Thị trường

INDIA ART FAIR 4: Sau ba năm vươn lên hàng danh giá 02. 02. 12 - 7:19 am

Hữu Khoa dịch

Một khách tham quan đứng cạnh một tác phẩm của nghệ sỹ Ravinder Reddy tại India Art Fair (Hội chợ nghệ thuật Ấn Độ) lần thứ tư, tại New Delhi, hôm 28. 1. 2012. Hội chợ này tập trung vào nghệ thuật đương đại và hiện đại, diễn ra trong bốn ngày, từ 26 đến 29. 1. 2012. Ảnh: Anindito Mukherjee

Tác phẩm của nghệ sĩ người Anh Jeff Robb trưng bày tại India Art Fair lần thứ tư. Ngày trước, hội chợ này có tên India Art Summit, chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa. Kỳ thứ ba (hồi 2011) chẳng hạn, trong 4 ngày mà thu hút 128.000 khách. Năm nay, 80% gallery tham gia thông báo bán buôn rất tốt, và có đến 30-40% nhà sưu tập là mới toanh.

Một tác phẩm có tên Shade của nghệ sĩ người Úc Sam Jinks trưng bày tại India Art Fair lần thứ tư. Chỉ sau có ba kỳ (ba năm, India Art Fair đã củng cố được vị trí của mình là một trong những hội chợ nghệ thuật lớn nhất vùng.

Một khách tham quan ngắm tác phẩm của Pablo Picasso trưng bày trong India Art Fair 4 tại New Delhi. Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất với dân số có thu nhập cá nhân cao, một đội ngũ các nhà sưu tập ngày càng nở rộng, ngày nay Ấn Độ đang từng bước trở thành một trung tâm quan trọng của thị trường nghệ thuật thế giới.

 

Hội chợ Nghệ thuật Ấn Độ (India Art Fair) từ nay sẽ là một địa điểm, một cái tên mà bạn nên đánh dấu vào lịch.

Vươn lên thành một trong những triển lãm nghệ thuật lớn nhất ở Nam Á, hội chợ này, đến lần thứ IV, đã chuyển từ quy mô nội địa sang quy mô quốc tế, với nhiều nghệ sĩ, giám tuyển, nhà phê bình, nhà buôn tranh, và nhà sưu tập đến từ khắp thế giới; 91 gallery từ 20 quốc gia, đại diện cho hàng ngàn nghệ sĩ hiện đại và đương đại.

Hội chợ năm nay vì thế có cả những tác phẩm của các “ông kễnh” như Marc Chagall, Salvador Dali, Jean Miro và Pablo Picasso. Rồi các nghệ sĩ đương đại đình đám nwh Marina Abramović, Antony Gormley, Mona Hatoum, Damien Hirst, Louise Bourgeois.

Đây là một dịp để những nhà buôn tranh, những nhà trưng bày nội địa bắt mối thêm với những đối tác nước ngoài, mở rộng thị trường ra hơn nữa.

Giám đốc hội chợ năm nay vẫn là bà Neha Kirpal, cũng là nhà sáng lập hội chợ. Tháng Sáu năm ngoái (2011), bà đã bán 49% cổ phần của hội chợ này cho hai nhà đầu tư nước ngoài là Sandy Angus và Will Ramsay – hai nhà đồng sáng lập của Hong Kong Art Fair.

Nhưng niềm tự hào lớn nữa của bà Kirpal là lần này một số gallery quốc tế đã trưng bày tranh của các nghệ sĩ Ấn. “Rất hay khi dân Ấn được xem các gallery tiếng tăm đem tranh Ấn về bày lại trong nước,” bà nói.

Biến hội chợ này thành hội chợ quốc tế, cũng là tạo cơ hội cho người yêu nghệ thuật có dịp gặp mặt các nghệ sĩ, giám tuyển, nhà phê bình và chuyên gia tại các diễn đàn. 30 cuộc tọa đàm được mở ra cho công chúng, với 54 diễn giả khắp thế giới.

Không gian triển lãm rộng hơn 129.000 feet vuông, do công ty 20:20 Event của Anh đảm trách – cũng là công ty dựng rạp cho Frieze Art Fair ở London. Thiết kế phối cảnh là một tác giả Ấn Độ có tên Sumant Jayakrishnan.

“Chúng tôi làm với chi phí rất thấp. Dùng thép đối lập với len; dùng rất nhiều màu Ấn đôi chọi với xám nhạt,” Jayakrishnan nói. Chi phí nghe đâu là 1.3 triệu USD.

Bảo vệ rất nghiêm ngặt vì tổng giá trị các tác phẩm lên tới 14 triệu USD. Có camera quan sát 24/24 và 200 nhân viên đi vòng vòng canh chừng.

“Unexpected Revelation 10” (Mặc khải bất ngờ) (2011) của Roy Thomas, sơn dầu. Tác phẩm trong India Art Fair 4

“Mongolian Contortionist” (Người uốn dẻo Mông Cổ) (1991) của Stephane Graff

“Fragment Series, Edition of 12” (Chuỗi phân đoạn, bản thứ 12), 2011 của Lionel Smit

Untitled (Không đề, 2011) của Vinita Dasgupta, acrylic trên canvas

Ý kiến - Thảo luận

10:20 Thursday,2.2.2012 Đăng bởi:  admin
Em-co-y-kien ơi, Soi lại nghĩ "Fragment Series" là "Chuỗi tác phẩm dở dang". "Fragment" cũng là tác phẩm dở dang...
...xem tiếp
10:20 Thursday,2.2.2012 Đăng bởi:  admin
Em-co-y-kien ơi, Soi lại nghĩ "Fragment Series" là "Chuỗi tác phẩm dở dang". "Fragment" cũng là tác phẩm dở dang... 
9:43 Thursday,2.2.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Theo em, “Fragment Series" có thể gọi là loạt tác phẩm "Các mảnh vỡ", có thể hợp hơn chăng?
...xem tiếp
9:43 Thursday,2.2.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Theo em, “Fragment Series" có thể gọi là loạt tác phẩm "Các mảnh vỡ", có thể hợp hơn chăng? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả