|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnĐối thoại: Có nên độ lượng với Nhái? 21. 11. 11 - 5:42 pmMinh Thành, Huy Thông, Lý Chuồn Chuồn(Đây là cmt xung quanh bài “Tranh nhái: Hãy để chồn ăn cà phê rồi nó sẽ ỉa“. Xin đưa lên thành bài để các bạn dễ theo dõi.)
PHẠM HUY THÔNG Anh Minh Thành ơi. Bài viết của anh, phần hai, nói về tranh chép tranh nhái, em không đồng tình chút nào. Em cũng nể anh thật, thằng nào mà nhái tranh em (tất nhiên đến bây giờ vẫn chưa vì tranh em bán vẫn ế) thì em lôi nó ra kiện ngay ấy chứ. Em cũng muốn viết vài câu đối đáp lại với anh. Nhưng trước tới giờ em đối đáp nhiều mọi đâm ra thành lắm mồm. Chỉ mong chia sẻ với anh một chuyện này, mong rằng anh lớn tuổi hơn, đi nhiều hơn có thể có vài lời an ủi em. Chả là bên này, em đang hay đi chơi cùng một thằng Maroc và một thằng Bănglades. Maroc là cái nước nào? Toàn cát với cát, kinh tế, văn hóa cũng chẳng hơn được Việt Nam. Thế nhưng Maroc lại có một gian ở Venice Bienale. Còn Việt Nam thì không có. Bănglades là cái nước nào? Toàn lũ với lụt, kinh tế sập xệ, cũng mới thoát khỏi chiến tranh không sớm hơn Việt Nam là bao. Vậy mà Bănglades cũng có một gian ở Venice Biennale. Còn Việt Nam sao vẫn chưa có. Hình như các curator ngại đụng vào Việt Nam hay sao ý, các vị ấy mà gắp nhầm phải con nhái nào thì cả mâm cơm của các vị ấy đi tong hết. Thằng Maroc và thằng Bănglades hỏi em, chả biết chúng nó có mỉa không: “Ơ thế Việt Nam chúng mày không được phân nhà nào trong Venice Biennale à?”. Em cay quá nhưng vẫn phải giả lả cười: “Ờ để tao về hỏi anh Nguyễn Minh Thành xem tại sao đã”. Lại thêm một chuyện nữa em muốn xin phép anh. Anh không cho em vẫn cứ làm. Anh nói: “Nhưng thấy ai vẽ giống thì tôi không có quyền hạn gì can thiệp và tôi cũng không có ý muốn can thiệp. Không những thế, tôi còn thấy có phần vui vì tranh của mình có giá trị hay ảnh hưởng nào đó.” Vậy trong năm tới em sẽ chép ba hoặc bốn bức tranh của anh, chuyển chất liệu sơn dầu khổ to, triển lãm nghệ thuật đàng hoàng. Lúc đó anh đừng có mắng em nhé. Mời anh và bà con đón xem em “nhái” vụ này ra làm sao.
NGUYỄN MINH THÀNH Thông thân mến, Anh cũng từng có những cảm giác ấy như em khi xem một số triển lãm quốc tế. Anh cũng suy nghĩ về điều đó. Một nguyên nhân lớn nhất không dễ nói trong vài ba câu để có thể giải thích được, đó là chính trị. Mà chính trị thế nào lại liên quan đến tính cách và văn hoá. Những điều này nếu Thông quan tâm anh có thể trao đổi riêng với Thông vì nó cần phải nhìn từ tốn ở nhiều góc độ và cần nhiều thời gian. Việt Nam mà có một gian ở Venice Bienale thì thật là vinh dự, anh hy vọng điều đó sẽ sớm xảy ra. Nhưng trong khi còn chưa xảy ra thì chúng ta còn nhiều việc để làm với học hành và sáng tác. Mình cũng không cần phân tán tư tưởng nhiều. Trong bài nếu em đọc kỹ, em sẽ thấy là anh không cổ vũ cho “Nhái”. Nhưng thái độ của chúng ta nên thế nào với “Nhái”? Với anh thái độ độ lượng sẽ là tốt nhất. Ý định em sẽ chép mấy tranh của anh, với anh thật là thú vị. Anh đã mường tượng thấy những lợi ích của việc ấy, nếu như em thực hiện. Tranh của anh cũng đang ế, may ra sau khi em “nhái” người ta lại nhớ đến anh nhiều hơn và rất có thể bán được nhiều hơn. Em “nhái” đẹp hơn thì sẽ làm anh nhận ra chân tướng của chính anh rõ hơn và anh sẽ có cơ hội tiến bộ vì điều đó. Em “nhái” không đẹp hơn thì giá trị của tranh anh trong mắt mọi người được đề cao hơn. Chưa kể anh chưa cho ai được cái gì, nếu một chút vì anh mà em kiếm được tiền từ những bức tranh ấy thì chẳng phải ngồi không mà được phúc đó sao? Chưa kể khi Thông vẽ, thể nào cũng có cái gì đó hay trong các bức tranh ấy của riêng Thông mà chắc chắn anh sẽ không có, khi ấy anh sẽ xin phép em cho anh nhái lại bổ túc cho tranh của anh. Hiện giờ anh chưa thấy ra cái thiệt (có thể thấy lợi mờ mắt chăng!) Nhưng đó là một ý thú vị, Thông cứ thử làm xem sao. Anh hứa là nếu sau này có gì thiệt hại xảy ra cho anh, anh sẽ cắn răng chịu mà không phàn nàn với Thông một câu. Chỉ cần đừng ký tên giống anh vì điều đó là phạm pháp. Cũng rất có thể, từ thí nghiệm này mà chúng ta có thể chứng minh cho mọi người thấy “Nhái” không đến nỗi làm phiền chúng ta như mọi người vẫn nghĩ, mà lại còn mang lợi cho cả hai ta. Chúng ta có thể làm cả một project về “Nhái” nữa. Ví dụ: em nhái một tranh của anh, sau đó đưa qua anh nhái lại bức tranh em vừa nhái đó, rồi em lại nhái tiếp bức anh nhái của em, cứ thế, cứ thế… Ví dụ khoảng 20, 40 bức gì đó được anh và em nhái lại nhau, chúng ta sẽ có một tác phẩm đặt tên đàng hoàng là: “Nhái – painting”. Ai biết, có thể rất hay thì sao? Vậy thay vì bực tức và lo lắng về “nhái”, mình nên để tâm vào sáng tạo. Thế thì có thể con đường đến Venice sẽ ngắn hơn. Cảm ơn Thông và chúc Thông vui khỏe bên đó.
PHẠM HUY THÔNG Thế là anh Thành có lời rồi nhá. Em sẽ lên kế hoạch cho “Nhái” project của em. Sẽ nhái khoảng bốn bức thôi, em làm project này không vì lợi nhuận, sẽ bằng cách này hay cách khác huỷ tác phẩm ngay trong triển lãm. Còn có ai mua cái đống bị huỷ đó không thì kệ họ. Còn anh Thành hoặc ai khác mà nhái tranh của em, em sẽ kiện họ đến cùng. Vì đơn giản quan điểm của em về Nhái khác với anh Thành. Em không thích sống chung với Nhái, mặc dù vẫn phát hiện ra nhiều nhái lắm, rồi dần dần sẽ chỉ ra cho cả làng xem. Cũng phải nói thêm, ý tưởng nhái lần một rồi dùng bức nhái để nhái tiếp xem “tam sao thất bản” sẽ đi đến đâu như anh Thành nói, thực ra đã có hoạ sĩ làm rồi. Đó là một bạn khoai tây đi thuê các thợ vẽ Hà Nội vẽ đi rồi vẽ lại một bức ảnh. Chuỗi tác phẩm biến đổi theo từng tay thợ chép đó đã bày ở Nhà Sàn Đức. Vậy ý tưởng đó, đáng tiếc đã có người làm mất rồi.
NGUYỄN MINH THÀNH Thông thân mến, Cái project em vừa nói cũng rất hay. Anh tin nếu em làm sẽ rất hấp dẫn, và anh cũng có phần vinh dự trong đó. Còn cái project anh nói kia là một ví dụ thôi, may quá cũng chưa làm. Nhưng nó cũng góp phần chứng minh thêm rằng, ở thời điểm hiện nay, rất dễ bị trùng hợp. Giả sử Thông không biết ở nhà sàn, rồi mình làm cái đó thì cũng sẽ bị mắng là “nhái”. Đến “nhái” mà cũng bị “nhái”! Chúc project thành công nhé.
LÝ CHUỒN CHUỒN Gởi họa sĩ Nguyễn Minh Thành, Tôi đã từng rất yêu tranh của bạn, và sẽ tiếp tục như thế. Nhưng vì là người theo dõi mỹ thuật Việt Nam từ xa,nên tôi cũng được nghe nhiều ý kiến phản hồi từ những người bạn chơi tranh Việt Nam ở phương xa, tôi đã vô cùng tức giận khi nghe họ nói về lý do tại sao trước đây họ rất yêu tranh Việt Nam, mà bây giờ họ phải rời xa nó, với thái dộ coi thường họa sĩ đương thời của Việt Nam. Tôi đã tức giận vì tự ái dân tộc là chính, nhưng khi nghĩ lại thấy ý kiến của họ không sai, khi họ phát hiện ra rằng họ đã bỏ một số tiền không nhỏ để mua phải tranh nhái, hoặc tranh chép. Đối với những người nầy, họ tức giận vì số tiền họ bị mất là một phần, mà họ tức giận vì họ mang cảm giác bị lừa đảo là chính. Bạn đừng nói rằng “bọn Tây nó thích, nó mua thì nó ráng chịu”, Tây nó thích nó mua, mà nó không tìm hiểu gốc tích rõ ràng bức tranh của một họa sĩ mà nó yêu thích là vì nó tôn trọng bạn và nó tin bạn đấy. Và bạn có biết sự thất vọng và khinh bỉ của họ đến cỡ nào khi niềm tin của họ bị phản bội không? Để cho người ta khinh bỉ như thế thì sự tức giận của tôi là có cơ sở, chắc bạn quá cao đạo nên ù lì trước sự coi thường của người khác, miễn tiền thầy bỏ túi là được rồi chứ gì? Bạn có quyền yêu ai đó và bảo vệ người mình yêu, nhưng đừng vì thế mà xúc phạm người khác. Bạn cũng thú nhận rằng hiện thời tranh của bạn đang ế, vậy bạn có nghĩ rằng đó là hệ quả của sự mất lòng tin vào thị trường tranh Việt Nam của đa số những nhà sưu tập tranh châu Á ở nước ngoài không? Bây giờ mua tranh Việt Nam, các nhà sưu tập chỉ còn biết dựa vào uy tín đã dược khẳng định của một số rất ít galerie ở Việt Nam, mà trong đó có Sàn Art, vậy thì chúng ta phải làm gì để duy trì sự tin cậy còn quá ít ỏi nầy? Bênh con cũng có nhiều cách để bênh con, đôi khi đánh nó là bênh nó đấy, thái dộ xắn váy lên để chửi cả làng nhà nó dám đụng đến con bà, thì Chuồn Chuồn rất ư là cảm phục đại họa gia Nguyễn Minh Thành! Bạn cần một chút dịu dàng của mùa thu Paris mà làm gì khi bạn không trung thực với chính bạn? Phải chăng bạn luôn dịu dàng để dể đánh lừa kẻ khác, và bạn đã tìm được sự đồng cảm nầy ở Đại họa gia Nguyễn Thái Tuấn?
NGUYỄN MINH THÀNH Kính gửi quí anh hay quí chị Lý Chuồn Chuồn, Tôi xin được cảm ơn và luôn ghi nhớ tình cảm quí anh, chị dành cho tranh của tôi. Tôi cũng cảm thông với những tức giận mà anh, chị đã phải trải qua. Nhưng nếu chúng ta tức giận và trút giận như thế nào? Đó mới là quan trọng. Nhưng quan trong hơn là ít bị tức giận, ít hơn và ít hơn… Lòng tự ái và tự hào dân tộc là tốt, là cần thiết, nhưng tôi thấy nếu không tinh tế nó sẽ bị quá. Tôi thử gợi ý rằng: nếu chúng ta dám quên dân tộc đi, mà chỉ nhớ mỗi chính mình thôi, mình có thể không dân tộc, hoặc có thể bất cứ dân tộc nào. Thì khi ấy cái mình còn sẽ là gì? Cái mình mất sẽ là gì? Những kiêu hãnh, tự hào và tự ái dân tộc là nguyên nhân chính dẫn đến rất nhiều chiến tranh trên thế giới này. Cứ cho rằng nỗi tức giận của quí anh, chị là có lý, mới chỉ dừng lại ở tức giận thì còn chưa sao, nhưng nếu đến mức quí anh, chị quay về đánh người làm mình giận, người ta theo tự nhiên sẽ phản kháng, như thế rồi chẳng phải sẽ tạo ra nội chiến sao? Nếu tự hào dân tộc quá mà đoàn kết trong dân tộc thì sẽ lại đi chinh phạt các dân tộc yếu hơn mình và đó chẳng phải là chiến tranh thế giới đó sao? Tôi muốn lưu ý ở chữ “quá”. Tôi cũng đã nói là nếu mình thấy người ta ngu hơn thì mình dạy người ta. Mình muốn dạy người ta thì mình phải văn minh hơn. Rồi dạy người ta như thế nào mới lại cần biết bao tâm huyết. Vậy chuyển hóa nỗi tức giận theo cách ấy cũng đâu có dở? có thể là khó và cần kiên nhẫn hơn. Tôi sẽ rất cảm phục nếu quí anh, chị vì tự ái dân tộc mà can đảm sống làm chứng tá cho người Việt Nam kiêu hãnh, đứng giữa Paris, vượt lên toả sáng cho mọi người ngưỡng mộ thì tôi tin sẽ lợi lạc rất nhiều cho dân tộc. Việt Nam đã mang tiếng thì lại cần những người có thể rửa được tai tiếng. Còn mình bị nhục vì tai tiếng mà về đánh đòn đứa ngu dại trong nhà đã làm mình tai tiếng, thì đã khổ lại chồng chất thêm đau khổ. Tôi dám chắc một điều, người ta chỉ có thể vì sợ mà không phạm lỗi, nhưng người ta không học được tự giác không phạm lỗi. Tôi kỳ vọng ở những người yêu nghệ thuật cao thượng, thú thật tôi cũng gặp một số người mua tranh, nhưng quả thực họ thiếu văn hóa nhiều lắm, họ rất dễ tức giận khi bị lừa và luôn canh cánh lo bị lừa. Những người mua tranh như thế giống như người mua đồ hiệu, họ sẽ hài lòng hơn khi mua cái hiệu đó nhưng không thưởng thức được nhiều từ chính món đồ đó. Tranh có chỗ giống và cũng có chỗ khác hơn đồ hiệu. Cuối cùng, tôi xin ghi nhận lời quí anh, chị về sự không trung thực với chính mình của tôi, tôi sẽ cố gắng sửa mình và luôn hy vọng có ngày xứng đáng được đón nhận một chút dịu dàng của Paris. Tôi rất cảm ơn tất cả các quí vị đã có ý kiến và lắng nghe những thảo luận bổ ích vừa qua. Tôi xin phép được tạm dừng ở đây nhưng tôi vẫn lắng nghe những ý kiến của quí vị nếu có. Xin chúc mọi điều tốt lành,
* Bài liên quan: – Tranh nhái: Hãy để chồn ăn cà phê rồi nó sẽ ỉa Ý kiến - Thảo luận
0:01
Wednesday,30.11.2011
Đăng bởi:
Bí Náo Lì
0:01
Wednesday,30.11.2011
Đăng bởi:
Bí Náo Lì
Chào bạn Phạm Huy Thông,
Không phải curator ngại đụng vào Việt Nam, chỉ có chính phủ Việt Nam ngại đụng vào mĩ thuật đương đại thôi. Không gian triển lãm quốc gia của Maroc và Bănglades ở Venice Biennale điều do chính phủ của nước họ tự ra tiền mướn chổ, tự dựng chương trình. Nhà tổ chức Venice Biennale chỉ tổ chức và trang trải chi phí cho cuộc triển lãm nhóm quốc tế ở không gian vườn Giardini, tòa nhà Arsenal, và không gian quốc gia Italy thôi. Họa sỹ Jun Nguyen-Hatsushiba và Dinh Q. Lê đã từng được mời tham gia cuộc triển lãm này. Tất cả không gian triển lãm quốc gia trong cuộc triển lãm Venice Biennale điều tự chính phủ của nước đó trang trải. Chính phủ Việt Nam có thể dựng không giang triển lãm quốc gia trong tất cả cuộc triển lãm Venice Bienale trong tương lai niếu họ tự ra tiền mướn không gian và dựng chương trình.
10:22
Wednesday,23.11.2011
Đăng bởi:
Phạm Huy Thông
Ô. Nếu thế thì thành thật xin lỗi đã nhầm anh Trần Lương. Sơ xuất, sơ xuất.
...xem tiếp
10:22
Wednesday,23.11.2011
Đăng bởi:
Phạm Huy Thông
Ô. Nếu thế thì thành thật xin lỗi đã nhầm anh Trần Lương. Sơ xuất, sơ xuất.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Không phải curator ngại đụng vào Việt Nam, chỉ có chính phủ Việt Nam ngại đụng vào mĩ thuật đương đại thôi.
Không gian triển lãm quốc gia của Maroc và Bănglades ở Venice Biennale điều do chính phủ của nước họ tự ra tiền mướn chổ, tự dựng chương trình. Nhà tổ chức Venice Biennale chỉ tổ chức và trang trải chi phí cho cuộc triển lãm nh
...xem tiếp