Gẫm & Bình

Hội Mỹ thuật ở Nhật khác Hội ở ta ra sao? 17. 04. 12 - 4:48 pm

Họa sĩ Nguyễn Đình Đăng

(Đây là một phần cmt của họa sĩ Nguyễn Đình Đăng cho bài “Đến Nhật: ngắm hoa anh đào và xem họa sĩ thi tranh“. Soi thấy thông tin về các hội mỹ thuật rất thú vị nên cắt lên thành bài. Tên bài do Soi đặt. Hình ảnh Soi chọn từ các trang web anh Đăng giới thiệu, nhưng Soi không biết tiếng Nhật, nên không ghi được chú thích.)

 

Tranh của hội viên Hội Mỹ thuật Chủ thể (Nhật)

 

Có hơn 300 hội mỹ thuật lớn nhỏ của Nhật. Ở Nhật không có hội mỹ thuật nào do nhà nước quản lý, mà tất cả các hội đều là các tổ chức tư nhân do các họa sĩ tự lập ra. Mọi hoạt động của hội được tiến hành dựa vào hội phí của các hội viên. Những người trong ban lãnh đạo hội như hội trưởng, thư ký, thủ quỹ, v.v. đều do các hội viên bầu ra trong đại hội toàn thể, và đều làm việc tự nguyện, tức là không hưởng lương hay trợ cấp, bổng lộc gì cả.

Các hội mỗi năm thường triển lãm toàn thể một lần, gồm các tác phẩm của cả hội viên lẫn những người chưa phải hội viên. Những cuộc triển lãm thường niên như thế này cũng là những cuộc thi đối với những người chưa phải hội viên, tham gia để trở thành hội viên.

Ví dụ, hội Mỹ thuật Chủ Thể (主体美術協会) (mà tôi là hội viên cho nên tôi biết chính xác thông tin) hàng năm mở triển lãm tại Tokyo Metropolitan Art Museum từ 1. 9 tới 15. 9. Năm nay sẽ là lần thứ 48.

Hội Mỹ thuật Chủ Thể là một hội của các tác giả chuyên vẽ tranh sơn dầu. Mỗi triển lãm thường niên như vậy thường trưng bày hơn 300 tranh sơn dầu, trong đó có các tác phẩm của hơn 140 hội viên và của khoảng 200 tác giả chưa phải hội viên. Kích thước tranh thường được quy định có chiều ngang không vượt quá 2.6 m (cỡ 200), và tranh thường được treo thành 2 hàng (trên và dưới) trong một gallery gồm 3 tầng tại Tokyo Metropolitan Art Museum (mỗi tầng có diện tích sàn 760 m2, chiều dài tường tổng cộng khoảng 270 m, và chiều cao từ sàn lên trần 4.8 m).

Hội viên có quyền bày bất cứ tác phẩm nào của mình với điều kiện duy nhất đó phải là tác phẩm chưa từng được công bố (ngoại trừ tại triển lãm cá nhân).

Các tác phẩm của các tác giả ngoài hội phải qua tuyển chọn bởi các hội viên tại các phiên họp toàn thể thường được tổ chức vào cuối tháng 8. Tác phẩm nào được quá 50% hội viên đồng ý bằng cách biểu quyết công khai, thì được chọn treo. Ngoài ra không hề có bất cứ sự kiểm duyệt nội dung – tư tưởng của tác phẩm từ bất cứ một tố chức nào khác, kể cả từ bảo tàng. Mỗi tác giả ngoài hội gửi tranh để được xét duyệt như vậy phải nộp một khoản lệ phí, song các tác giả trẻ (từ 25 tuổi trở xuống) được miễn phí.

Trong số các tác phẩm được chọn, các hội viên lại bầu ra các tác phẩm đẹp nhất để trao giải thưởng của hội. Những người được giải 2 lần trở lên có thể được đề nghị làm ứng viên để được bầu vào hội, nếu tác phẩm của họ khiến đa số hội viên “mục phục – tâm phục – khẩu phục”. Những người được giải 4 lần thì nghiễm nhiên trở thành ứng viên. Sau đó các hội viên lại phải họp một buổi nữa để bầu chọn từ các ứng viên ai xứng đáng thành hội viên (cũng theo nguyên tắc biểu quyết công khai và dựa trên tỉ lệ quá bán).

Tranh của họa sĩ Nguyễn Đình Đăng, cũng là hội viên của Hội Mỹ thuật Chủ thể.

 

Đối với các hội viên, hàng năm hội bỏ phiếu kín tại triển lãm, chọn ra một hội viên có tác phẩm xuất sắc nhất để nhận giải thưởng của Quỹ Mỹ thuật Sompo Japan. Quỹ này – do tập đoàn bảo hiểm Sompo thành lập – hàng năm trao giải cho đại diện của 30 hội mỹ thuật hàng đầu của Nhật (theo tiêu chuẩn của Quỹ này). Ngoài giải Sompo, các hội khác nhau có thể có thêm các giải lớn nhỏ từ các nhà tài trợ tư nhân khác.

Có thể xem tranh của các hội viên tại Triển lãm Mỹ thuật Chủ Thể 47 [năm 2011, tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Hoàng Gia ở Ueno (The Ueno Royal Art Museum), do Tokyo Metropolitan Art Museum khi đó vẫn còn đóng cửa đại tu] tại các link dưới đây (theo thứ tự chữ cái Nhật Bản).

Có thể xem tranh của 7 người được giải tại triển lãm tuyển hội viên mới của hội Mỹ thuật Độc lập tại đây:

 

 

 

 Trung tâm Mỹ thuật Quốc gia
Hội Mỹ thuật Độc lập
Hội Mỹ thuật Chủ Thể

Sompo Japan
Bảo tàng Mỹ thuật Hoàng gia Ueno

 

Tranh của các hội viên Mỹ thuật Chủ Thể tại Triển lãm Mỹ thuật Chủ Thể 47 (2011) (theo thứ tự trong bảng chữ cái hiragana):

a (あ (a))

ka (か (ka))

sa-ta (さーた (sa-ta))

na-ha (なーは (na-ha))

ma-wa (まーわ (ma-wa))

Quá cố

Ý kiến - Thảo luận

11:00 Wednesday,25.3.2015 Đăng bởi:  ong Bắp
tranh bác Đăng riêng kĩ thuật vẽ là nể rồi
còn nội dung cháu không bàn vì không thích trường phái kiểu trừu tượng
rất cảm ơn bác Đăng vì cuốn "Sơ khảo kĩ thuật sơn dầu cổ điển".
...xem tiếp
11:00 Wednesday,25.3.2015 Đăng bởi:  ong Bắp
tranh bác Đăng riêng kĩ thuật vẽ là nể rồi
còn nội dung cháu không bàn vì không thích trường phái kiểu trừu tượng
rất cảm ơn bác Đăng vì cuốn "Sơ khảo kĩ thuật sơn dầu cổ điển". 
1:18 Wednesday,18.4.2012 Đăng bởi:  Thái Lai Đức Trần
JAPan ("Già Pàn" cũng giống nước ta. cũng có tranh pháo bàn ra tán vào._._ nước ta cũng giống "Già Pàn", cũng có tranh Pháo bàn vào tán ra.)
...xem tiếp
1:18 Wednesday,18.4.2012 Đăng bởi:  Thái Lai Đức Trần
JAPan ("Già Pàn" cũng giống nước ta. cũng có tranh pháo bàn ra tán vào._._ nước ta cũng giống "Già Pàn", cũng có tranh Pháo bàn vào tán ra.) 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả