|
|
|
|||||||||||||
Nhiếp ảnhNick Veasey: Đã nghiện chụp tia X, không thể chụp ảnh thường 26. 05. 12 - 8:54 amHồ Như Mai st và dịch
Nick Veasey đến với nhiếp ảnh X quang một cách hoàn toàn tình cờ, giống như một kiểu ‘tai nạn may mắn’. Khi còn chật vật hành nghề chụp ảnh quảng cáo, Nick giành được hợp đồng chụp vài hình X quang cho một màn đùa trong chương trình The Big Breakfast (màn này yêu cầu Nick dùng tia X để dò dòng số trúng thưởng giấu bên trong mấy lon nước ngọt). Nick thừa nhận rằng lúc đó anh không biết phải làm gì, nhưng vẫn cố thử và ngay lập tức bị cuốn vào môn nhiếp ảnh lạ này. Chỉ trong hai năm sau đó, anh thề sẽ không bao giờ chụp ảnh theo kiểu thông thường nữa. 20 năm trôi qua, Nick đã chụp được hơn 3000 vật thể, từ các giống cây cối sâu bọ bé tí xíu đến một chiếc Boeing 777 khổng lồ.
Hiện giờ Nick đã có studio riêng. Để bảo vệ bản thân cũng như các trợ lý khỏi phóng xạ, studio này có thiết kế đặc biệt, bọc toàn chì, và nằm trên một căn cứ quân sự cũ. Khách hàng của Nick gồm có BMW, Nike, Levi’s, Porsche và ban nhạc rock Anh quốc Supergrass. Các tác phẩm nghệ thuật X quang do Nick thực hiện được đem đi trển lãm cũng như xuất bản thành sách trên khắp thế giới, các bản in (gốc) của anh hiện đang nằm trong bộ sưu tập cố định của bảo tàng V&A (Victoria and Albert) tại xứ sương mù. Những tác phẩm của Nick có cùng nguyên tắc chụp với mọi hình ảnh X quang khác, kể cả những tấm phim chụp trong bệnh viện. Phim được tráng theo nhiều cấp độ khác nhau, vì chúng có thể chịu tác động của chất hóa học dễ dàng hơn, kết quả cuối cùng sẽ cho ra đời những hình ảnh chụp bằng tia X quen thuộc. Nhưng sự giống nhau giữa các tác phẩm của Nick và các hình chụp bằng X quang thông thường chỉ dừng lại ở đó. Tác phẩm của anh đặc sắc vì số lượng chi tiết và độ trong của hình; tất cả đều nhờ vào sự kết hợp giữa kỹ thuật, kỹ năng, và óc sáng tạo độc đáo. “Tôi có ba máy chụp X quang khác nhau trong studio,” anh nói. “Cứ như là có 3 cái ống kính khác nhau vậy. Bạn cần phải sử dụng những cường độ phóng xạ khác nhau cho những vật thể có chất liệu và độ dày khác khau. Tôi làm việc trong môi trường phóng xạ cực kỳ nguy hiểm, nên tôi phải mặc đồ lót bằng chì, đeo tạp dề bằng chì, và rời khỏi phòng khi máy đang chụp hình X quang”. Sau đấy, Nick kết hợp những bức ảnh này bằng công cụ Photoshop để tác phẩm có được chiều sâu và độ rõ nét cao nhất. Vật thể càng gần máy chụp thì kết quả trông sẽ càng nét, nên Nick thường chia vật thể thành nhiều phần nhỏ, rồi chụp từng phần một. Đó là cách anh thực hiện tác phẩm Boeing 777, Nick chụp từng bộ phận của chiếc máy bay rồi kết nối chúng lại bằng photoshop trong giai đoạn hậu kỳ.
Các kỹ thuật viên phóng xạ trong ngành y tế và ngành công nghiệp đến xem triển lãm của tôi và hỏi “Làm sao anh chụp được vật này thế?”. Cái gì thì cũng có thể đem ra chụp X quang được, bạn chỉ cần sự kiên nhẫn và phải chịu khó tìm tòi. Nick hiện đang là chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực X quang, nhưng anh nói rằng mình vẫn chạm phải lắm bất ngờ lẫn thất vọng với một vài vật thể. Gần đây anh chụp một con bạch tuộc, mắt và các vòi của nó ở ngoài đời trông rất thú vị, nhưng hình X quang bạch tuộc lại rất chán bởi cấu trúc bên trong của chúng gần như là rỗng tuếch. Trong khi đó, một ly nước đơn giản hóa ra lại đẹp bất ngờ, mặc dù ly nước cũng trống trơn như con bạch tuộc vậy. Một số tác phẩm khác của Nick Veasey: *
Ý kiến - Thảo luận
19:23
Saturday,26.5.2012
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
19:23
Saturday,26.5.2012
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
Bức ảnh "Làm bố mẹ" với lại "văn phòng công ty" có các bộ xương trông ngộ nhề.
Ô, chả biết các HOA HẬU với lại DANH HỌA nhà ta lên ảnh Rơn-ghen thì dung nhan sẽ thế nào hè? E-zè ghê gớm ! Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Ô, chả biết các HOA HẬU với lại DANH HỌA nhà ta lên ảnh Rơn-ghen thì dung nhan sẽ thế nào hè?
E-zè ghê gớm !
...xem tiếp