranh anh nào?

Ý kiến - Thảo luận

17:43 Sunday,29.1.2012 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Gửi bạn Mặc Nhân.
Tớ cực thích comment của bạn. Nghe sướng cả cõi lòng. Đương nhiên trên cái diễn đàn toàn thiên hạ nhìn vào này. Tớ không dám nói là tán thành hay phản đối những phân tích của bạn. Có lẽ bạn hiểu vì sao.
Cực kỳ cảm ơn bạn đã quan tâm.
...xem tiếp
17:43 Sunday,29.1.2012 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Gửi bạn Mặc Nhân.
Tớ cực thích comment của bạn. Nghe sướng cả cõi lòng. Đương nhiên trên cái diễn đàn toàn thiên hạ nhìn vào này. Tớ không dám nói là tán thành hay phản đối những phân tích của bạn. Có lẽ bạn hiểu vì sao.
Cực kỳ cảm ơn bạn đã quan tâm. 
16:23 Sunday,29.1.2012 Đăng bởi:  Mặc Nhân
Trước hết tôi xin nghiêng mình kính nể Phạm Huy Thông (PHT) bởi những tác phẩm của bạn thể hiện sự làm việc hăng say, kỳ công với những tác phẩm của mình.

Bạn PHT dùng hình ảnh “Tay” thay cho đầu người,với ý… “xóa bỏ nhân diện cá nhân của các nhân vật, chỉ đề cập họ như là một phần của đám đông (hoặc xã hội), cá tính của họ bị làm mờ và đư
...xem tiếp
16:23 Sunday,29.1.2012 Đăng bởi:  Mặc Nhân
Trước hết tôi xin nghiêng mình kính nể Phạm Huy Thông (PHT) bởi những tác phẩm của bạn thể hiện sự làm việc hăng say, kỳ công với những tác phẩm của mình.

Bạn PHT dùng hình ảnh “Tay” thay cho đầu người,với ý… “xóa bỏ nhân diện cá nhân của các nhân vật, chỉ đề cập họ như là một phần của đám đông (hoặc xã hội), cá tính của họ bị làm mờ và được thay bằng những tính cách chung của con người”, thật lạ và thú vị, người xem có thể hiểu thông qua ngôn ngữ của….bàn tay. Vì vậy, ở đây muốn hiểu rõ tác phẩm thì trước hết ta cần phải biết thêm ngôn ngữ (thông qua dấu hiệu) của…tay người.

1. “Money in Hand” (Tiền Trong Tay), mà ngầm hiểu là… kẻ có lắm tiền thì nhiều quyền (và ngược lại) nên chỉ tay… một ngón; còn bức “General Human Hands” (Tay Chân Của Người) thì tôi không biết ông “Tướng” to con kia với bàn tay xòe ra như thế là có ý gì. Trông như nửa muốn hù dọa, nửa như đang chầu chực tóm cổ kẻ chống đối. Màu khá đẹp, nhưng tôi thấy bút pháp hơi khô cứng.

2 . “Tiền ơi về đâu” (Money-go-round): ý tưởng khá rõ, con chim mẹ tha tiền về tổ cho đàn con ăn (nhậu), chứ về đâu nữa.Có điều sau khi chúng no nê rồi thì có làm được ích gì cho xã hội không, hay là khi có việc thì chúng lại chỉ qua chỉ lại như…bức tranh bên dưới (gam màu đỏ, những bàn tay chỉ chéo nhau (không thấy để tên).

3. “Biển Nặng”: Tôi thích bức này, theo cách nghĩ của tôi thì cái tên “Biển nặng” chưa… đã lắm, kể cả ý nghĩa về tác phẩm như bạn đã nói trên: thắng vinh, thua nhục là chuyện hiển nhiên,đã có kẻ “thắng” thì có người “bại”. Tôi nghĩ, cái đáng nói là sau cuộc chiến thì… cả hai đều có mất mát lớn về người và của cũng như “hậu quả” của nó. Ai mất mát? đó là những người mẹ, ai mất của? đó là những người dân, ai phải “gánh chịu”, những tàn tích sau chiến tranh? Đó là…những con cháu chúng ta. Tôi không đọc được những chữ mà P.H.T viết lên bức tranh này, nên “góp ý” bây nhiêu cho zui vậy. Nói thêm chút là khi xem bức này tôi vẫn có cảm giác phân vân không rõ PHT vẽ mặt biển hay là bãi biển, mặc dù có…gợn sóng.

4. “Một Cuộc Hiến Tế” là tác phẩm khá “thâm” về ý, tiếc là PHT không giải thích tác phẩm này (cũng như tác phẩm “Giấc mơ lạ” số 2.). Tôi thử “đoán mò” về ý của tác phẩm trên, các bạn và PHT xem có “trúng” phần nào không nhé. Tôi thấy con cua…biển Đông khổng lồ quái dị , nó vươn hai tay lẫn hai càng chuẩn bị “sực” những “con mồi” đang trên dĩa… “sàn đấu”. Những con người nhỏ bé kia dù có thắng hay thua cũng nằm trong…dĩa, là món ăn của gã cua khổng lồ. Hàng chục dòng chữ viết trên tác phẩm này… tôi cũng đã đọc ra được hai dòng: “Hởi kẽ thắng người thua” , “ sẽ không ai thoát”. Đặc biệt điểm nhấn của tranh này chính là cái… lưỡi. Tôi ngẫm khá lâu mới suy đoán rằng có thể PHT muốn tà cái “lưỡi bò”, (nói đến biển Đông thì thường nhắc đến từ “lưỡi bò”), con cua khổng lồ có cái “lưỡi bò” thè dài ra, nó đang rất “thèm khát” món “mồi” trên bàn tiệc. À, mà sao mình thấy có mấy con ruồi nó bu trên dĩa nữa? chuyện “ruồi bu” này thì tôi… đoán không ra. Hi.

5. Bức “Giấc mơ lạ”: bố cục này tôi không thích lắm, do PHT tính kỹ quá, nên “cắt” mặt biển ở dưới hai góc tranh, vô tình hay cố ý …biến mặt biển như một tấm nệm mỏng, làm mất đi tính “sâu thẳm” của đại dương. Cái tôi thích ở đây chính là “giấc mơ” của PHT. Phải chăng anh mơ… con tàu lạ khổng lồ hung tợn kia nó bị “xiềng lại”, và…bất lực? để con tàu nhỏ của anh được “thuận buồm xuôi gió”?

6. “Rùa Tiến Bộ”(The Marching Turle): bức này màu đẹp thật ( hơn hẳn các bức còn lại, tôi nghĩ thế), nhưng ngặt cái là về ý nghĩ thì tôi…không suy đoán được gì, ngay cả cái tên tranh.
Tôi thử đưa ra vài ý này nhờ PHT và các bạn giải thích giùm:
- Rùa là con vật linh (một trong Tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng) trong văn hóa Việt. Các bạn thường thấy trong chùa, miếu, và cả ở…Hồ Gươm. Nói chung, con Rùa mang một hình ảnh rất thiêng liêng trong tâm thức người Việt.
Vậy trong bức tranh này PHT vẽ một bồn cầu (tôi đoán thế), nhìn kỹ có một ống dẫn từ bồn cầu vào thân con rùa, và một anh … ngồi ị bên trên, quần xanh tuột xuống chân, có vỏ súng ngắn mang bên ngoài, trông rùa thật tội nghiệp vì bị…xỏ mũi. Như vậy là nói lên điều gi? Hay là PHT muốn nói đến nét Văn hóa Việt đang bị… ô nhiễm? Vậy thì ai làm ô nhiễm? người ngồi trên, tay cầm cương rùa là ai?

Năm mới, cảm ơn Soi và PHT đã cho xem tranh, lại được chia sẻ vài lời cho…rôm rả đầu xuân.
 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Mỹ học vị quan hệ (phần 2)

Nicolas Bourriaud - Như Huy dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả