|
|
|
|||||||||||||
Tin tứcTin-ảnh: 5 triển lãm hay trong tháng Năm 18. 05. 12 - 8:07 amHữu Khoa tổng hợp
(Về triển lãm này, mời các bạn đọc thêm bài “MỘT BỨC TRANH LỚN HƠN của David Hockney: To hơn, tươi hơn, nhưng chẳng nói lên điều gì đặc biệt”)
Ý kiến - Thảo luận
9:49
Saturday,19.5.2012
Đăng bởi:
Nguyễn Đình Đăng
9:49
Saturday,19.5.2012
Đăng bởi:
Nguyễn Đình Đăng
@ Dinh cong dat
Tôi đã được xem “Urban Light” của Chris Burden cách đây đúng một năm tại Los Angeles. "Urban Light” của Chris Burden là một trong những tác phẩm mà nếu đã một lần được "nhìn tận mắt, sờ tận tay", sẽ không bao giờ quên được. Khi tôi nhìn thấy ảnh chụp“Chung sống”của Xu Jiang, “Urban Light" của Chris Burden lập tức hiện lên trước mắt tôi. Đó là cảm giác tức thời, đầu tiên. Tôi chưa thể nói gì thêm về "Chung sống" của Xu Jiang vì cái hiện nay tôi được thấy chỉ là vài tấm ảnh hiện trên màn hình PC. Trong bài "Tiếng đàn của Ivo Pogorelich" tôi đã nhận xét rằng: "Một người bình thường thích âm nhạc và nghệ thuật qua con đường học vấn dễ bị điều kiện hoá bởi những gì chính thống cho là hay là đẹp. Tiềm thức con người luôn so sánh những gì mình đang nhìn thấy hoặc đang nghe thấy với những gì đã từng nhìn và nghe thấy, nay còn đọng lại trong trí nhớ. Kho dữ liệu ấy luôn đi kèm với những tiêu chuẩn về cái hay cái đẹp mà con người được dạy và được học. Chính cái nền học vấn và văn hoá này đã khiến người ta không còn vô tư khi thưởng thức nghệ thuật." (Xem toàn bài tại: http://nguyendinhdang.wordpress.com/) Vấn đề ở đây là thái độ của người ta khi thưởng thức cũng như khi sáng tác. Nếu trong lúc thưởng thức, mỗi khi ta phát hiện tác phẩm của người này có gì giống với tác phẩm của ai đó đi trước - một điều không thể tránh khỏi trong đại đa số trường hợp - mà lòng ghen tị của ta để cái "phát hiện" đó choán hết tâm trí ta, thì điều đó sẽ vô hình chung giết chết khả năng nhìn thấy những cái hay trong tác phẩm. Jean de La Bruyère từng nói: "Khoái cảm mà ta cảm thấy khi phê bình đã cướp đi của chúng ta khả năng rung động trước những gì rất đẹp.") Về phương diện sáng tác, nghệ thuật có tính kế thừa. Người đi sau thừa hưởng thành tựu của người đi trước để tạo nên cái hay của riêng mình. Bởi vậy giống nhau trên đời này thì không có gì là lạ. Giống nhưng vẫn khác. Khác mà vẫn có nhiều điểm giống. Hai chị em ruột, tuy khác nhau, nhưng có những nét giống nhau do di truyền từ bố mẹ. Trong khi đó, hai người cùng hoá trang bắt chước Mike Jackson, thì tuy vẻ ngoài nhác trông có thể rất giống nhau, nhưng thực ra họ khác hẳn nhau, và dĩ nhiên là khác Mike Jackson. Họ cố tình giống nhưng vẫn khác về bản chất. Vấn đề ở chỗ hiểu "kế thừa" như thế nào. Kế thừa không phải là sao chép vẻ giống bề ngoài của tiền bối, mà là tự suy nghĩ lại, trải nghiệm lại các ý tưởng, thành tựu của người đi trước. Một khi những ý tưởng, thành tựu đó ngấm vào mình, trở thành tự nhiên trong mình, thì khi đó mình mới có được những sáng tạo trong các phát triển của mình trên cơ sở của những ý tượng và thành tựu của tiền bối, của “tương đồng", chứ không chỉ đơn thuần là một sự “tương tự". Tôi cũng đã bàn về đề tài này khi trao đổi với bạn Em-có-ý-kiến sau bài "Giá trị của nghệ thuật" tại http://soi.com.vn/?page_id=350&post_ID=71894
22:40
Friday,18.5.2012
Đăng bởi:
Dinh cong dat
Bạn Đăng lại giống chị Natasa rồi
...xem tiếp
22:40
Friday,18.5.2012
Đăng bởi:
Dinh cong dat
Bạn Đăng lại giống chị Natasa rồi
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Tôi đã được xem “Urban Light” của Chris Burden cách đây đúng một năm tại Los Angeles. "Urban Light” của Chris Burden là một trong những tác phẩm mà nếu đã một lần được "nhìn tận mắt, sờ tận tay", sẽ không bao giờ quên được.
Khi tôi nhìn thấy ảnh chụp“Chung sống”của Xu Jiang, “Urban Light" của Chris Burden lập tức hiện lên trước mắt tôi. Đó l
...xem tiếp