|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnTôi là một người may mắn! 12. 03. 12 - 5:06 pmPhạm Thái Bình. Ảnh: Tịch RuKHOẢNH KHẮC BỊ LÃNG QUÊN Khai mạc: 17:00, Chủ nhật ngày 11. 3. 2012
Tôi là một người may mắn! Tôi làm công việc này khi nó khiến tôi là chính mình, công việc mà tôi có thể thực hiện một cách tốt nhất. Tôi thích thiên về tính tích cực, nhận biết về cuộc đời vượt ra khỏi đời sống xã hội, thể chế chính trị như cảm giác con người đứng trên đỉnh núi một mình đối diện với thiên nhiên hùng vĩ… bỏ lại những bộn bề sau lưng, “duy ngã độc tôn” cảm thấy mình như một phần của vũ trụ. Những nhân vật trong các tác phẩm của tôi là những người dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam, không cụ thể một dân tộc nào… qua sự ngưỡng mộ với cách mà họ đối diện với nhiều mặt khó khăn, cô độc, thiếu thốn… của cuộc sống. Ngạc nhiên với năng lượng mà họ có giống như một con người đắc đạo vượt qua khổ lụy của đời thường. Yêu cuộc sống mà họ được ban tặng… Nhất là về người đàn ông dân tộc thiểu số, sự mạnh mẽ ung dung tự tại biết cảm nhận từ những điều đơn giản nhỏ nhặt nhất. Họ đối diện với sự cô đơn nhưng lại cho tôi thấy cô đơn cũng tuyệt vời. Khi mà cô đơn nhất là khi họ được gần với thượng đế của họ nhất.
Khoảng 4 năm gần đây tôi nhận ra rằng có một cách nào đó giải quyết được ngôn ngữ sáng tác, bố cục, hình khối mà thể hiện tốt được điều mình suy nghĩ, tác phẩm gần với mình hơn, suy nghĩ của mình hơn. Nói một cách khác là, thông qua hình ảnh của họ như một cách liên lạc với những suy nghĩ của mình… bằng cách loại dần những cách làm truyền thống tức là sa đà vào diễn tả trang phục quần áo hay chỉ những hoạt động văn hóa hay, lạ mà ta thường thấy trên phim ảnh hội họa hay các tác phẩm điêu khắc trước đây. Tập trung làm toát lên cảm xúc, tính cách và những sinh hoạt thường nhật cảm xúc bình dị nhất thậm chí ngây ngô nhưng tràn đầy sức sống (hình thể đẫy đà, hoạt động mạnh mẽ, gương mặt, điệu bộ bàn tay, bàn chân… đáng yêu như trẻ thơ). Cách giải quyết này khiến tôi thấy cảm giác tự chủ và dễ dàng kiểm soát tác phẩm của mình. Những học thuật về giải phẫu học, cơ thể, trang phục bị vứt bỏ để tiệm cận với chính bản chất cảm xúc của họ. Kết cấu nhóm nhịp điệu (từ 2 nhân vật đối thoại với nhau trở lên) có lẽ là cách diễn tả một câu chuyện vô ngôn thú vị nhất. Chỉ đơn giản bằng cách sắp xếp các nhân vật này với nhau đôi khi lại cho tôi những kết quả bất ngờ.
Luôn có những đề tài, bố cục từ cảm nhận cuộc sống đến trực tiếp tác phẩm vì thế tôi thường đùa với chính mình: “có làm mãi cũng không hết những xúc cảm này”. Đối với tôi vật liệu đồng mang sức nặng và vẻ đẹp hình khối, bền vững, tôi sử dụng kim loại quý như một cách đề cao tác phẩm của mình. Với chất liệu sơn mài đó thực sự là một trải nghiệm mới với chất liệu dân tộc và đề tài dân tộc. Trước mắt, hiệu quả mà nó đem lại chính là cảm giác về màu sắc trong điêu khắc. Tôi không ngại điều đó làm giảm đi tính hình khối, trái lại sự phong phú về chất cảm vật liệu này lại càng gần với cuộc sống. Khi bạn làm một công việc sáng tạo có lẽ vui sướng nhất là lúc hoàn thiện, thổi hồn vào tác phẩm. Riêng với tôi là quá trình phóng đất thành các nhân vật sống động qua những chuyển động cử chỉ… như được sống trong nó. Tôi muốn được như chính tác phẩm của mình, biết hưởng thụ cuộc sống mà tạo hóa ban tặng, thậm trí còn thấy đố kị với chính những nhân vật ấy, đôi khi nó khiến tôi có cảm giác như vượt ra cả sự kiểm soát của bản thân. Sự tương tác của tác phẩm như dạy lại tôi bài học về cuộc sống và cách sống.
Khi tôi sáng tác tác phẩm, tôi tự nhắc nhở bản thân rằng cái kết quả mà tôi làm, làm cho cuộc sống của chính bản thân tôi và những người xung quanh vui hơn hay buồn hơn. Tôi bắt đầu tác phẩm bằng việc cảm nhận hạnh phúc như nó vốn có, hiện diện trước mặt. Tôi biết một tác phẩm chỉ được hoàn thiện khi nó giúp tôi hưng phấn hơn, yêu đời hơn, đem đến cảm giác mình muốn cho đi lại cho lại mình. Khi tôi biết công việc của tôi đang tiến triển tốt, lòng tôi tràn ngập cảm giác cuộc sống của mình thật có ý nghĩa. Khi mọi người chiêm ngưỡng các tác phẩm của tôi, tôi muốn họ cảm nhận được cảm xúc mà chính chúng đã đem lại cho tôi và hơn thế nữa. Bản thân mỗi người đều có hạnh phúc của riêng mình khi tôi chia sẻ nó, tôi lại càng thấy được nhận nhiều hơn. Các tác phẩm của tôi chỉ là cảm xúc một chiều từ riêng phía tôi, khi nó được đưa ra, mỗi người sẽ có một cách nhìn riêng, nhận xét riêng, sự tương tác này sẽ là động lực để tôi hoàn thiện bản thân mình. Cái tôi muốn mọi người đọng lại khi xem tác phẩm là cảm xúc vui tươi, một cảm giác mở mà ai cũng có sẵn trong mình, tìm thấy bản thân trong đó chứ không phải qua hình ảnh hình khối mà tôi tạo ra.
* Bài liên quan: – 11. 3: KHOẢNH KHẮC BỊ LÃNG QUÊN
Ý kiến - Thảo luận
15:59
Wednesday,14.3.2012
Đăng bởi:
Le Phan
15:59
Wednesday,14.3.2012
Đăng bởi:
Le Phan
Đồng ý với ý kiến của bạn Minh, nghệ thuật càng đơn giản càng có ý nghĩa đâu cứ phải quặt quẹo khác người thì ngôn ngữ mới được coi là mạnh được. Một triển lãm rất chỉn chu về nhiều mặt.
0:21
Wednesday,14.3.2012
Đăng bởi:
minh
chả biết bác này dựa vào quy chuẩn nào để bảo là yếu nhỉ, hôm nay nhà em được mớ rau sạch đem về ăn thằng con cười nắc nẻ giống hôm chụp cạnh mấy con lợn ở triển lãm của anh Bình, chứ ở thành phố mà dẫn con đi triển lãm chả biết nói với nó cái gì, giống như đang cho con ăn rau phun thuốc trừ sâu mà chả biết đường nào khác, tội nghiệp
...xem tiếp
0:21
Wednesday,14.3.2012
Đăng bởi:
minh
chả biết bác này dựa vào quy chuẩn nào để bảo là yếu nhỉ, hôm nay nhà em được mớ rau sạch đem về ăn thằng con cười nắc nẻ giống hôm chụp cạnh mấy con lợn ở triển lãm của anh Bình, chứ ở thành phố mà dẫn con đi triển lãm chả biết nói với nó cái gì, giống như đang cho con ăn rau phun thuốc trừ sâu mà chả biết đường nào khác, tội nghiệp
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp