|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamNgã vào mình 15. 03. 12 - 8:59 pmNguyễn Việt Hà
Sống đến khi nào thì người ta sẽ được ngã, sẽ được thấy mình. Và thảm hơn, bất hạnh đến ngần nào thì người ta sẽ phải bộc lộ mình. Chẳng có ai đã tử tế lại đi viết văn đi vẽ tranh đi làm nhạc mà để khoe mình. Mấy cái công án khét tiếng về “bản lai diện mục” không những quấy rầy đám tu sĩ, đám kẻ sĩ mà còn hầu hết đám nghệ sĩ. Tiếng Việt nôm na gọi bốn cái chữ Tàu đấy là thấy được mình một cách chân thật. Thế nhưng, con người ta vốn dĩ vô minh, đã giả lại còn dối. Để thấy được mình là chuyện thiên nan vạn nan. Mình ơi, xin cố đừng tuyệt vọng. Có một dạo, thường là những buổi chiều muộn, Cương uống liên miên. Khi buồn, tửu lượng thường bền và ổn định. Loại Whisky Cương thích là Chivas 18. Vỏ hộp có một màu nâu, mới nhìn thấy bình thường, nhưng dở dang uống chừng tuần rưỡi, chợt nhiên nó bỗng thành tuyệt vời là lạ. Anh bạn nhà thơ ngồi song ẩm, cầm cái bìa Cương làm hộ đã xong, ưng lắm. Hôm nay là ngày “giao hàng”, ở cái chuyện nho nhỏ giúp nhau này, Cương là người cực kỳ đúng hẹn. Mông lung xong tuần thứ hai, chợt mắt anh bạn như bị hoang mang hút chặt vào vỏ hộp đựng chai rượu. Ngần ngừ, anh tự uống một hơi dài trắng cốc. Cương hỏi, anh muốn nền bìa có màu nâu như thế phải không. Anh bạn bàng hoàng gật. Bụng dạ của tất cả các nhà thơ vốn mở, nhưng không phải ai cũng biết đọc. Mà đọc được người khác thì cũng có gì là hay. Và cũng có gì là dở. Anh bạn vui, đòi Cương bỏ Bach để nghe Chopin. Dạo này Cương dễ, chiều được bạn luôn là một thú. Cương khẽ cúi đầu cụng vào ly bạn. Có một điều an ủi là, khi thỉnh thoảng hồn nhiên đọc được người, thì hình như cũng trong trắng sắp đọc được mình. Ở những buổi chiều đã muộn đấy, nếu không uống thì Cương hoặc đọc Bích nham lục hoặc ngồi viết ba cái lăng nhăng giới thiệu tranh pháo của mấy tay hoạ sĩ trẻ sắp ra mắt. Đôi lúc cũng có vài cô bé chân dài rất xinh đi ngang. Dáng dấp thì y xì thiếu nữ, nhưng phảng phất đâu đó đã có nét thành thạo thiếu phụ. Nhà Cương ở chỗ dễ vào. Và sâu xa, khác với vẻ ngoài đanh đá, chủ nhà khoáng tính hiếu khách. Đại loại có việc cần nhờ, cũng dễ nói. Em định “đì zai” lại cái sảnh ngoài nhà hát Lớn cho một buổi hát. Tối ngày kia là deadline rồi, anh giúp em nhé. Khi đang dở uống, đàn ông thường lười, tuy là phụ nữ nhưng cô bé cũng mang máng biết được điều ấy. Và có thiếu phụ nào trên đời này mà chẳng tham, nên vẫn nài nỉ. Cương ừ. Trước khi xin phép về, chắc muốn chủ nhà vui hay là tế nhị thay cám ơn, cô bé chun mũi dịu dàng hít. Nhà anh Cương dạo này thơm như mùi nhà chùa. Đúng là đàn bà, ví mới chả von. Nhưng ăn mặc sành điệu mà biết nói như thế, kể cũng là khéo. Còn hơn là ví thơm như bar rượu hay vũ trường. Biết sao được, cho dù có nông nổi có vớ vẩn, thì đàn bà cũng vẫn là một nửa của mình. Một sự hiển nhiên cay đắng mà Chúa đã mặc định. Chuông nhà thờ Lớn mệt mỏi điểm tiếng thứ 6. Gác chuông cao vút nên phố có ồn thì vẫn thoang thoảng có thể nghe. Đã nhiều lần Cương vẽ cái nhà thờ hàng xóm ấy. Mỗi lần ra một kiểu, có lần nhang nhác giống như ngôi chùa cổ.
Thì sao, Đức Thích Ca đâu có đòi Chúa Giê Su phải chuyển giao sổ đỏ. Anh bạn trẻ tóc dài đuôi gà, một chuyên gia hàng đầu về in ấn cầu kỳ, bấm chuông tới đưa Cương duyệt bản makét giấy mời cho cái triển lãm mà đã thật lâu rồi Cương mới lưỡng lự làm. Anh bạn trẻ tự lấy thêm cốc rồi dụt dè thắc mắc. Đồ để uống ở nhà Cương có nhiều loại dạng tinh tế. Và không hiểu sao, ở một người thích Whisky đến thế mà bộ ly đẹp nhất lại là bộ chuyên dùng uống Cognac. Thành thủy tinh cao bombê trong vắt, màu rượu đang vui rót vào đấy chợt nhiên sóng sánh chuyển sang màu của buồn bã. Rồi khi khe khẽ cụng, nó đau đớn ngân một tiếng dài không thể phiên thành âm. Cương giải thích. Cái gì mà người ta hay cầm thì đương nhiên nó hay rơi. Bộ cốc uống whisky mà Cương yêu nhất hình như đã vỡ rồi. Anh bạn trẻ nhíu mày vẻ chưa hiểu. Mà hiểu thì để làm gì hả bạn. Người ta còn được lành mạnh trẻ, thậm chí còn được lương thiện là nhờ hiểu ít. Hôm nay là mồng một âm. Đều đặn Sóc và Vọng hàng tháng Cương ăn chay. Để cho mình đầm đậm, tự đổi gu, uống Ballantines 17 với khoai lang và lạc luộc. Bàn rượu có thêm một tay nhà văn bạn thân, bốn năm rồi vẫn loay hoay viết chưa xong tiểu thuyết. Tay này quen ăn mặn, hy vọng vì thế mà văn đỡ nhạt. Cương lại chiều, bàn rượu có thêm một khoanh giò lụa. Cương không thích ai ép mình nên cũng ghét cái thói lấy mình ra ép ai. Không cứ tranh tối giản thì đồ mồi cũng tối giản. Anh chàng tóc đuôi gà lễ phép lấy bút ghi lại những phần cần phải sửa trên bản nháp catalogue. Cương không thích những khoảng trống cân nhau, nó phải hơi lệch, giống như người ta sống. Và chắc chắn sẽ chỉ có 13 tờ, mỗi tờ in một tranh. Mở đầu là bức Đóng và cuối cùng là Bậc. Cương nói, nếu nhỡ tột cùng chán, tôi đốt tất, nhưng sẽ giữ cái Bậc này. Tay bạn nhà văn tự rót cho mình một suất đúp, nửa như lắc đầu. Anh ta đã vô cùng thích cái Cúi.
Trên “matière” rất Cương, là một thanh mảnh người và một đầy tròn cây trân trọng cong vào nhau. Nó đau đớn phóng khoáng giống như Cao Chu Thần “nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Nó có cái cô ngạo của Lý Thái Bạch khi “độc tọa Kính Đình sơn”, cô đơn xót xa ngắm nhau hết ngày mà cả hai không chán, “tương kham lưỡng bất yếm”. Từ ngàn xưa, phong độ của người biết viết hay biết vẽ đều như thế. Chỉ có những tài năng đã cay đắng mới biết thương những cái giống mình. Tay nhà văn lấy chai rót cho bạn. Cái Bậc thì đẹp thật. Nó chới với cao như “Ngã”. Nó Hà Nội quá. Ngoài phố lên đèn đã từ rất lâu. Cương bật thêm sáng cẩn thận đọc lại nội dung giấy mời. Vẻn vẹn chỉ một dòng. “Mời… tới xem Mình“. Gã nhà văn chừng đã phê phê như là thở dài. Khổ, thế thì còn sẽ mệt hơn cả cô đơn hay cô ngạo, có lẽ đã thật chán thật bải hoải. Đức Phật ở những lúc từ bi nhất, Người có nhân hậu thuyết giảng về “Vô Ngã”. Nếu cứ khăng khăng cố chấp giữ “Mình” thì rất khó đạt tới cảnh giới thanh thản. Vâng, con xin nghe. Thế nhưng Chúa ơi, Người sinh ra con chỉ là một thằng nhỏ nhoi nghệ sĩ, đến bao giờ con mới đủ phúc duyên tới được gần Người. Lúc loạng choạng, biết sao được, con đành ngã vào mình.
– Nguyễn Việt Hà (Nguồn Phu nữ Today) Ý kiến - Thảo luận
4:09
Sunday,18.3.2012
Đăng bởi:
Bôi Sỹ
4:09
Sunday,18.3.2012
Đăng bởi:
Bôi Sỹ
Hồi trước lâu rồi nhà cháu đọc 1 bài không nhớ bác nào viết cũng về Nhà họa sĩ này kiểu y hệt thế. Là nhà có viên đá to để ở bậc cửa, không biết thần bí gì mà người làm thì đi qua bình thường trong khi chủ thì kính cẩn rón rén tránh không dẫm lên. Cậu thanh niên người làm tả như chú tiểu trong chùa, mặc quần áo nâu sồng đi lại rón rén...Rồi họa sĩ ăn uống, nói năng này kia. Nghe nhiêu khê vẽ vời nhức hết cả đầu, pha tý sành điệu, tý khinh bạc. Đọc xong tìm mãi chả thấy tư tưởng nhớn, chiết da ở chỗ nào cả. Đến mệt với các bác! Nhà cháu tưởng họa sĩ tư tưởng nhớn nhiều chiết ný thì coi chuyện ăn uống đơn giản, cư xử sinh hoạt thoải mái chứ nhể?
21:07
Saturday,17.3.2012
Đăng bởi:
tranthanh
bài viết hay............!
...xem tiếp
21:07
Saturday,17.3.2012
Đăng bởi:
tranthanh
bài viết hay............!
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp