Nghệ sĩ Việt Nam

Xem tác giả Việt Nam nghĩ gì về “sông nước bị biến đổi” 22. 04. 12 - 8:09 am

Bài và ảnh: Tịch Ru

 

.

 

PHONG CẢNH SÔNG NƯỚC BIẾN ĐỔI

Triển lãm tại Hà Nội và Tp.HCM
Tại Hà Nội:
Kéo dài từ
12. 4 đến 22. 4. 2012 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Viện Goethe

Tại TP. Hồ Chí Minh
Họp báo: 16h thứ Bảy 12. 5. 2012
Khai mạc:  18h thứ Bảy 12. 5. 2012
Triển lãm: 12.5 đến 25. 5. 2012
Địa điểm: Nhà triển lãm Thành phố (92 Lê Thánh Tông, Q.1, TP. HCM)

 

Trong triển lãm “Sông nước bị biến đổi” có bốn tác phẩm của Việt Nam tất cả. Ba cái tại viện Goethe là “Dấu tích” , “Núi liền núi, sông liền sông” và “Mekong Mechanical”, một cái ở Bảo tàng Mỹ thuật là “Vòng tròn đen”. Giám tuyển phía Việt Nam là họa sĩ Trần Lương. Xin lần lượt điểm qua từng tác phẩm.


Tác phẩm “dấu tích” của Nguyễn Thị Thanh Mai (Việt Nam) có 72 hộp gỗ chồng lên nhau và giày dép được nhét vào trong hộp.


“Những chiếc dép vô chủ, trôi dạt sau những trận lụt. Những chiếc dép tơi tả, mòn vẹt, sờn rách… đầy dấu ấn của thời gian, mang theo bên mình những kí ức, nỗi đớn đau và sự chìm nổi của phận người”. Tôi tự hỏi đến khi nào các nghệ sĩ mới bớt dùng những mỹ từ vô nghĩa như vậy để miêu tả tác phẩm của mình nhỉ?


“Những chiếc dép được gom góp sau những trận lụt kể lại câu chuyện của chúng, như những câu chuyện của những con người đã kinh qua những giờ phút thống khổ, sợ hãi tuyệt vọng trong tác phẩm của tôi.” Trái ngược với cảm xúc khi đọc lời giới thiệu, tôi thấy tác phẩm khá thích mắt, gợi cho tôi hình ảnh ngăn tủ quần áo ở bể bơi, hoặc ngăn tủ học sinh… đơn giản hơn là ngăn tủ quần áo bừa bộn của chính tôi :-).


“Núi liền núi, sông liền sông” của Nguyễn Thế Sơn (Việt Nam) là sắp đặt ảnh với 6 ảnh và 6 phù điêu 70 x 70cm. Các bức ảnh được xếp ngay ngắn với bức phù điêu bên trên khắc dòng chữ “Núi liền núi sông liền sông”.


“Đối tượng trong tác phẩm của tôi là sông Hồng, con sông lớn thứ hai ở Việt Nam, bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy vào Việt Nam qua tỉnh Lào Cai. Con sông là một phần máu thịt của dân tộc Việt, là chứng nhận hàng ngàn năm lịch sử, nhưng càng ngày càng có nhiều dấu hiệu bất thường. Nước sông liên tục biến sắc, lượng nước và phù sa càng ngày càng giảm, liên tục bị ô nhiễm trầm trọng khiến nó bị hôi tanh… Con sông có nhiều nguy cơ bị bức tử. Những mùi lạ, hình ảnh lạ, những hiện tượng lạ đến từ phía bên kia biên giới ngày càng gia tăng.”


“Dự án nhiếp ảnh của tôi là sự tiếp nối quá trình khảo sát sông Hồng qua khu vực Hà Nội năm 2009 với serie ảnh ‘Dự cảm’ khi nước sông Hồng gần cạn trơ đáy. Dự án là dịp để tôi quan sát dòng sông từ đầu nguồn Lào Cai chảy qua các thành phố rồi ra cửa biển Thái Bình, Nam Định. Tôi hi vọng những hình ảnh có chút gây bàng hoàng này hoàn toàn đối lập với hình dung và ký ức của mọi người về sông Hồng, đánh thức sự chất vấn trong mỗi cá nhân.”


“Mekong Mechanical” của Phan Thảo Nguyên (Việt Nam) là sắp đặt đa phương tiện, video và sách. Tác phẩm video được chiếu lên bức tường lớn bên trong phòng triển lãm, bên góc trái là một cái bàn có một quyển sách ảnh. Màn hình tivi chiếu đoạn phim nói về các công nhân trong xưởng nuôi và sản xuất cá da trơn.


“Ý tưởng của tôi cho dự án được hình thành từ mùa hè năm ngoái, khi tôi đi thăm những trang trại nuôi cá da trơn trong khu công nghiệp ở sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Tôi phải rửa tay và đeo khẩu trang cũng như mang quần áo bảo hộ khi vào trang trại. Quang cảnh trang trại nơi đây khiến tôi bị nhạy cảm đối với mùi và không khí xung quanh. Những kinh nghiệm của tôi ở đó khác biệt với hình ảnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long được giới thiệu trong các sách hướng dẫn du lịch và trong các tài liệu khác là một nơi có phong cảnh hấp dẫn và hiếu khách.”


“Thực tế, vùng đồng bằng này không phải lúc nào cũng yên tĩnh và bình lặng, mà là một nơi có lịch sử bão táp và đa dạng. Sự thật này đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu sự phức tạp của vùng này, nơi có một ý nghĩa xã hội và cá nhân rất đặc biệt đối với tôi. Dự án khám phá ra rất nhiều các mối liên hệ của nơi này với lịch sử, ký ức riêng tư, thái độ, sự sắp xếp thông thường và ngôn ngữ hình ảnh mang tính thi ca.” (Ôi Trời ơi, sao mà lời giới thiệu của nghệ sĩ Việt Nam nghe phức tạp cứ như Tây thế này!)


Cả quyển album là hình ảnh những người dân xung quanh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều bức ảnh khá đẹp… và màn hình video thì đơn giản là một đoạn phóng sự ghi lại công hoạt động của những người công nhân trong xưởng sản xuất cá trơn.


“Vòng tròn đen” của Lương Huệ Trinh là sắp đặt âm thanh gồm 3 hộp đèn 44 x 33cm. “Tôi nghĩ về các con sông thông qua thành phố và những cánh rừng. Một câu chuyện tay ba. Tác phẩm là căn phòng tối om, chỉ nhìn thấy ánh sáng ở từ ba cái màn hình ở cuối căn phòng.”


Âm thanh trong phòng chủ đạo là nhạc cung đình Huế. Chưa hiểu ý đồ tác giả khi sử dụng nhạc cung đình Huế. Hay đơn giản là thấy trống vắng quá nên cho vào để góp thêm sinh động? Màn hình tivi ghi toàn tiếng Anh (ai không biết tiếng Anh thì sao nhỉ?).


Bên ngoài phòng có bản dịch, ghi lại “thảm họa thiên nhiên 5 năm gần đây”.

 

Xin chép lại một đoạn “thảm họa thiên nhiên” của Huệ Trinh:

2007
1. Hạn hán tại Mỹ: một đợt hạn hán nghiêm trọng gây ra một cuộc đấu tranh giành nguồn nước tại các bang Florida, Georgia và Alabama bởi lượng dự trữ nước sinh hoạt chỉ đủ cung cấp cho người dân trong 3 tháng.
2. Nham thạch bùn tại Indonesia tháng 5 – 10: hơn 10.000 người vô gia cư, nhiều ngôi làng và nhà máy bị chìm trong biển nham thạch.
3. Lũ lụt tại Trung Quốc tháng 6: Hơn 60 người thiệt mạng và 50.000 người phải đi sơ tán.
4. Cháy rừng tại Hy Lạp, tháng 6-8: 77 người thiệt mạng gần 20.000 hecta rừng bị thiêu hủy

Tổng số năm 2007: Khoảng 4.573 người thiệt mạng, 1366 người bị thương, 1 triệu người đi sơ tán và hơn 30 triệu người vô gia cư.

Rồi tiếp theo đó là thống kê cho năm 2008…
Rồi tổng số của năm 2008
….
Cho đến năm 2011.

*

Triển lãm được bắt đầu từ 12. 4 và đến 25. 5 mới kết thúc. Khá lâu đấy, các bạn nhớ đến xem, ít nhất là để biết về những con sông.

 

*

Bài liên quan:

– 12. 4: PHONG CẢNH SÔNG NƯỚC BIẾN ĐỔI – Hay đây các bạn!
– “Phong cảnh sông nước biến đổi” – phần tác giả nước ngoài

– Xem tác giả Việt Nam nghĩ gì về “sông nước bị biến đổi”

Ý kiến - Thảo luận

16:41 Monday,23.4.2012 Đăng bởi:  admin
Soi sẽ hỏi lại người viết bài (về phần nhạc). Cảm ơn Nobita.
...xem tiếp
16:41 Monday,23.4.2012 Đăng bởi:  admin
Soi sẽ hỏi lại người viết bài (về phần nhạc). Cảm ơn Nobita. 
16:30 Monday,23.4.2012 Đăng bởi:  nobita
"Tác phẩm “Dấu tích” của Nguyễn Thị Thanh Mai (Việt Nam) có 60 hộp gỗ chồng lên nhau và giày dép được nhét vào trong hộp."

Soi ơi, sao lại nhầm lẫn thế 9 cột 8 hàng thì phải là 72 hộp gỗ chứ.

Một phần âm nhạc của tác giả Lương Huệ Trinh là Đờn ca tài tử của Nam bộ, không phải Huế.
...xem tiếp
16:30 Monday,23.4.2012 Đăng bởi:  nobita
"Tác phẩm “Dấu tích” của Nguyễn Thị Thanh Mai (Việt Nam) có 60 hộp gỗ chồng lên nhau và giày dép được nhét vào trong hộp."

Soi ơi, sao lại nhầm lẫn thế 9 cột 8 hàng thì phải là 72 hộp gỗ chứ.

Một phần âm nhạc của tác giả Lương Huệ Trinh là Đờn ca tài tử của Nam bộ, không phải Huế. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Hãy bớt trách móc

Họa sĩ VI KIẾN THÀNH

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả