Nhiếp ảnh

Joel-Peter Witkin:
Đi giữa lằn ranh độc ác và độc đáo 27. 07. 10 - 1:47 pm

Thảo Nghi biên dịch

 

Joel Peter Witkin

 

Joel-Peter Witkin (sinh 1939) là một nhiếp ảnh gia Mỹ, chuyên chụp những bức ảnh về thân thận con người vô cùng gây shock cho người xem.

Suốt 20 năm ròng, ông chỉ theo đuổi một đề tài: thế giới tinh thần phức tạp của con người.

Khác với các nhiếp ảnh gia khác, Witkin tìm thấy vẻ đẹp trong cái xù xì cổ quái. Ông bám theo những đối tượngvẫn bị xã hội gạt qua một bên: người lưỡng tính, người lùn, người què cụt, xác chết, những người có cơ thể kì quặc, người theo bái vật giáo,  và “bất kỳ ai gánh chịu nỗi đau của Chúa”.

Người đàn bà trên cái bàn - Nhân vật là một người lùn

Các tác phẩm của ông thường sử dụng những hình ảnh và biểu tượng của quá khứ, lại thường xuyên “đá tới” các tác phẩm nổi tiếng của lịch sử mỹ thuật. Bosch, Goya, Velasquez, Miro, Botticelli và Picasso như những vị thánh dẫn dắt ông trên con đường tạo nên câu chuyện của riêng ông.

Các vị thần của trời và đất (1988)

Cha là người Do Thái, mẹ là tín đồ Công giáo, Witkin “đổ tội” việc cái nhìn và xúc cảm của ông bị ảnh hưởng là khi còn bé, có lần ông chứng kiến vụ tai nạn xe hơi thảm khốc xảy ra trước nhà mình. Trong tai nạn đó, một bé gái đã bị đứt đầu.

“Hôm đó là chủ nhật, mẹ đang dắt tôi và người anh song sinh xuống mấy bậc cấp của khu nhà. Chúng tôi chuẩn bị đi lễ. Vừa bước tới gần cổng, chúng tôi nghe một tiếng va chạm khủng khiếp, theo đó là tiếng la thất thanh và kêu gào cầu cứu. Ba chiếc xe hơi bị nạn, toàn bộ gia đình nạn nhân đều trong đó. Trong cơn bối rối, tay tôi không còn trong tay mẹ. Từ nơi mình đang đứng, tôi thấy vật gì đó lăn ra từ chiếc xe úp nhào kia. Đó là cái đầu của một cô bé. Tôi cúi xuống định sờ vào cái mặt, định nói chuyện với nó. Nhưng chưa kịp làm điều đó, đã có người chạy tới và đưa tôi đi.”

Glass Man - từ một xác chết trong tai nạn giao thông

 

Dùng các xác chết, người lưỡng tính, người gù, hoặc bất kỳ đối tượng nào bị xã hội vẫn coi là kỳ quái, Witkin tạo nên những hình ảnh đầy nghịch lý thách thức nhận thức của người xem. Thường bị phê bình vì khai thác “quá tay” đề tài này nhằm đánh vào cảm giác, Witkin dường như chẳng để tâm hay cãi lại. Ông coi những đề tài đó vẫn là nhiệm vụ tinh thần của mình. Những đề tài đó, một khi được ông chụp rồi, đã nghiễm nhiên bước vào dòng chảy không ngừng của nghệ thuật.

Người phụ nữ một thời là chim, 1990

.

Nụ hôn

Người đàn ông và con chó - nhân vật là người lưỡng tính

.

 

Ý kiến - Thảo luận

11:02 Saturday,11.8.2012 Đăng bởi:  phạm xuân nghị
Tự do trong tư duy và tự do hành động là thứ cần (và phải) có để sáng tạo nghệ thuật. sự độc đáo của Joel-Peter Witkin nếu không phản ánh thế giới nội tâm (hay) xã hội chung theo cách nhìn của ông thì không có gì để nói về nghệ sĩ này. Mọi người đều muốn được mở rộng nhãn quan của mình về xã hội quanh mình. Và muốn có tư do (cho mình)và cho mọi người thì
...xem tiếp
11:02 Saturday,11.8.2012 Đăng bởi:  phạm xuân nghị
Tự do trong tư duy và tự do hành động là thứ cần (và phải) có để sáng tạo nghệ thuật. sự độc đáo của Joel-Peter Witkin nếu không phản ánh thế giới nội tâm (hay) xã hội chung theo cách nhìn của ông thì không có gì để nói về nghệ sĩ này. Mọi người đều muốn được mở rộng nhãn quan của mình về xã hội quanh mình. Và muốn có tư do (cho mình)và cho mọi người thì cùng phải biết hào hứng tiếp nhận cách nhìn (cách phản ánh) khác (trước - kinh nghiệm chủ nghĩa). Bài rất hay và rất mới mẻ cho tôi. Xin cảm ơn SOI. 
23:33 Thursday,29.7.2010 Đăng bởi:  mặc
Thích tiếp xúc với những bài post như này và những bài như Francesca Woodman: ám ảnh ma quái, loạt bài về nữ nghệ sĩ giá lâm.
Chờ được xem thêm.
...xem tiếp
23:33 Thursday,29.7.2010 Đăng bởi:  mặc
Thích tiếp xúc với những bài post như này và những bài như Francesca Woodman: ám ảnh ma quái, loạt bài về nữ nghệ sĩ giá lâm.
Chờ được xem thêm. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả