|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhTranh luận giữa HS BIEM và Trần Lương quanh biếm họa 23. 04. 12 - 3:23 pmHs Biếm - Trần Lương
SOI: Trong bài “BIẾM HỌA RỒNG TRE 3: Đến xem nhanh nhé các bạn”, họa sĩ Trần Lương có phát biểu, đại ý như sau: Trước kia ta coi ngôn ngữ biếm họa là ngôn ngữ tuyên truyền, một dạng nghệ thuật quần chúng nhiều hơn, bản thân biếm họa với kinh nghiệm ở các nước phát triển là có thể đạt một tầm hàn lâm được. Nhưng tôi cảm giác cộng đồng biếm họa của ta trong giai đoạn này mới thức dậy thôi. Tôi hi vọng rằng với biện pháp chuyên môn, cách tổ chức chuyên nghiệp ngày càng chuyên nghiệp hơn sẽ giúp biếm họa thoát khỏi cái chất phong trào, sau đó chúng ta mới tính cách để làm cho hoạt động biếm họa trở nên chuyên nghiệp và thành một bộ môn hàn lâm. Ví dụ như ở Trung Quốc hay ở Nga, các nghệ sĩ dùng nhiếp ảnh trình diễn để làm biếm họa. Các tác phẩm của họ có thể bán 10.000 hay 20.000$ như một tác phẩm hàn lâm. Các tác phẩm biếm họa cũng được sưu tập rất nghiêm chỉnh và chất lượng nghệ thuật lên rất cao.
Không phải là không thể dùng những hình thức đương đại để làm biếm họa được… Tôi cũng nói thật với ban tổ chức là về khía cạnh chuyên môn, tôi chưa bằng lòng với kết quả đã đạt được… Tuy nhiên đây là tiến trình tích cực, khen thì khen nhiều rồi…, tôi muốn nói đến những vấn đề cần giải quyết và nâng tầm biếm họa lên mức hàn lâm và chuyên nghiệp hơn. Thực ra ta đang trả lại vai trò của biếm họa thôi… Đây cũng là nỗ lực của nhà tổ chức. Sự phát triển của biếm họa bị thụt lùi, vì tính phản biện của nó quá mạnh, nó không được thuận lợi… Hi vọng những tác động có tính chất tổ chức và học thuật sẽ tạo nên được một luồng gió mới, chứ các họa sĩ biếm họa lớn tuổi bây giờ gần như hết năng lượng rồi, họ cũng đã qua thời kỳ sáng tạo. Chúng ta phải có một đòn bẩy để tìm khuôn mặt trẻ trong tương lai.”
Độc giả hs biem đã có cmt lại như sau:
Tôi có vài ý kiến với ông giám khảo Trần Lương Việt Nam và các nước khác, nói chung, không giống nhau về bối cảnh lịch sử, cũng như văn hóa nghệ thuật, nên đừng bao giờ có chuyện thấy họ làm gì mình về làm theo. Chúng ta chỉ nên học tập các nước phát triển về cách làm ăn kinh tế, phát triển giao thông, thể thao v.v…, sao chép văn hóa nghệ thuật (VHNT) là việc làm tối kị. Tranh nước ngoài thiên về hài hước, vui cười, cũng không có gì khó hiểu và cao siêu, thi thoảng, họ đánh đố người xem bằng một ý tranh… tối thui (khó hiểu), có người cho đó là triết học, là hàn lâm…, còn tôi nghĩ; ta không hiểu tranh bạn đôi khi chỉ vì ta chưa hiểu đặc thù văn hóa của họ, ví như: bức tranh Cá hóa thạch có thể người nước ngoài không hiểu vì họ không biết đến dòng tranh dân gian Việt Nam. Ta cũng không nên đánh giá bằng hiện kim, giá 10.000 – 20.000USD tương đương 40 triệu VNĐ đối với thu nhập nước họ là không có gì ghê gớm, (mà cũng mới chỉ nghe ông Trần Lương nói, không thấy dẫn chứng). Ở Việt Nam, nếu mang ý nghĩa từ thiện, có thể còn bán cao hơn giá đó.
Theo tôi, Biếm họa Việt Nam (BHVN) không đáng phải tự ti như vậy, chẳng phải ông họa sĩ biếm Lý Trực Dũng đã từng không dưới một lần đoạt giải biếm họa ở nước người? Chẳng phải cố họa sĩ CHÓE đã từng được các nước phát triển vinh danh là một những họa sĩ biếm hàng đầu của thế giới? Vấn đề đáng nói ở đây phải là điều kiện và môi trường cho biếm hoạc Việt Nam phát triển, vì về tiềm lực Việt Nam không phải là quá kém.
Tranh BHVN vẫn đang đứng trước vách núi rất cao, khó thể vượt qua, đó là cơ chế thị trường, bởi từ lâu biếm họa vẫn sống “kí sinh” trên báo chí mà tòa báo lại là doanh nghiệp, họ có quyền lựa chọn và đòi hỏi theo tiêu chí của họ. Biếm họa mang tính phê phán nhưng nó lại được che đậy bằng hình vẽ, nên trước khi sử dụng, tòa báo (doanh nghiệp) sẽ phải cân nhắc thiệt hơn (trừ một vài tờ báo có họa sĩ biếm riêng), và đa phần họ sẽ ngại trách nhiệm, ngại đụng chạm… nên tiêu chí của họ là tranh phải sáng ý, nghĩa là phải thật dễ hiểu, chữ nghĩa rõ ràng, đề tài thì quanh quẩn chống bia rượu, bài bạc, tệ nạn… nhiều lắm thì cũng chỉ phê phán về giao thông hay giáo dục… (tức về các đơn vị hành chính sự nghiệp), có ai gửi tới tranh hay về điện đóm, xăng dầu, giá sữa..v.v.. tòa báo sẽ không dại gì đăng vì có thể bị cắt hợp đồng quảng cáo…
Trong bối cảnh trên, họa sĩ biếm sẽ phải tự bươn trải, phải tự nắm bắt được cái “nguyên tắc vàng” này để điều chỉnh tranh vẽ của mình sao cho phù hợp, dù họa sĩ biếm cũng tự biết tranh của mình vẽ càng ngày một “sến” đi, nhưng rồi cũng đành, bởi muốn là họa sĩ biếm thì phải vẽ, mà vẽ thì phải đăng báo, còn vẽ mà chỉ để vợ con coi thì nghỉ là thượng sách, trừ khi cuộc thi Biếm họa báo chí Việt Nam (BHBCVN) được tổ chức… 1tháng/lần, vì ở đây không áp dụng “nguyên tắc vàng”, tranh BHVN vì thế còn phải tự kềm giữ ở trình độ tầm tầm cỡ vài ba thập kỉ nữa, Ban giám khảo (BGK) đừng có hi vọng làm cuộc cách mạng Biếm họa bằng vài cuộc thi quá nhiều hạt sạn, muốn san bằng quả núi cần phải có cây đèn thần của Aladin, cây đèn thần đó hiện đang nằm dưới đáy hồ Tây. Nói vậy có nghĩa phải tốn rất nhiều công sức của rất nhiều người, ví như cuộc thi BHBCVN này là một cái gầu thì cần có rất nhiều người để tát cạn hồ Tây, cuộc thi phải thu hút thêm nhiều người yêu thích biếm họa (hơn là người vẽ biếm họa). Đến lúc nào đó báo chí phải thay đổi tiêu chí của mình, khi mà họa sĩ biếm và tòa báo hoán đổi vị trí cho nhau, lúc đó tôi chắc BHVN sẽ cất cánh.
Thôi thì cứ để BHVN như cái anh nông dân chân chất, sau ngày cày cuốc mệt nhoài, bên ấm trà, chén rượu cười cợt sự đời vu vơ, đừng bắt nó phải thắt cổ cồn vào viện hàn lâm chi cho tội nghiệp. Ông giám khảo Trần Lương đã có học vị, học hàm gì về biếm họa mà phát biểu cứ như một… giáo sư biếm họa. Vị giám khảo này cần nhớ: trong các thí sinh dự thi có những người đáng kính vừa cao tuổi đời, vừa cao tuổi nghề, vì thế kiến thức về biếm họa của họ chắc chắn không phải là số 0…. * Trần Lương trả lời hs biem
Thưa bác họa sĩ biếm, – Bác không phải người đầu tiên giảng dạy cho tôi về tình trạng tâm sinh lý của họa sĩ biếm Việt Nam (như giọng văn của bác thì bác chính là một họa sĩ biếm gạo cội đại diện cho cả cộng đồng biếm họa Việt Nam!). Và bác còn thắc mắc về học hàm, học vị biếm họa của tôi. Xin thưa với bác tôi không phải họa sĩ biếm và không có học hàm học vị biếm chuyên nghiệp gì đâu ạ! Trong lần họp báo cúp Rồng Tre lần I cách đây 2 năm, có họa sĩ công huân đã đứng lên phát biểu rất nặng lời, ông khó chịu về việc giám khảo Nguyễn Quân (nêu rõ tên) và ám chỉ cả tôi (không nêu tên) là có vẽ biếm đâu mà ngồi trong ban giám khảo. Tôi nghĩ câu này nên để chính những ngọn cờ đầu có học hàm, học vị trong ngành biếm họa tìm câu trả lời, và ai có học vị biếm thì xin nêu tên ạ. – Tôi được ban tổ chức mời tham gia tổ chức giải Rồng Tre với tinh thần từ thiện không ăn lương, công việc thậm chí không hấp dẫn như những việc tôi vẫn làm (còn bị ném đá nữa chứ); làm từ thiết kế, chấm giải, vận động tài trợ, đóng góp ý tưởng… Lòng chỉ những mong biếm họa nóng sốt và làm rung chuyển những gì xấu xí… – Biếm họa chẳng của riêng ai, các họa sĩ hàn lâm đã từng vẽ biếm rất hay qua nhiều giai đoạn như Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Mai Văn Hiến, Sĩ Ngọc… Ta cũng có những họa sĩ biếm vẫn đăng tranh trên báo mà vẫn có tranh nặng kí (không nhạt nhẽo vì hoàn cảnh như bác họa sĩ biếm nói đâu): như bác Nguyễn Nghiêm, họa sĩ CHÓE, như anh Lý Trực Dũng… hay như Thành Phong với Sát thủ đầu mưng mủ…
– Tôi rất mừng vì nhận thấy giọng tự ái trong comment của họa sĩ biếm, hy vọng có tự ái thì mới may ra đỡ bạc nhược và yếm thế như trong comment trên. Hoàn cảnh lịch sử là thực tế không ai tránh được, yếm thế là chuyện thường tình nhưng xin đừng quảng bá nó! – Theo bác họa sĩ biếm thì biếm họa phương Tây vứt đi! Và bác dạy là không nên sao chép văn hóa nghệ thuật! Ơ, tại sao lại có đề tài sao chép VHNT? Tôi phải tìm ngay xem mình có kêu gọi mọi người sao chép phương Tây ở đâu không mà chưa thấy. Tôi chỉ dẫn chứng về các cách sáng tạo đa dạng và còn đứng vững được trong thị trường thôi (sợ nhất mấy ông to mồm khinh tiền, nhưng lại vẫn phải bẻ giọng để lĩnh mấy đồng nhuận bút hẻo). Tôi chỉ biết chuyên ngành biếm họa là đồ nhập khẩu từ phương Tây, cũng như kịch nói, hội họa giá vẽ, opera, nhạc giao hưởng… nếu tất thảy những món này mà ta hơn nơi sinh ra nó thì có phúc đức quá! – Nếu bác họa sĩ biếm và “những người đáng kính vừa cao tuổi đời, vừa cao tuổi nghề” mà nhiều tâm huyết, hoài bão và phải khinh tiền bạc nữa, thì cứ vẽ cho thật lòng, chất lượng nghệ thuật “không phải là quá kém” rồi post lên mạng có khối người xem, đóng góp cho xã hội vô biên (chứ không chịu vẽ tâm huyết chỉ để cho vợ con xem – khinh vợ con ra mặt!). Với cái nick “họa sĩ biếm” của bác thì an toàn tuyệt đối, bố ai biết bác là ai, thoải mái nổ vang trời ạ! – Tôi không dám nói ai là số 0 cả! Chỉ thấy thoái trào lặng tiếng thì cũng học các họa sĩ biếm khích bác tí thôi (thế mà cũng hiệu quả). Mong bác bình tâm! Kính thư…
* Hs biem tiếp tục trả lời Trần Lương Cảm ơn ông GK Trần Lương đã có cmt trả lời cho tôi, tuy rằng cmt của ông đã cố ý chan nhiều… chất ”biếm họa” nhưng thôi chả bức xúc làm gì cho nhọc thân. Tôi chỉ bàn cãi với ông một vài tí thôi: – Vì sao những quan điểm “định hướng” của ông không được đăng trên trang wed chính thức của cuộc thi BHBCVN? để những người quan tâm đến BH tham khảo (việc này tôi rất không hiểu) hay là… – Ông họa sĩ công huân phát biểu rất có lý vì đã thi biếm họa thì phải có nhiều người hoat động về biếm họa trong BGK, mà BGK 7 người ở cuộc thi BHBCVN mà chỉ có 28,5% có chuyên môn về BH là không cân xứng, ông ấy nói như vậy là chuẩn xác, (nếu là tôi trong trường hợp này tôi sẽ trả mũ ngay). Tuy nhiên, BTC đã trao cho ông cây bút đỏ thì ông có quyền giữ chặt nó, hoăc không, vì theo tôi được biết thì chẳng có ai có học vị về BH đâu ạ. Hẳn ông cũng biết những họa sĩ biếm “vẽ rất hay, vẽ tranh nặng ký, không nhạt nhẽo”… không tự nhiên làm được mà phải có “thương hiệu” (nếu không, tôi chắc tranh hay, nặng ký này sẽ vào thùng rác), mà quá trình làm nên ”thương hiệu” đâu có dễ như ông nói, (“những họa sĩ biếm vẫn đăng tranh trên báo mà vẫn có tranh nặng kí“ này cũng chỉ còn ông họa sĩ Lý Trực Dũng) mà “thương hiệu” của ông này thì ai cũng biết với vai trò trưởng ban GK. Ông có vẻ chỉ nhìn biếm họa một cách phiến diện. Đúng vậy, nên ông mới bảo cái nhìn của tôi là yếm thế, là bạc nhược. ”Yếm thế là chuyện thường tình” nhưng dám nói cái yếm thế thì lại có người nói được, có người không. – Tôi không nói BH phương Tây là vứt đi, và có người hướng ngoại thì cũng có người hướng nội, tôi nói làm theo (nghĩa là sao chép chứ gì nữa) thì có làm tốt cách mấy cũng không bằng người ta. Ông dẫn chứng cách làm của nước ngoài thì không phải hướng mọi người noi theo thì là gì?. Ông đừng nói khinh tiền vì không ai khinh tiền cả mà cơ bản là khinh hay quý cách làm ra tiền thôi, tôi rất quý những đồng tiền tôi làm ra từ sức lao động. Đúng là có nhiều món VHNT du nhập từ phương Tây thật, nhưng phát triển theo “cách của mình”, khác với “bắt chước”. hòa nhập hay hòa tan là do nhận thức.
– Tôi mà còn tâm huyết hoài bão nỗi gì, ông “biếm” vừa chứ, chính ông đã bảo “các họa sĩ biếm họa lớn tuổi bây giờ gần như hết năng lượng rồi, họ cũng đã qua thời kỳ sáng tạo” (việc này ông căn cứ vào đâu mà khẳng định vậy nhỉ?) như tôi, kiếm được đồng nhuận bút ngay thẳng là vui chết rồi, ông đừng xui tôi vác tù và, mà tôi không hiểu sao ông lại hiểu “để vợ con xem“ là khinh vợ con ra mặt, tôi xin “dịch” ra ý câu nói: ”vẽ chỉ để vợ con coi” đại ý là: tranh biếm mà không ra được với công luận thì nghỉ là thượng sách, ông hiểu chưa ạ? – Tôi sẽ chẳng nổ gì cả (mà hình như là ngược lại). Ở cái thời buổi 9 tuổi đã có thể tải thông tin lên mạng thì người dùng internet phải có bản lĩnh, thấy thông tin nào đáng quan tâm thì quan tâm còn không thì cho qua, chẳng quan trọng gì cái nick. Tôi dùng nick nhưng sẽ không xúc phạm ai, trừ khi ai đó xúc phạm tôi….
* Bài liên quan: – BIẾM HỌA RỒNG TRE 3: Đến xem nhanh nhé các bạn
Ý kiến - Thảo luận
15:54
Saturday,25.10.2014
Đăng bởi:
phó thường dân
15:54
Saturday,25.10.2014
Đăng bởi:
phó thường dân
cháu thấy tranh biếm của tây có cái hay là chỉ đích danh người cần biếm, mà không sợ bị đì, nói hộ tâm lý đám đông hoặc phản ánh sự thật trong cuộc một cách hài hước mà không bị coi là khi quân phạm thượng, còn biếm ở Việt Nam, nó hời hợt như điểm tin loa phường lúc 6h sáng, vì chả ai dám vẽ đích danh cái mà họ biết cả, thế nên không sâu, với lại cháu thấy, bản thân các ông vẽ biếm ở bển không chỉ đứng danh là hoạ sỹ đâu ạ, họ còn là người quan sát xã hội và có cộng đồng cung cấp các thông tin hành lang với đủ các thông tin về chính trị, xã hội vân vân và vân vân. Nghĩa là tuy cái tranh ấy ngớ ngẩn, nhưng nó luôn có thông tin kép. Chứ không hồn nhiên cô tiên như tranh biếm Việt Nam.
14:28
Monday,14.5.2012
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
thanhtung: "...Thành Phong là tác giả vẽ truyện tranh, loại truyện tranh hài hước chủ yếu bằng ngôn ngữ tuổi “teen”, chứ không phải hs biếm họa..."
Zạ, theo cháu hiểu thì tuổi nào cũng có thể biếm, có thể hài được chớ. Tại sao "teen" lại không được biếm nhỉ? Mà hài hước pha tí a-cay thì đã là rõ là biếm chớ nhỉ? Mà anh Thành Phong có vẽ sát-thủ-đầu ...xem tiếp
14:28
Monday,14.5.2012
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
thanhtung: "...Thành Phong là tác giả vẽ truyện tranh, loại truyện tranh hài hước chủ yếu bằng ngôn ngữ tuổi “teen”, chứ không phải hs biếm họa..."
Zạ, theo cháu hiểu thì tuổi nào cũng có thể biếm, có thể hài được chớ. Tại sao "teen" lại không được biếm nhỉ? Mà hài hước pha tí a-cay thì đã là rõ là biếm chớ nhỉ? Mà anh Thành Phong có vẽ sát-thủ-đầu-mưng-mủ chỉ để quấy-tếu mô? Anh Phong vẽ rất nhiều bức cũng châm-biếm phết, phải không chú thanhtung? Lúng-túng ghê gớm !
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
cháu thấy tranh biếm của tây có cái hay là chỉ đích danh người cần biếm, mà không sợ bị đì, nói hộ tâm lý đám đông hoặc phản ánh sự thật trong cuộc một cách hài hước mà không bị coi là khi quân phạm thượng, còn biếm ở Việt Nam, nó hời hợt như điểm tin loa phường lúc 6h sáng, vì chả ai dám vẽ đích danh cái mà họ biết cả, thế nên không sâu, với lại chá
...xem tiếp