Khai mạc: 16h30 ngày thứ Ba 14. 2 Từ 14. 2 đến 18. 2. 2012 Tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc (49 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Nhân kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Hàn, tại trung tâm Văn hóa Hàn Quốc đã có một cuộc triển lãm giao lưu. Tò mò, vì không biết sự kiện này có đủ quan trọng để thay đổi cách trưng bày lem nhem cố hữu của trung tâm này không… Gần 4h30 chiều, ngoài sảnh vào, mọi người vẫn đang chuẩn bị bàn tiệc nhẹ.
Khoảng 5h, người xem bắt đầu đến xem đông, người lớn, trẻ con đủ cả. Phòng triển lãm rõ ràng là sáng sủa hơn rất nhiều.
5h30, triển lãm được khai mạc dưới sân.
Giám đốc trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam là ông Geum Ki Hyunh, người đã đến Việt nam từ năm 2008 và tổ chức rất nhiều cuộc triển lãm giữa hai nước Việt – Hàn trong suốt thời gian qua, lên phát biểu. Ông gửi lời cảm ơn sự góp mặt của các nghệ sĩ hai nước. Ông nói sự góp mặt này đã góp phần rất lớn tới sự giao lưu văn hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực mĩ thuật, nghệ thuật giữa hai nước Việt – Hàn.
Ông Bằng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam lên chúc mừng triển lãm. Ông nói: “ …Đây là một triển lãm đầy ý nghĩa và quan trọng. Giao lưu văn hóa cũng như giao lưu mỹ thuật trong bối cảnh toàn cầu hóa là ước mong của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Làm sao để thể hiện những bản sắc riêng của mỗi quốc gia dân tộc ấy là điều quan trọng nhất của người sáng tạo nghệ thuật. Qua cuộc triển lãm này, tôi thấy mỗi họa sĩ Hàn Quốc cũng như 8 nghệ sĩ Việt Nam đã thể hiện rõ tấm lòng của mình với tổ quốc mình, nhân dân mình …”
Tiếp đến là ông Ngô Quang Nam, đại diện các nghệ sĩ Việt Nam: “… Triển lãm như thế này tạo nên sự giao lưu, hiểu biết lẫn nhau không chỉ trong giới họa sĩ mà trong nhân dân hai nước. Chúng tôi cho rằng tiến tới chúng ta tiếp tục nên có những cuộc triển lãm như thế này, không những được tổ chức ở Việt Nam mà còn có thể tổ chức tại Hàn Quốc”. (Có người đứng cạnh tôi cười khì khì, để các họa sĩ Việt Nam này mà đại diện sang Hàn thì nguy, nguy to!)
Bà Han Hyang Lim, đại diện phía Hàn Quốc lên giới thiệu qua về các họa sĩ tham gia triển lãm. Đó là các họa sĩ và giáo sư đến từ các trường đại học của Hàn Quốc, với mục tiêu “làm sao phát triển ngành mỹ thuật. Đặc biệt như tôi đến từ bảo tàng gốm, thì làm thế nào để các nước khác, người dân trên toàn thế giới đều có thể tìm hiểu về gốm truyền thống của Hàn Quốc, đồng thời có thể chia sẻ để phát triển ngành nghề truyền thống đó.”
Khai mạc xong, khách tỏa vào xem tác phẩm. Những ai đã xem trước đó thì ở lại ngoài sảnh dự tiệc nhẹ của trung tâm.
Trong phòng triển lãm, tầng 1 là các tác phẩm gốm của Hàn Quốc, được bày rất sáng sủa.
The garden – Jang Jin
The second puzzle 2012-2 – Lee Myung Ah
The second puzzle 2012-2 – Lee Myung Ah
Venus the Brave – Min, Gi Hi
Muốn có catalogue giới thiệu kèm hình ảnh các tác phẩm gốm thì phải lên tầng 2. Catalogue được bày trên một cái bàn.
Ở tầng 2 cũng có các tác phẩm gốm của Hàn Quốc, nhưng cạnh đó còn có tranh của các họa sĩ Việt Nam nhà mình.
Có một bức phù điêu gốm Hàn Quốc được đặt bên trong khung trắng. Màu xanh dịu nhẹ của gốm làm người xem như bị hút vào.
Đó là tác phẩm “Summer mountain” (Núi mùa hè) của Han Hyung Lim
Cup (Cốc) của Ro Hae Sin
“From circle 3” của Ro Hae Sin
“Manyfun figures 2011-2012” của Kim Jong In
“From circle 1” của Ro Hae Sin
Còn đây là khu vực trưng bày tranh của các họa sĩ Việt Nam.
Họa sĩ Trần Hậu Yên Thế, một trong 8 họa sĩ Việt Nam tham gia triển lãm lần này.
Lần này Yên Thế mang đến bức “Chân dung Văn Cao”
Nếu như các nghệ sĩ Hàn Quốc rất thống nhất trong những thứ mang tới trưng bày, thì tranh của nghệ sĩ Việt Nam có phần “hỗn độn”, khiến phòng trưng bày hơi giống những phòng bán tranh ở các phố trung tâm. Trong ảnh là bức “Tự vẫn” của Vũ Bạch Liên.
“Thả diều” của Nguyễn Văn Cường
“Bình yên” của Chu Việt Cường
“Khỏa thân và hai con mèo con” của “Đoàn Hồng” nhìn rất “phô”
“Ngủ giữa ngày” (Sleeping in the middle day) của Đoàn Hồng
“Chọi trâu” của Nguyễn Văn Cường
“Du kích” của Ngô Quang Nam
“Sự sống quanh tôi“ của Công Quốc Thắng
“Đom đóm trong thành phố” của Vũ Bạch Liên
Tóm lại là đi xem xong về thấy vui hơn, một là phòng triển lãm đã tốt hơn (giá sơn trắng mấy nẹp chân tường nữa thì tốt quá, sẽ khiến căn phòng được rộng hơn), hai là được xem gốm Hàn Quốc thật thanh nhã. Các bạn ở Hà Nội nhớ ghé qua xem nhé.
Đây thực ra là một bài ký họa thực tập của hs Ngô Quang Nam năm 1961, vì nhiều lý do bức ký họa đã trở thành một kiệt tác để đời đánh dấu sự nghiệp sáng tác của hs. Bức vẽ nói lên được rằng chiến sỹ ta có sức khỏe phi thường vác trung liên nhẹ như vác AK. Trong bức vẽ có chi tiết 2 bàn tay đều là tay phải,thật tài tình ở đây họa sỹ đã khéo léo chỉnh ...xem tiếp
13:12Friday,17.2.2012Đăng bởi: Pham Hoang Ha
Đây thực ra là một bài ký họa thực tập của hs Ngô Quang Nam năm 1961, vì nhiều lý do bức ký họa đã trở thành một kiệt tác để đời đánh dấu sự nghiệp sáng tác của hs. Bức vẽ nói lên được rằng chiến sỹ ta có sức khỏe phi thường vác trung liên nhẹ như vác AK. Trong bức vẽ có chi tiết 2 bàn tay đều là tay phải,thật tài tình ở đây họa sỹ đã khéo léo chỉnh sửa lại chi tiết này để khác với bản gốc, không lại bị cho là chép bài, thật là đáng khâm phục. Tôi cho rằng đây là một tác phẩm điển hình có thể đưa vào làm bài mẫu mực trong các trường mỹ thuật hoặc lưu giữ tại bảo tàng. Mong rằng sẽ càng được xem nhiều những tác phẩm như vậy của các họa sỹ.
12:44Friday,17.2.2012Đăng bởi: ANH-CÓ-Ý-KIẾN
Ký hoạ của bác QUang Nam có cái báng súng tì ngay vào giữa cổ. Bóp cò mà nó giật ngược 1 cái thì đi gặp ... các cụ Các Mác Lê Nin nhanh lắm....
Haiz ... ...xem tiếp
12:44Friday,17.2.2012Đăng bởi: ANH-CÓ-Ý-KIẾN
Ký hoạ của bác QUang Nam có cái báng súng tì ngay vào giữa cổ. Bóp cò mà nó giật ngược 1 cái thì đi gặp ... các cụ Các Mác Lê Nin nhanh lắm....
Haiz ...
...xem tiếp