Nhiếp ảnh

Daidou Moriyama: “chụp” thư tình tặng khu Shinjuku 21. 06. 12 - 8:26 am

Hoàng Lan dịch

 

.

Daidou (hoặc Daidō) Moriyama (sinh ngày 10. 10. 1938 tại Ikeda, Osaka) là nhiếp ảnh gia hàng đầu Nhật Bản, nổi tiếng vì những tác phẩm miêu tả sự sụp dổ của các giá trị truyền thống thời hậu chiến. Moriyama học nhiếp ảnh từ thầy Takeji Iwamiya trước khi chuyển đến Tokyo vào năm 1961 để làm trợ tá cho nhiếp ảnh gia kiêm nhà làm phim Eikoh Hosoe. Sau đó ông xuất bản một bộ sưu tập ảnh, có tên Nippon gekijou shashinchou, chụp những mặt tối của cuộc sống chốn đô thị và những khu kém hoa lệ của các thành phố lớn.

Moriyama chủ yếu tác nghiệp tại khu Shinjuku của Tokyo, ông chụp những tấm hình đen trắng với độ tương phản cao dưới các góc độ kỳ lạ. William Klein, Andy Warhol, Eikoh Hosoe, cùng nhà văn Nhật Yukio Mishima là những người có tầm ảnh hưởng lớn lên phong cách nhiếp ảnh của ông.

Tác phẩm "Một nước khác ở New York" của Daidou Moriyama

 

Năm nay, gallery Reflex Amsterdam ở Hà Lan tổ chức một triển lãm solo dành riêng cho các tác phẩm của Moriyama, buổi triển lãm kéo dài hai tháng, từ 19. 5 đến 28. 7. 2012. Đây là cơ hội cho những ai muốn chiêm ngưỡng một bộ sưu tập ảnh cực kỳ bao quát gồm những tác phẩm biểu tượng cũng như các tác phẩm mới của ông trước khi chúng được chuyển sang Bảo tàng Tate Modern ở London để tham gia vào buổi triển lãm lớn William Klein/Daido Moriyama (sẽ diễn ra từ 10. 10. 2012 đến 20. 1. 2013).

Giống phần lớn những kiệt tác của Moriyama, triển lãm kỳ này như một bức thư tình dành cho khu Shinjuku – khu vực nhộn nhịp bậc nhất Tokyo, nơi doanh nhân, du khách, gái điếm, và dân hippy chen lấn nhau trên các con đường sáng trưng đèn. Vốn là trung tâm kinh tế cũng như chính trị, Shinjuku còn là ổ của các thói xấu trụy lạc – quận ăn chơi Kabukicho tại đây mang tiếng là đất dụng võ của bọn găng-xtơ, của nhà chứa và các club thoát y. Những hình ảnh đen trắng sần sùi đầy ấn tượng của Moriyama đã tăng thêm sức mạnh cho “món cocktail Shinjuku”, một món pha từ sự trần trụi, quyền lực, năng lượng điện, và thế giới ngầm nhầy nhụa.

Mời mọi người xem một vài tác phẩm của Moriyama:

Tác phẩm "Thợ săn"

Một Hippy tại khu Shinjuku

Thêm một hippy ở Shinjuku

Billboard quảng cáo sô thoát y tại Shinjuku

Khu Shinjuku

Đám mèo hoang tại Shinjuku

Công viên cạnh khu Shinjuku

 

Ý kiến - Thảo luận

9:50 Saturday,30.6.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
@Candid:

Lập luận viện dẫn số đông là một trong những những lập luận ngụy biện, gọi là argumentum ad populum. Lập luận này ngụy biện ở chỗ coi một khẳng định là đúng chỉ vì nó phổ biến, chỉ vì nhiều người tin dùng nó.

Việc Google cho nhiều kết quả dùng phiên âm "Daido" hơn "Daidou" không có nghĩa là "Daido" là phiên âm đúng.

Tên chính xác của
...xem tiếp
9:50 Saturday,30.6.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
@Candid:

Lập luận viện dẫn số đông là một trong những những lập luận ngụy biện, gọi là argumentum ad populum. Lập luận này ngụy biện ở chỗ coi một khẳng định là đúng chỉ vì nó phổ biến, chỉ vì nhiều người tin dùng nó.

Việc Google cho nhiều kết quả dùng phiên âm "Daido" hơn "Daidou" không có nghĩa là "Daido" là phiên âm đúng.

Tên chính xác của ông Moriyama là 大道. Tên này nếu viết thành chữ Hiragana (một loại phiên âm của Nhật để đánh vần chữ Hán theo cách đọc của Nhật) là だいどう
trong đó だ=đa, い=i, ど=đô, う = ư.

Vì thế phiên âm 大道 = Daidou là đúng theo cách phiên âm Hiragana.

Tuy nhiên, dân một số nước, như dân Pháp chẳng hạn, cứ thấy "ou" là đọc thành "u", thành ra "Daidou" vào mồm người Pháp sẽ thành "Đai-đu". Trong khi đó người nói tiếng Anh chỉ cần nhìn thấy "Daido" là đọc thành "Đai-đâu", tức là khá gần với "Đai-đôư" rồi.

Vì thế trong các văn bản tiếng Anh, do người nói tiếng Anh mẹ đẻ soạn, tên ông Moriyama thường được phiên âm thành "Daido".

Cũng vì cách phiên âm không đồng nhất như vậy nên trong một sô ấn phẩm, ví dụ như tạp chí vật lý Physical Review của Mỹ, gần đây người ta đã cho phép các tác giả có tên gốc Hán viết thêm tên mình bằng chữ Hán trong ngoặc đơn cạnh tên phiên âm bằng chữ Roman, chẳng hạn "Daidou Moriyama (森山大道)". Chú ý: cũng như họ tên người Việt, họ tên người Nhật bao giờ cũng theo thứ tự họ trước tên sau, tức là Moriyama Daidou. 
7:08 Saturday,30.6.2012 Đăng bởi:  Candid
Dĩ nhiên là cũng phiên phiến nhưng em thấy cách gọi là Daido phổ biến hơn cả, google daidou thù thấy kết quả gần nhất là bài viết trên.

Tất nhiên có thể nói tôi cứ thích gọi như thế thì cũng chả chết ai.
...xem tiếp
7:08 Saturday,30.6.2012 Đăng bởi:  Candid
Dĩ nhiên là cũng phiên phiến nhưng em thấy cách gọi là Daido phổ biến hơn cả, google daidou thù thấy kết quả gần nhất là bài viết trên.

Tất nhiên có thể nói tôi cứ thích gọi như thế thì cũng chả chết ai. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả