Trường phái

Rất, rất sơ lược về readymade art 07. 07. 10 - 7:43 pm

SOI dịch từ Wikipedia

Tác phẩm loại readymade art nổi tiếng nhất của Duchamp

  (SOI: Trong bài giới thiệu về buổi trình diễn vào ngày 8. 7. 2010, “Sờ thấy Vinh quang” của Phạm Huy Thông, tác giả có nói đây sẽ kiểu kiểu readymade của Marcel Duchamp. Một số bạn thắc mắc và Soi xin dịch từ Wikipedia cho nhanh, trước khi buổi trình diễn mở màn vào sáng mai tại Văn Miếu Hà Nội. Rất mong các bạn đến xem. Giữa những ngày nóng nực thế này, buổi trình diễn của Phạm Huy Thông thật là một sự say mê nghệ thuật đáng trân trọng.) 

** 

Thuật ngữ “nghệ thuật nhặt được” (found art) – hoặc phổ biến hơn: “đồ nhặt được” (found object), hay “nghệ thuật làm sẵn” (readymade art) diễn tả loại nghệ thuật được tạo nên từ việc sử dụng một cách “y xì”, (nhưng thường là có biến đổi chút chút), những vật bình thường không ai coi là nghệ thuật, do ngày thường chúng vẫn mang chức năng phi-nghệ thuật.   

Nếu found object được coi là nghệ thuật thì đó là nhờ người nghệ sĩ chỉ định cái vật ấy, object ấy là nghệ thuật. Khung cảnh đặt nó vào (thí dụ một gallery, một bảo tàng) thường là một yếu tố hết sức then chốt.

Thoạt tiên, ý tưởng “nâng phẩm giá” cho những thứ tầm thường theo lối này là một thách thức ngang ngược với lối phân định vẫn được người đời chấp thuận, giữa cái là nghệ thuật và cái không là nghệ thuật. Mặc dầu đến hôm nay, việc này đã được xem là “cũng chấp nhận được”, thì cũng không phải là không còn  tranh cãi.

Thí dụ triển lãm My bed của Tracey Emin chỉ có một cái giường bầy hầy chưa dọn. Ý của nghệ sĩ là cho khán giả không gian, thời gian mà suy ngẫm về một đồ vật; biết đâu thưởng thức một found object theo cách này có thể làm nảy sinh suy tưởng triết học ở người xem!   

My Bed của Tracey Emin

Tuy nhiên, để một found object được coi là nghệ thuật thì người nghệ sĩ phải “cài cắm” thêm, chí ít là một ý tưởng cho nó; tức là, nghệ sĩ cần phải chỉ định cái vật đó là nghệ thuật; và việc này thường được củng cố thêm nhờ một cái tít. Ngoài ra, cũng phải ít nhiều biến đổi cái vật ấy (chứ không giữ nguyên y xì), mặc dầu không được quá tay khiến cuối cùng không còn nhận ra nó.   

Thuật ngữ readymade được Marcel Duchamp đặt ra vào năm 1915 để diễn tả loại found art của ông. Năm 1913, ông “lắp” tác phẩm readymade đầu tiên, đặt tên Bánh xe đạp. Năm 1917, ông đặt một bồn tiểu, ký lên đó một cái tên giả “R. Mutt”, làm cả thế giới mỹ thuật hoang mang không biết đâu mà lần.   

Bicycle Wheel

Nhưng tác phẩm được coi là thuần readymade đầu tiên của ông là Giá gác chai, là một cái giá để hong chai lọ, có ký tên Duchamp trên đó.  

  

Bottle Rack của Duchamp

    

Việc dùng các found object sau đó được nhóm Dada nhanh chóng kế tục, với Man RayFrancis Picabia gắn mấy cái lược lên một bức tranh để thể hiện đấy là tóc. Một tác phẩm nổi tiếng của Man Ray có tên Gift (1921) là một chiếc bàn ủi có đinh thòi ra tua tủa ở mặt để ủi, tức muốn nói cái bàn ủi này vô dụng.  

  

Rồi từ đó readymade art phát triển thành nhiều dạng. 

Gộp nhiều thứ nhặt được với nhau thì ra một loại có tên gọi assemblage. Thí dụ một tác phẩm của Marcel Duchamp: Why Not Sneeze, Rose Sélavy? (Sao không hắt xì hả Rose Sélavy?), gồm một lồng chim nhỏ chứa một cái nhiệt kế, một cái nang mực, 151 thỏi đá hoa cương giả bộ làm những cục đường. 

 

Rồi loại tác phẩm dùng những sản phẩm tiêu thụ được sản xuất hàng loạt, xếp trong gallery như một tác phẩm điêu khắc, thì được gọi là commodity sculpture, thí dụ Two Ball 50/50 Tank (1985) của Jeff Koons gồm hai quả bóng rổ nổi trong cái bể chứa một nửa nước (rõ ràng là có ảnh hưởng Damien Hirst). 

 

Rồi đến trash art (Nghệ thuật rác) là gom những thứ đã thải đi, đôi khi chính xác là moi ra từ đống rác.  

  

Tác phẩm từ rác của Michael Sohn

Cuối cùng, ở thời đại của công nghệ thông tin, found art, found object, readymade art có thể là một hình ảnh trên internet, biến đổi chút chút bằng công cụ hình họa vi tính và thành… tác phẩm. 

  

 * 

 

Bài liên quan:

Tường thuật Sờ Đầu Rùa  
Hôm nay: Phạm Huy Thông sờ thấy vinh quang  
Rất, rất sơ lược về readymade art  
Tôi chỉ là người theo chân ông Duchamp
Performance hay là Propaganda?

 

Ý kiến - Thảo luận

18:49 Tuesday,17.8.2010 Đăng bởi:  admin
Duy ơi, nói vậy chứ thật ra lúc dịch bài về ready-made art là hối hả cả đám để kịp với cuộc trình diễn hôm sau của Phạm Huy Thông. Các bạn tình nguyện viên đều "tự hào" vì làm nhanh đến thế. Gọi "rất, rất sơ lược" cũng là một cách nói "giả dối" kiểu Tàu, "kẻ tiểu nhân đây"... :-). Tuy nhiên sau này nếu Duy có thêm thông tin gì hay về ready-made art nói riêng hay ng
...xem tiếp
18:49 Tuesday,17.8.2010 Đăng bởi:  admin
Duy ơi, nói vậy chứ thật ra lúc dịch bài về ready-made art là hối hả cả đám để kịp với cuộc trình diễn hôm sau của Phạm Huy Thông. Các bạn tình nguyện viên đều "tự hào" vì làm nhanh đến thế. Gọi "rất, rất sơ lược" cũng là một cách nói "giả dối" kiểu Tàu, "kẻ tiểu nhân đây"... :-). Tuy nhiên sau này nếu Duy có thêm thông tin gì hay về ready-made art nói riêng hay nghệ thuật đương đại nói chung thì cứ cho bọn Soi xin nhé. Bạn gửi về giúp soihouse@yahoo.com. Cảm ơn Duy. 
18:45 Tuesday,17.8.2010 Đăng bởi:  Duy
Bạn Soi, nếu bạn đã nói thế thì không có thắc mắc gì nữa. Còn chuyện đòi hỏi và bắt bẻ thì đấy là nhu cầu chung của con người thôi, có ít thì muốn nhiều. Giống như xem tác phẩm, có chán lại đòi hay..
...xem tiếp
18:45 Tuesday,17.8.2010 Đăng bởi:  Duy
Bạn Soi, nếu bạn đã nói thế thì không có thắc mắc gì nữa. Còn chuyện đòi hỏi và bắt bẻ thì đấy là nhu cầu chung của con người thôi, có ít thì muốn nhiều. Giống như xem tác phẩm, có chán lại đòi hay.. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Nhuộm xanh-trắng-đỏ cùng nước Pháp

Phạm Tuấn Anh - Phần ảnh do Phạm Phong biên dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả