|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhBàn về tỉ lệ vàng và khoảng trống trong tranh 31. 03. 12 - 10:52 amCompositionSOI: Đây là cmt của bạn Composition cho bài “Kín người nghe tại buổi thuyết trình thú vị của họa sĩ Đức Hòa“. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ theo dõi và thảo luận. Cảm ơn Composition rất nhiều. Phần toán khó quá, Soi chỉ đọc hiểu được những phần “không toán” 🙂
I. TỈ LỆ VÀNG Các quy tắc chia đôi chia ba v.v. trong bố cục đều dựa trên cái gốc duy nhất là tỉ lệ vàng được áp dụng trong nghệ thuật bắt đầu từ thời cổ Hy Lạp.
Định nghĩa: Hai số a và b, mà số a lớn hơn số b, được gọi là có tỉ lệ vàng với nhau nếu tổng của 2 số này chia cho số to hơn thì bằng số to hơn chia cho số bé hơn. Định nghĩa đó được viết thành phương trình toán học như sau: (a + b)/a = a/b = φ (1) Tỉ lệ này được người ta ký hiệu bằng chữ φ (đọc là “phi”) – chữ cái Hy Lạp đầu tiên trong tên của Phidias (480 – 430 tr CN) – nhà điêu khắc Hy Lạp đầu tiên đã áp dụng tỉ lệ vàng (ví dụ tại đền Parthenon ở Athens). Bây giờ ta hãy giải một bài toán đại số của chương trình trung học phổ thông. Tách phương trình (1), thành hai phương trình như sau: (a + b)/a = φ (2) a/b = φ (3) Từ phương trình (2) ta được: a + b = aφ (4) Từ phương trình (3) ta được: a = bφ (5) Thay a trong phương trình (4) bằng bφ [phương trình (5)], ta được: bφ + b = bφφ Sau khi giản ước b đi, rồi chuyển tất cả sang một vế, ta được: φφ – φ – 1 = 0 (6) Đây là một phương trình bậc 2 với ẩn số là φ. Lời giải của phương trình này có 2 nghiệm số, dương φ = (1 + căn bậc hai của 5)/2 (7) Căn bậc tai của 5 bằng 2.236067977…, vì thế: φ = (1 + 2.236067977… )/2 = 1.6180339887… (10) Đó chính là con số vàng. Việc chia hai hay chia ba trong bố cục là sự đơn giản hóa của tỉ lệ vàng này. Ví dụ, nếu theo đúng tỉ lệ vàng thì chia ba sẽ là 1.618…: 1 : 1.618… chứ không phải là 1:1:1. Từ tỉ lệ vàng, người ta có tam giác vàng, hình xoắn ốc vàng v.v., cũng thường được áp dụng cho bố cục trong nghệ thuật, âm nhạc, v.v.
Bây giờ, trên cơ sở tỉ lệ vàng nói trên, ta hãy nhìn vào bức tranh Cái chết của Marat của David. Bố cục theo chiều dọc và ngang được chia thành các hình chữ nhật có tỉ lệ các cạnh rất gần với φ. Ví dụ lấy chiều dọc của bức tranh chia cho khoảng cách từ mép trên cùng của bức tranh tới giữa mặt bàn ta được khoảng 1.618 tức gần bằng số φ.
II. VỀ KHÔNG GIAN TRỐNG RỖNG TRONG TRANH “CÁI CHẾT CỦA MARAT” Nếu đọc lịch sử bức tranh, ta thấy David muốn mô tả Marat như một anh hùng tử vì đạo, biểu tượng của cách mạng Pháp. Bởi vậy, đối với David, cái chết của Marat là cái chết của một người anh hùng, không thể lãng xẹt được. Trong bức tranh này, David chịu ảnh hưởng từ bức Hạ huyệt Chúa Jesus của Caravaggio. Tuy nhiên, nếu như Caravaggio lấp không gian phía trên bằng những hình người (nhân dân) thì trong tranh cùa David nhân dân đã biến thành một bóng đen vô hình đè lên Marat. Cái không gian trống rỗng phía trên đã khiến rất nhiều nhà phê bình tốn bao giấy mực để bình luận. Một trong những suy diễn hay có lẽ là, không gian đó là một trong những dự báo cho hội hoạ hiện đại: David lần đầu tiên đã đem một không gian trừu tượng, chỉ có nét bút đều đặn, cơ học, như một action painting ở phía trên đặt đối trọng với không gian hiện thực của vật chất, xác thịt phía dưới.
III. VỀ KHOẢNG TRỐNG TRONG BỐ CỤC Người Á Đông đã đi trước phương Tây rất lâu về cách dùng khoảng không trong bố cục. Về triết lý của khoảng không, Đạo Đức Kinh của Lão Tử, chương 11, có viết (Nguyễn Văn Thọ dịch): Dịch nghĩa: Ba chục căm, hợp lại một bầu. Nhờ chỗ «trống không», mới có cái dùng của xe. Dịch thơ: Bánh xe ba mươi tai hoa, Trong nghệ thuật Á Đông, cái mà phương Tây gọi là không gian âm (negiative space), người Nhật gọi là “ma” (間) mà phiên âm Hán-Việt của ta gọi là “gian” (ví dụ nhà 3 gian 2 chái ở nông thôn, có ba khoảng trống lớn ở giữa). “Ma” hay “gian”có nghĩa là khoảng hở, không gian trống, khoảng lặng, không gian giữa hai câu trúc hay vật thể. Trong tranh lụa hay giấy cuốn treo tường hoặc bình phong của Nhật, “ma” không phải là một cái gì rỗng không mà là một phi vật thể tồn tại song song, không thể tách rời khỏi vật thể. “Ma” tạo một hình thể cho toàn bố cục (ví dụ bức nhị bình Những cây thông của Hasegawa Tohaku (1539 -1610)cho thấy “ma” đã được sử dụng như thế nào, trước Cái chết của Marat của J.L. David gần 2 thế kỷ.
Chỉ sau này, khi phương Tây đã “ngấm chưởng” Á Đông, Cézanne, Giacometti, v.v. mới bắt đầu xử lý khoảng không như vật chất trong hội họa, điêu khắc; John Cage sáng tác nhạc phẩm “4 phút 33 giây” không có một nốt nhạc nào, còn Robert Rauschenberg vẽ những bức tranh trắng. Tuy nhiên phương Tây vẫn không hề có một từ hoặc thuật ngữ nào thật sự tương đương với “間”(ma, gian).
* Bài liên quan: – Dại gì mà không đi nghe: Họa sĩ Đức Hòa nói chuyện về quy tắc chia 2, chia 3 trong bố cục
Ý kiến - Thảo luận
14:03
Friday,29.8.2014
Đăng bởi:
Phùng Hồng Kổn
14:03
Friday,29.8.2014
Đăng bởi:
Phùng Hồng Kổn
Mời bạn xem bài này:http://ru.convdocs.org/docs/index-131231.html
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp