Gẫm & Bình

LẦN HỒI: Khi người trẻ làm nghệ thuật trái ngành 16. 11. 12 - 11:42 am

Thông tin từ Ban Dự án Lần Hồi

 

Dự án nghệ thuật cộng đồng Lần Hồi là một chuỗi những sự kiện/triển lãm nghệ thuật được thực hiện bởi các bạn trẻ trong địa bàn Hà Nội dưới concept Mê Cung (về hình thức) và Văn Hóa Lịch Sử (về nội dung).

Triển lãm “Lần mê cung – Hồi ký ức” được tổ chức tại X factory 89 Bùi Ngọc Dương. Đây là khu vui chơi tổng hợp của giới trẻ với không gian đa dạng.

 

Poster của sự kiện demo Lần Hồi 11/13. Nhớ nhé các bạn, đây mới là demo thôi, đến tháng 12 Lần Hồi mới có cuộc chính thức.

 

Không gian phòng chờ trước giờ khai mạc. Các thành viên trong dự án “Lần Hồi” có mặt từ sớm để đón tiếp các khán giả và giới báo chí truyền thông.

 

Giáo sư sử học Dương Trung Quốc hôm nay cũng có mặt. Ngồi bên cạnh là leader của dự án, Đinh Thảo Linh.

 

7h bắt đầu khai mạc. Các bạn trẻ chiếu phim quá trình thực hiện dự án.

 

Leader Đinh Thảo Linh lên nói đôi lời về dự án “Lần Hồi”.

 

Giáo sư sử học Dương Trung Quốc phát biểu về “Lần Hồi”.

 

Và đây là trải nghiệm mê cung của dự án: Cổng vào mê cung “Lần Hồi” – sử dụng ánh sáng vàng là chủ yếu. Sau khi đi qua cổng, khách sẽ được đi qua một hầm nhỏ dài khoảng 1.5m rất tối, bên trên có treo quần áo, theo tác giả Ái Linh, việc đi qua không gian tối và bé như vậy có tác dụng bóp nghẹt cả không gian lẫn cảm xúc để sau đó sẽ đi đến một khoảng không gian rộng của chủ đề “Em bé”.

 

Các tác phẩm em bé được mô tả dưới nét vẽ như những đứa trẻ mẫu giáo, đưa người xem trở lại tuổi thơ mà mọi người vẫn hằng tìm kiếm bằng các trò chơi như ô ăn quan, nhảy lò cò, đánh khăng. Chất liệu trên các bức vẽ chủ yếu là sơn. Riêng bức “Nâng niu” diễn tả hình ảnh mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đang nâng niu 100 người con trong lớp màng mỏng manh của trứng báo hiệu cho những anh tài xuất chúng của đất nước. Các anh hùng này được làm bằng giấy và rơm. Nếu để ý kĩ, khan giả sẽ thấy bức “Nâng niu” không hoàn toàn nói về truyền thuyết Lạc Long Quân–Âu Cơ, mà trong bức vẽ chính là hình ảnh bố Chưng–mẹ Dày và trăm trứng, trăm con kèm theo giấy khai sinh “chị Mười Bảy–em Mười Ba” của trò chơi Lộn cầu vồng thuở nhỏ.

 

Trong chủ đề trẻ em này, tác giả Ái Linh muốn đưa người xem diễn tả các cảm xúc bỡ ngỡ, đầu tiên của con người. Những cảm xúc như cầm bút sáp đưa những nét vẽ về gia đình, cảm xúc ngày đầu đến trường, không quen ai, chỉ nhớ đến âm thanh của cô giáo nói trên loa “Tất cả xếp hang ngay ngắn!!!!” “Học sinh, Nghiêm!!!”

 

Khẩu lệnh của cô giáo.

 

Hình ảnh chú Tễu trên chiếc ghế ở dưới sân trường làm khán giả dễ liên tưởng đến những trò nghịch ngợm của học sinh khi ngồi trong lễ khai giảng, nhưng điểm xuyết yếu tố dân gian trong đó.

 

Đi qua thời học sinh, khán giả có một khu vực để ghi lại những xúc cảm, những câu nói quen thuộc của mình về thời đi học, như những bức thư giấy trong giờ học chẳng hạn, ví dụ như “Cuối giờ đi ăn nem chua nhé?” “Ok luôn!”

 

Những câu đố nhỏ trên bức tường màu vàng (màu truyền thống của trường học Việt Nam) nhằm mục đích muốn người xem giải đố, đây có thể coi là một hình thức có tính tương tác cao.

 

Những dòng lưu bút của học sinh rất dễ thương như “Bạn ấy đẹp trai quá… phải làm sao”

 

Toàn cảnh mê cung của dự án. Mê cung được sắp xếp và bố trí trong không gian 200m2 gồm 2 tầng. Tầng 1 của Dự án được chia làm 3 khu với 3 chủ đề “Trẻ em” “Bố mẹ” và “Hiện tại”, tầng 2 có 2 chủ đề “Thanh niên” và “Người già”.

 

Lên tới tầng hai là tác phẩm của chủ đề “Thanh niên” của tác giả Hữu Minh, chủ đề được diễn tả dưới hình ảnh cô gái có mái tóc rất dài kéo gần hết một phần của tầng hai. Chủ đề gồm 2 phần, vui và buồn.

 

Phần vui miêu tả niềm vui và sự táo bạo của thanh niên thế hệ trẻ, các chi tiết được vẽ trên mái tóc dài lượn sóng của cô gái, mỗi lần sóng tóc cong vút lên lại có một hình ảnh miêu tả khoảnh khắc hay những bài học, vấp ngã đáng nhớ của thế hệ trẻ…

 

…Rồi những giờ phút chợt nhớ lại hình ảnh mẹ mình bồng mình trên tay, yêu thương đùm bọc mình rồi tự bảo bản thân phải thật cố gắng. Những giờ phút được ngồi ngắm trăng cùng mối tình đầu tiên của mình trên cầu vồng đầy màu sắc.

 

Phần bên đối diện là những ký ức buồn, những số phận không may mắn, hình ảnh được vẽ so le với bên “Vui” để tạo sự suy ngẫm, bài học cho người xem. Tuy nhiên phần này chưa được hoàn thành hết để có thể diễn tả hết những điều mà tác giả mong muốn.

 

“Tác phẩm Bắc thang lên hỏi ông trời” của Thảo Linh. Trong thời trẻ, nhiều lúc trải qua quá khó khăn, chúng ta cảm thấy mệt mỏi, luôn đặt ra câu hỏi cho số phạn của mình. Tác phẩm hay ở chỗ, nó được đặt lúc người xem đi xuống dốc, đúng với những gì xảy ra với chúng ta lúc trải qua biến cố, nhiều người để ý tác phẩm này và trèo lên thang, nhiều người lại đi tiếp, đúng với những gì chúng ta trải qua thời trẻ.

 

Tự hỏi vì sao, bắc thang, trèo lên thang để tìm kiếm câu trả lời từ nơi không có thực, rồi những gì nhận được là hư không. Có người dừng lại được và biết rằng chẳng ai giúp mình được ngoài mình, nhiều người lại cứ để cho quán tính bản thân trượt xuống cái dốc của số phận.

 

Đi xuống dưới qua một đoạn tối phải dùng đèn pin soi sáng mới thấy. Đây là những dòng chữ viết để gợi những cảm xúc về thời bao cấp từ những người xem.

 

Thí dụ như dòng chữ này…

 

Xong đến một lối đi trải đầy rơm rạ đất đá, đại diện cho quang cảnh đất nước trước năm 1986 (năm Đổi Mới). Nếu để ý kỹ, dưới sàn nhà, sau khi qua đường rơm rạ, người xem sẽ thấy đó là con đường nhựa. Tác giả là Ngọc Mai.

 

Ánh mặt trời Đổi Mới phía trên trần chính là điểm phân cách giữa con đường rơm rạ và con đường Đổi Mới. Mặt trời Đổi Mới được làm từ giấy bóng kính và lồng quạt cũ – những chất liệu tròn vành vạnh (biểu tượng cho lý tưởng) và lồng quạt là vật dễ liên tưởng đến những điều xưa cũ, những thứ quen thuộc từ lâu. (Tác giả Thảo Linh – Ngọc Mai)

 

Trên tường là hình ảnh “Rạp chiếu bóng” với hình bóng tạo bởi tay (con chó, con chim công, chim bồ câu) v.v.. trò chơi hồi xưa cũng như bây giờ của mọi thế hệ. Đi qua đây, gần như vị khách nào cũng dừng lại để tạo hình những chiếc bóng từ tay mình. (Tác giả Ngọc Mai – Chất liệu bạt + giấy + sơn)

 

Trên tường và trên đèn là những bức tranh cổ động thời xưa (gợi nhắc hình ảnh lồng đèn kéo quân) – nhằm thể hiện tinh thần dân tộc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ Đổi Mới.

 

Những bức tranh này sự hỗ trợ bởi Kuyson – shop tranh cổ động.

 

“Mai này sỏi đá cũng cần có nhau” và hình tượng Quốc kỳ được cắm lên một mô đất đá chính là sự trăn trở của tác giả Ngọc Mai về cách đối xử giữa người-với-người hiện nay. Con người hiện sống với nhau như nào? Có lạnh lùng quá không? Sỏi đá còn cần có nhau kia mà? (Tác giả Ngọc Mai và Minh Trâm)

 

Con đường dẫn đến phần tiếp theo của câu chuyện lát đầy sỏi.

 

Con đường hẹp chuẩn bị lên cầu thang lại gây ấn tượng thị giác mạnh bởi hàng mũ cối được cắm vào cọc tre, bên dưới là xốp màu nâu đỏ biểu hiện cho màu đất và màu máu. Tác phẩm được lấy cảm hứng từ bài hát “Những giọt máu trổ bông” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Sự hy sinh được đẩy đến cực độ, nhiều khách tham quan liên tưởng đây là những nấm mồ. Tuy nhiên, bên dưới lại được rắc bột màu xanh, thể hiện hòa bình, thể hiện cha truyền con nối giữ nước để có hòa bình. Với tác phẩm này, tác giả Thảo Linh còn ám chỉ sự khốc liệt của chiến tranh, chiến tranh không phải trò đùa. Bởi gợi từ sự thật cuộc chiến tranh khi xưa, quân Pháp, quân Mỹ rất nhiều lần chặt đầu quân ta rồi treo lên cây, cắm vào cọc để dọa những người dân khác ra đầu hang; còn quân ta cũng quan niệm nếu bắt được tướng giặc thì phải chặt đầu ra, vứt một nơi còn người vứt một nơi để hồn và xác không liền nhau được nữa (đây cũng là ý nghĩa tâm linh của người Á Đông).

 

Đi tiếp lên tầng hai là khu vực của chủ đề “Người già”. Hiện tại ở nước ta, trong suy nghĩ của người già, hình ảnh luôn là kỷ niệm về ngày xưa, thời gian máu lửa đạn rơi, nên những tác phẩm ở phần này hầu hết nói về chiến tranh.

 

Chủ đề “ Người già” được bắt đầu với bức tranh “Da cam”. Bức tranh được kết hợp từ bột màu, đất, các cành cây nhỏ để thể hiện hình ảnh máy bay Mỹ rải chất độc màu da cam để tàn phá tận gốc những gì có sinh linh trên đất nước ta, mặc cho những thứ sống được đều là những cây rụng hết là trên đất khô cằn. (Tác giả Thảo Linh và Minh Trâm)

 

Sau khi thưởng ngoạn xong bức “Da cam”, người xem được cảm nhận không khí chiến tranh, không khí còn sót lại sau những trận mưa bom của quân xâm lược.

 

… hình ảnh các chiến sĩ ngã xuống, những cái bóng phản chiếu xuống đất của máy bay, hay hình ảnh đồng đội mình vẫn tiếp tục chiến đấu rồi sau đó mắt ta chỉ là một màu đen không ánh sáng. (Tất cả các tác phẩm từ đoạn này trở đi đều được sáng tác bởi Nhật Quang, Phương Nam và Vương Đức).

 

Đến cuối đường cụt là một hào giao thông, bên dưới lác đác những chiếc mũ cối. Sự hy sinh và đau đớn đẩy đến tột cùng.

 

Đến cuối đường ở tầng hai là hình ảnh đồng đội gặp lại nhau, sự sum vầy và các thế hệ tiếp nối nhau. Bức tranh khiến không ít khán giả rùng mình. Đối với một vài khán giả, họ cho rằng bức tranh quá độc ác bởi họ lại nhìn ra khía cạnh lạnh lùng và thờ ơ của gia đình này với những người lính. (Tác giả Nhật Quang – Phương Nam – Vương Đức). Ảnh: giaoduc.net.vn

 

Chuẩn bị ra bên ngoài, ở tầng hai là khu vực người xem sẽ được chụp những bức ảnh. Máy chiếu sẽ chiếu vào người họ, họ không biết mình đang chụp với bức ảnh nào. Khi về đến nhà, khán giả sẽ được ban dự án gửi tấm ảnh của mình qua email kèm theo câu chuyện đằng sau tấm ảnh đấy (tác giả Anh Tú – Quang Đức – Hoàng Tùng). Trong hình là một bức ảnh đã được chụp như thế.

 

Với mùi hương trầm trong một căn phòng đơn sơ chỉ có ánh sáng vàng, một manh chiếu nhỏ và vài chiếc ghế băng dài, trước khi ra khỏi mê cung, người xem sẽ đi qua “phòng Thiền” – nơi người xem ngồi suy nghĩ về tất cả những điều mà họ vừa trải nghiệm (tác giả Thảo Linh).

 

Ekip thực hiện dự án này gồm có 40 bạn trẻ, trong đó hầu hết đến từ các trường Ngoại thương, Kinh tế, Kinh doanh Công nghệ, các học sinh trường Ams, Phan Đình Phùng, Việt Đức v.v… Có 2 bạn đến từ Kiến trúc và 2 bạn đến từ trường Mỹ thuật Công nghiệp. Trong số này có 10 bạn sinh năm 96, người già nhất là một bạn sinh năm 89. Người sáng lập/điều hành dự án là Thảo Linh sinh năm 93, đến từ trường đại học Ngoại Thương.

 

*

Bài liên quan:

– LẦN HỒI: Khi người trẻ làm nghệ thuật trái ngành 
– LẦN HỒI: Phương tiện hay đam mê của người trẻ?

Ý kiến - Thảo luận

21:21 Monday,19.11.2012 Đăng bởi:  admin

@ Hong loan và dongngan: Đúng ra bạn không cần dùng đến 2 tên để đăng cmt ủng hộ Lần Hồi đâu. Không phải tạo cảm giác có cả một cộng đồng ủng hộ đâu bạn. IP của bạn và giờ đưa cmt của bạn lên cho Soi biết như thế. Lần sau đừng mất công thế làm gì nhé. Ở trên Soi, một tiếng n&oacu
...xem tiếp

21:21 Monday,19.11.2012 Đăng bởi:  admin

@ Hong loan và dongngan: Đúng ra bạn không cần dùng đến 2 tên để đăng cmt ủng hộ Lần Hồi đâu. Không phải tạo cảm giác có cả một cộng đồng ủng hộ đâu bạn. IP của bạn và giờ đưa cmt của bạn lên cho Soi biết như thế. Lần sau đừng mất công thế làm gì nhé. Ở trên Soi, một tiếng nói mà nếu có lý, có chất lượng thì vẫn được nhận ra mà. Yên tâm.

 
21:13 Monday,19.11.2012 Đăng bởi:  hong loan
Những nhận định chê bai của vài bạn là quá thiển cận và nông nổi. Còn trẻ mà đầy lòng đố kị thế là không tốt. Sao không ủng hộ các bạn trẻ nhỉ. Chí ít là cuộc vui chơi có ích, tạo ra hoài bão và ước mơ. Hãy tiến lên, ngại gì mấy vật cản vu vơ . L
...xem tiếp
21:13 Monday,19.11.2012 Đăng bởi:  hong loan
Những nhận định chê bai của vài bạn là quá thiển cận và nông nổi. Còn trẻ mà đầy lòng đố kị thế là không tốt. Sao không ủng hộ các bạn trẻ nhỉ. Chí ít là cuộc vui chơi có ích, tạo ra hoài bão và ước mơ. Hãy tiến lên, ngại gì mấy vật cản vu vơ . Lòng chân thành của các em sẽ đè bẹp mọi nỗi tị hiềm. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Lời thầy dạy có khi cũng thiếu logic

Phó Đức Tùng - Nguyễn Đình Đăng - Nguyên Tánh

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả