Nghệ sĩ Việt Nam

Khai mạc Đồ họa Asean 2012: Đủ cả chầu văn đủ cả kèn 09. 08. 12 - 1:06 am

Bài & ảnh: Tịch Ru

 

.

Đồ họa ASEAN 2012

Thời gian trưng bày: từ ngày 6 đến 16. 8. 2012
Địa điểm: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66, phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội)
Đơn vị tổ chức: Cục Mỹ thuật – Nhiếp ảnh – Triển lãm (Bộ VHTTDL)

 

Lễ khai mạc và trao giải triển lãm tranh đồ họa Asean 2012 diễn ra tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, với 130 tác phẩm đến từ 9 quốc gia Brunei, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Điều bất ngờ là hôm nay, trước giờ khai mạc triển lãm, ban tổ chức huy động được hẳn một đội kèn đồng… Trông cứ ngỡ là đang tưởng niệm ai đó. Khi lời khai mạc còn đang đọc, chưa hết câu, thì dàn kèn đồng đã vô tư nhảy bổ vào.

 

Sau đó lại một hội liền anh liền chị lên hát quan họ.

 

Màn trình diễn kéo dài khá lâu (gần 30 phút), như rất nhiều hội nghị ở nước ta: đầu tiên là văn nghệ…

 

Hai MC lên đọc lời giới thiệu: “Triển lãm tranh đồ họa ASEAN 2012 là một hoạt động nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 45 năm ngày thành lập hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN (1967-2012). Triển lãm do Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và hợp tác quốc tế Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịchViệt Nam, đại sứ quán Việt Nam ở các nước ASEAN tổ chức”. Hai MC ăn nói ấp úng, người đọc chưa xong người dịch đã chen vào, lại còn đọc sai tên các vị đại sứ nữa.

 

Ông Lê Khánh Hải, thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch lên đọc diễn văn khai mạc. Ông nói, “… Từng tác phẩm thể hiện bản sắc riêng đặc biệt của mỗi nước. Đây cũng là lúc công chúng yêu nghệ thuật Việt Nam có thể thưởng thức những tác phẩm đồ họa chọn lọc mới sáng tác trong thời gian 5 năm trở lại đây (2007 – 2012) của các họa sĩ đương đại ASEAN.”

 

Bà Đoàn Thị Thu Hương, phó cục trưởng cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm lên công bố các giải thưởng.

 

Họa sĩ Thành Chương, họa sĩ Vi Kiến Thành và ông Lê Huy Tiếp có mặt trong ban đại biểu… Ngồi bên cạnh là vị đại sứ ASEAN.

 

Giám đốc bảo tàng, rồi đến ông Lê Khánh Hải, bên cạnh cũng là hai vị đại sứ các quốc gia ASEAN.

 

Hôm nay các nghệ sĩ có mặt cũng khá đông đủ, cũng lâu rồi các nghệ sĩ mới có buổi tụ tập như thế này: Họa sĩ đồ họa Trần Nguyên Hiếu, nhà phê bình mỹ thuật Phạm Trung. Hai bạn áo đen và áo hoa bên cạnh ai biết bổ sung dùm nhé.

 

Họa sĩ Phạm Huy Thông thì luôn luôn vui vẻ trong các triển lãm.

 

Họa sĩ Lưu Tuyền cùng con gái.

 

Điêu khắc gia Phạm Thái Bình đang ngồi nói chuyện với nhà báo Phương Ly ở kênh VTV1.

 

Họa sĩ Trần Hậu Yên Thế.

 

Khai mạc xong, phòng triển lãm bắt đầu mở cửa. Các tác phẩm được trưng bày ở hai tầng của bảo tàng. Lượng người xem cũng đông, nhưng có vẻ các khán giả xem không kĩ nên tàn hơi nhanh.

 

Họa sĩ Bằng Lâm xem rất kĩ các tác phẩm.

 

Sau đây là một số tác phẩm đoạt giải trong triển lãm:

“Mẹ Việt” của Lưu Thế Hân (Việt Nam) – Giải khuyến khích

 

“Tự họa” của Mabh@Fuad B Pathil (Malaysia) – Giải ba

 

.

 

“Chiến tranh 1, 2” của Đỗ Hữu Quyết (Việt Nam) – giải ba

 

“Biểu tượng của hạnh phúc và cuộc độc thoại” của Amnat Kongware (Thái Lan) – giải ba

 

“Đức vua vạn tuế” của Kraisak Chirachaisakul (Thái Lan) – giải ba

 

“Chuyển động của tự nhiên số 1” của Aonrudee Pornchame (Thái Lan) – giải nhất

 

“Hang” của Sorrawee Decha (Thái Lan) – giải nhì

 

“Tứ phủ” của Phạm Khắc Quang (Việt Nam) – giải nhì

 

.

 

“Cây cọ I + II” của Jakkee Kongkaew (Thái Lan) – giải khuyến khích

 

“Cảm xúc Tây Nguyên” của Nguyễn Thành Công (Việt Nam) – giải khuyến khích

 

.

 

.

 

“Phong cảnh của sự khát khao” của Thama Rat Nakjarast (Thái Lan) – giải khuyến khích (bức này bị lóa nên không chụp rõ được)

 

“Keris” của Nugroho Heri Cahyono (Indonesia) – giải khuyến khích

 

“Ngẫu 1” của Phạm Hải Bằng (Việt Nam) – giải khuyến khích

 

“Belan Tara” của Andi Ramdani (Indonesia) – giải khuyến khích

 

“Luang Prabang cổ kính” của Pany Somvichit (Lào) – giải khuyến khích

 

“Cao nguyên đá 1” của Nguyễn Đức Hạnh (Việt Nam) – giải khuyến khích

 

“Fase 120 Han” của Mochammad Fatchi (Indonesia) – giải khuyến khích

 

“Tranh cổ động chủ nghĩa quốc gia” của Mochammad Fatchi (Indonesia) – giải khuyến khích

 

Còn đây là một số tranh đoạt giải của Hội Mỹ thuật Việt Nam:

“Áo thị” của Nguyễn Mỹ Ngọc (Việt Nam)

 

“Bầu trời tuổi thơ 1” của Nguyễn Thị Hải Hòa (Việt Nam)

 

“Mạch ngầm trong thành phố” của Nguyễn Văn Chuyên (Việt Nam – bức này cũng bị lóa)

 

Triển lãm diễn ra từ 6. 8. 2012 đến 16. 8. 2012. Các bạn yêu đồ họa tranh thủ đến xem nhé.

 

*

Bài liên quan:

– Đồ họa ASEAN 2012: lại chuyện mình “tự sướng” với nhau? 
– Khai mạc Đồ họa Asean 2012: Đủ cả chầu văn đủ cả kèn
  
– Triển lãm tranh Đồ họa ASEAN lần thứ nhất 2012: cơ hội giao lưu hiếm có cho đồ họa Việt Nam

 

Ý kiến - Thảo luận

10:12 Friday,10.8.2012 Đăng bởi:  phan hai bang
@bạn Thông:
trước khi trao đổi cùng bạn, tôi cũng có tý ý kiến thế này: sự kiện triển lãm Đồ họa Asean lần này là một trong rất ít sự kiện nghệ thuật chuyên, riêng cho nghệ thuật Đồ họa ở nước ta, nếu chúng ta mỗi người một tay, tôi cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể trên cơ sơ điểm mốc này xây dựng nên một cái gì đó cho Đồ họa nói riêng và Nghệ thuậ
...xem tiếp
10:12 Friday,10.8.2012 Đăng bởi:  phan hai bang
@bạn Thông:
trước khi trao đổi cùng bạn, tôi cũng có tý ý kiến thế này: sự kiện triển lãm Đồ họa Asean lần này là một trong rất ít sự kiện nghệ thuật chuyên, riêng cho nghệ thuật Đồ họa ở nước ta, nếu chúng ta mỗi người một tay, tôi cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể trên cơ sơ điểm mốc này xây dựng nên một cái gì đó cho Đồ họa nói riêng và Nghệ thuật tạo hình nói chung ít nhất là ở Việt nam. Còn thật tình mà nói, chả có bất kỳ sự kiện nào được sự đồng thuận hoàn toàn của mọi người. Nói vui rằng: làm ít bị chê ít, làm nhiều bị chê nhiều, không làm cũng bị chê! :)) Chê rằng vì sao không làm! Vậy thì cứ làm thôi! nhỉ?!
- Về thắc mắc của bạn, rõ ràng rằng bút sắt, màu nước hoàn toàn không thể xếp vào tranh in được rồi. Trong giáo trình Đồ họa của trường Yết kiêu định nghĩa như thế này: Đồ họa tạo hình (Graphic Arts) được phân định làm hai loại hình:
1) đồ họa in ấn (printmaking): tức là các tác phẩm được tạo tác thông qua quy trình in ấn, có thể in thủ công, hoặc có sự hỗ trợ của máy móc, thậm chí cả công nghệ cao... các tác phẩm thể loại này thường được nhân thành nhiều bản, trừ in độc bản-
2) đồ họa giá vẽ (drawing): thể loại này chỉ có thể có một bản duy nhất, bởi có thể được thể hiện bằng bút chì, bút sắt màu nước, than... hoặc tổng hợp các chất liệu đó.
Trên cơ sở đó, nếu các tác phẩm của Nguyễn Khắc Tài và Nguyễn thị Lan nêu trên tham gia vào triển lãm có tên là Printmaking Exhibition thì không hợp lệ. Nhưng ở đây, trong vựng tập của triển lãm này là Asean Graphic Arts Competition and Exhibition 2012 nên hoàn toàn hợp lệ!
(tuy nhiên trong một vài trường hợp người ta vẫn vô tư dùng Printmaking để chỉ đồ họa tạo hình nói chung như thường huhu)
Thân! 
20:16 Thursday,9.8.2012 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Tớ được cái không giấu dốt, mạnh dạn hỏi cả làng việc này: chất liệu bút sắt và mầu nước thì có gọi là tranh in đồ hoạ được không nhỉ? (tác phẩm Rừng Khóc của Nguyễn Khắc Tài - bút sắt; tác phẩm Bí Ẩn Sự Nở của Nguyễn Thị Lan - mực, màu nước.
...xem tiếp
20:16 Thursday,9.8.2012 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Tớ được cái không giấu dốt, mạnh dạn hỏi cả làng việc này: chất liệu bút sắt và mầu nước thì có gọi là tranh in đồ hoạ được không nhỉ? (tác phẩm Rừng Khóc của Nguyễn Khắc Tài - bút sắt; tác phẩm Bí Ẩn Sự Nở của Nguyễn Thị Lan - mực, màu nước. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả