Soi học

Từ nữ thần Đất đến ông Địa:
Có liên quan hay là không liên quan? 04. 11. 12 - 6:56 am

Tuệ Đăng tổng hợp

Sau khi đọc bài “Thần Đất, con gái Ma Vương… phe nào cũng lộng lẫy” của bạn Diệu Vợi, mình vội đi tìm… Nữ Thần Đất, phụ giúp bạn cùng chia sẻ với SOI.

Tượng nữ thần Đất Prah Thorni với mái tóc dài. Phía trên là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Xung quanh những ma quân quy hàng.

 

Nếu bạn nào về thăm các chùa miền Tây Nam bộ, sẽ thấy trong chùa có những vị nữ thần Đất có mái tóc dài rất ấn tượng mà người Khmer thường gọi Prah Thorni. (Ở Thái Lan, nữ thần này được gọi là Phra Mae Thorani). Người dân Khmer, hay Thái Lan, Lào, Myanmar đều thờ thần Prah Thorni, xem như vị thần nông nghiệp, là thần mang đến sự giàu có, đất đai màu mỡ, phù trợ người dân có được mùa màng bội thu.

Thần Đất Phra Mae Thorani của người Thái

 

Thần Đất của các dân tộc trên cũng chính là nữ thần Đất trong tranh vẽ Đức Phật giác ngộ dưới gốc bồ đề. Ở Ấn Độ cổ, bà có tên Vasudhara, là một phụ nữ da ngăm đen, có 4 tay (nhưng cũng có khi chỉ 2 tay như… chúng ta).

Thần Vasudhara

 

Trong đạo Hindu, tên của bà là Bhuma Devi (còn có tên khác nữa là Bhudevi), là một trong hai người vợ của thần Vishnu. Ở “vai vế” này, bà biểu trưng cho sự sinh sản.

Gia đình thần Vishnu. Nữ thần Bhuma Devi (ngồi bên trái hoặc bên phải?) là một trong hai người vợ của thần Vishnu. Người vợ kia có tên là Lakshmi. Thần Vishnu ngồi giữa.

 

Thần Bhuma Devi

 

Trong truyền thống Vệ Đà, nữ thần Đất có tên là Prithvi Mata (Mẹ Đất), thường gọi là thần Prithvi. Người Hindu cho rằng Prithvi là một trong những vị thần sáng tạo nên vạn vật, sinh ra những đứa con thần thánh; bà được xem như tổ tiên của các vị thần Hindu khác. Người ta thường cúng thần Prithvi vào hừng đông trước khi bắt đầu vụ cấy cày và gieo sạ.

Thần Đất Prithvi

 

Thần Đất Prithvi vốn được thờ ở các điện Bà-la-môn hay Ấn giáo, về sau cũng có mặt trong điện thờ của Phật giáo (ở Ấn Độ), lúc này, ngoài “công việc” bảo trợ cho nông dân, nữ thần còn đóng vai trò là một trong những vị thần hộ pháp (bảo vệ giáo pháp) của Đức Phật.

Khi Phật giáo từ Ấn Độ truyền sang Trung Quốc thì thần Đất Prithvi …“biến thành” nam thần, có tên gọi là Kiên Cố Địa Thần, hay Kiên Lao Địa Kỳ (dịch nghĩa từ phiên âm là Tỷ-lý-để-tỳ).

Sang Nhật Bản, thần Đất này được gọi là Chi ten (Địa thiên) hay Kenro jishin (Kiên Lao Địa Thần) nhưng vẫn được bảo toàn hình dáng nữ. Ngoài việc bảo vệ Phật pháp rất đắc lực, Kiên Lao Địa Thần còn được tôn lên như một vị Bồ Tát.

Kiên Lao Địa Thần trong tranh Nhật

 

Ở chùa Việt ta ít nơi thờ tranh tượng Kiên Lao Địa Thần (nên mình chưa tìm được hình để xem). Nhưng còn ông Địa (hay được thờ chung với thần Tài) thì có phải là một “biến thể nam” của nữ thần Đất không? Có bạn nào biết không?

Ông Địa (cầm quạt) hay được thờ chung với thần Tài ở các gia đình buôn bán tại Việt Nam

 

Cá nhân mình nhận thấy sự truyền bá giáo lý nhà Phật thường có sự hài hòa với các văn hóa tín ngưỡng từng bản địa, cho nên rất đa dạng, nhưng vẫn một mục đích chung là để con người ta sống đạo đức hơn, có niềm tin hơn vào cuộc sống.

 

 

Ý kiến - Thảo luận

10:23 Thursday,26.11.2020 Đăng bởi:  Erika Faith
I love learning about Vasudhara, and I find the images presented here to be so beautiful!  I am especially admiring the golden Thần Vasudhara.  Is this statue from Vietnam?  And if so, do you know when it is dated?  It is such a gorgeous piece of art- thank you for sharing it with us!  Any information you (or anyone else) can share with me about it, I would be most grateful for!
...xem tiếp
10:23 Thursday,26.11.2020 Đăng bởi:  Erika Faith
I love learning about Vasudhara, and I find the images presented here to be so beautiful!  I am especially admiring the golden Thần Vasudhara.  Is this statue from Vietnam?  And if so, do you know when it is dated?  It is such a gorgeous piece of art- thank you for sharing it with us!  Any information you (or anyone else) can share with me about it, I would be most grateful for! 
17:47 Sunday,4.11.2012 Đăng bởi:  pho duc tung

Theo mình thì thần Đất và Thổ Địa chắc chắn không phải là một. Gần như trong tất cả các nền văn hóa cổ đại đều có khái niệm đất mẹ với nghĩa là người mẹ của vạn vật. Cho dù tên đặt khác nhau, nhưng kiểu gì thì bà mẹ này cũng phải là duy nhất trong thầ
...xem tiếp

17:47 Sunday,4.11.2012 Đăng bởi:  pho duc tung

Theo mình thì thần Đất và Thổ Địa chắc chắn không phải là một. Gần như trong tất cả các nền văn hóa cổ đại đều có khái niệm đất mẹ với nghĩa là người mẹ của vạn vật. Cho dù tên đặt khác nhau, nhưng kiểu gì thì bà mẹ này cũng phải là duy nhất trong thần điện, vì là thủy tổ. Thổ Địa ngược lại là dạng "quan chức" địa phương, cai quản sự vụ của từng vùng đất, vì thế về ý nghĩa cơ bản không thể là đất mẹ, cho dù là trai hay gái.

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tôi là một người may mắn!

Phạm Thái Bình. Ảnh: Tịch Ru

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả