Nghệ sĩ thế giới

Jean-Michel Basquiat: thiên tài từ đường phố 11. 07. 10 - 8:54 pm

Thảo Nghi biên dịch

 

Do Andy Warhol chụp

 

Jean-Michel Basquiat (1960 –1988) là nghệ sĩ người Mỹ và là họa sĩ gốc Phi đầu tiên trở thành ngôi sao nghệ thuật mang tầm quốc tế, theo Graham Thompson, (và cũng là người có bức tranh dẫn đầu về giá bán trong đợi đấu giá hồi đầu tháng 6 vừa qua của Sotheby’s.)

Chưa đầy 11 tuổi, Basquiat đã có thể sử dụng lưu loát tiếng Pháp, Anh và Tây Ban Nha; đọc thơ ca trường phái tượng trưng, thần thoại học và lịch sử bằng những ngôn ngữ này. Từ nhỏ, Basquiat đã bộc lộ năng khiếu nghệ thuật và được sự khích lệ của mẹ mình, Basquiat vẽ tranh và tham gia những lĩnh vực khác liên quan đến nghệ thuật.

Trước khi khởi nghiệp làm họa sĩ, Basquiat bán bưu thiếp phong cách bụi đời trên phố. Sau đó, anh nổi tiếng với bức vẽ graffiti (tranh tường) dưới cái tên SAMO.

 

 

The untitled head (Untitled skull, 1984) là tác phẩm điển hình cho công việc sáng tạo nghệ thuật từ rất sớm của Basquiat vào những năm 80.
Giai đoạn từ năm 1982 – 1985, tài năng của họa sĩ nổi bật với nhiều tranh vẽ đa dạng, tranh sơn dầu độc đáo được lồng khung bày bán, bề mặt tranh dày đặc chữ viết và hình ảnh cắt dán.

Untitled, acrylic và chất liệu hỗn hợp trên canvas

 

Năm 1984 – 1985 còn là thời kỳ hoàng kim hợp tác vẽ tranh giữa Basquiat và Warhol.
Năm 1983, Basquiat được sự giúp đỡ của Andy Warhol. Mối quan hệ này nhanh chóng gây nên lời xầm xì về mối quan hệ đỡ đầu của “người đỡ đầu da trắng” với “nghệ thuật của họa sĩ da đen”. Ngày nay, trong hầu hết các buổi thảo luận về cuộc đời và công việc của Basquiat, điều này vẫn còn bị đưa ra tranh cãi. Basquiat và Warhol đã cộng tác cho ra đời một số bức tranh, nhưng không có bức nào trong số đó được khen ngợi. Tuy nhiên, bất chấp điều đó, mối quan hệ giữa họ vẫn tồn tại, cho đến khi Warhol mất vào năm 1987.

Với Andy, do Richard Schulman chụp năm 1984

Năm 1984, nhiều người ít muốn dính líu tới Basquiat vì họa sĩ nghiện ma túy. Họ thường trông thấy Basquiat thật nhếch nhác và dường như bị hoang tưởng. Chứng hoang tưởng của Basquiat càng nặng hơn khi lúc nào cũng sợ người khác ăn cắp tác phẩm của mình hoặc sợ những kẻ buôn bán sẽ lấy đi những tác phẩm chưa hoàn thành trong xưởng vẽ.

Sau cái chết của Andy Warhol, Basquiat càng trở nên xa lánh, nghiện ngập và suy nhược hơn.

Năm 1988, Basquiat triển lãm tác phẩm của mình tại Paris và New York. Buổi triển lãm ở New York được giới phê bình khen ngợi, là sự khích lệ lớn đối với họa sĩ. Basquiat cố gắng cai nghiện ma túy bằng cách rời bỏ những cám dỗ của New York để đến trại nuôi gia súc của mình tại Hawaii. Vào tháng Sáu, Basquiat trở lại New York và tuyên bố mình đã cai nghiện thành công. Ngày 12. 08. 1988, Basquiat chết vì sử dụng ma túy quá liều. Khi đó họa sĩ mới 27 tuổi.

Chân dung Andy Warhol là một quả chuối, 1984

Tài liệu tham khảo chủ yếu Basquiat sử dụng trong suốt quá trình làm việc của mình là cuốn Gray’s Anatomy (Giải phẫu học của Gray) mà họa sĩ nhận được trong bệnh viện khi còn bé. Chính quyển sách ảnh hưởng đến thuật vẽ cơ thể người của Basquiat, cả trong cách pha trộn hình ảnh và chữ viết. Những quyển sách khác mà Basquiat hay đọc là là Dreyfuss’ Symbol Sourcebook, Leonardo Da Vinci’s notebooksBrenties African Rock Art.

Tenor

Mona Lisa, 1983

Bầy chó dingo trong công viên

Ý kiến - Thảo luận

9:56 Friday,18.11.2011 Đăng bởi:  Maya
Mới vừa coi xong phim tài liệu về họa sĩ này, rất giống với câu người ta hay nói "be careful when you wish, because it may becomes true". Lúc còn là họa sĩ đường phố, tranh của ông phóng khoáng và đầy nhiệt huyết, cả tình yêu cũng chân thành, đến khi trở nên nổi tiếng thì hãy xem, tiền, thuốc phiện, tình dục, ông đều dính tới, tác phẩm cũng không còn màu sắc như ban đầu
...xem tiếp
9:56 Friday,18.11.2011 Đăng bởi:  Maya
Mới vừa coi xong phim tài liệu về họa sĩ này, rất giống với câu người ta hay nói "be careful when you wish, because it may becomes true". Lúc còn là họa sĩ đường phố, tranh của ông phóng khoáng và đầy nhiệt huyết, cả tình yêu cũng chân thành, đến khi trở nên nổi tiếng thì hãy xem, tiền, thuốc phiện, tình dục, ông đều dính tới, tác phẩm cũng không còn màu sắc như ban đầu nữa. Thật tiếc cho một tài năng như vậy. 
23:06 Thursday,15.7.2010 Đăng bởi:  Do Hiep
Chà đẹp wa, một thần tượng của bác Lê Kinh Tài chăng?
...xem tiếp
23:06 Thursday,15.7.2010 Đăng bởi:  Do Hiep
Chà đẹp wa, một thần tượng của bác Lê Kinh Tài chăng? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả