Gẫm & Bình

Phê bình lý luận mỹ thuật: Hổng 06. 12. 12 - 10:20 pm

Từ Lao Động

 (Lao Động) – “Chờ ai lưu giữ văn hóa Việt Nam qua tranh mỹ thuật, nếu đó không phải là người Việt” – là chủ đề tọa đàm do Hội Mỹ thuật TPHCM, phòng tranh Không gian xanh (TPHCM) tổ chức từ 1-3.12 tại Bình Thuận…

Chúng tôi phỏng vấn nhanh bà Huỳnh Nga – Trưởng ngành Gallery (Hội Mỹ thuật TPHCM), chủ phòng tranh Không gian xanh.

 

Thưa bà, vì sao bà lại tổ chức một hội thảo có tiêu đề như vậy vào thời điểm này? Phải chăng, trong tình hình kinh tế hiện nay, việc tiêu thụ tác phẩm mỹ thuật tại TPHCM rất khó khăn?

Từ kinh nghiệm hơn 20 năm làm nghề, tiếp xúc với nhiều hoạ sĩ, người mua tranh, nhà sưu tập, các cây viết về mỹ thuật, tôi tổ chức hội thảo này với những câu hỏi: Các nhà phê bình lý luận (phê bình lý luận) có thực sự đóng góp gì cho sự phát triển của mỹ thuật TPHCM, họ có bắt kịp xu hướng sáng tác của thế hệ những người sáng tác trẻ hiện nay không, họ có khả năng dùng tài lý luận của mình để định hướng, gây chú ý của các “đại gia”, kêu gọi họ đầu tư vào kênh sưu tập tranh Việt hay không?

Kết quả cho thấy, có lỗ hổng lớn về phê bình lý luận mỹ thuật hiện nay. Nếu phê bình lý luận mà mạnh, có tầm, nêu ra được những vấn đề mấu chốt, tầm quan trọng của mỹ thuật Việt Nam hiện nay thì có lẽ, mỹ thuật đã nhận được sự quan tâm nhiều hơn của dư luận… Trung bình một năm, ngành phê bình lý luận của ĐH Mỹ thuật TPHCM xuất xưởng gần 10 cử nhân. Họ tốt nghiệp ra trường, làm gì, không ai rõ. Trong khi đó, các tay viết về mỹ thuật, thường là với các bài viết giới thiệu các triển lãm, chỉ có một vài gương mặt quen thuộc và có nghề…


Lỗ hổng phê bình lý luận nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng là vấn đề “nhắc hoài vẫn thế”. Cần nói đến vấn đề giản dị trước mắt: Vai trò của truyền thông?

Như tôi thấy, kiến thức của nhiều người viết về mỹ thuật rất mỏng. Tin tức giải trí trên truyền thông không nhiều tin về mỹ thuật. Câu chuyện lưu giữ văn hóa Việt qua tranh mỹ thuật thực ra cũng còn chạm đến những vấn đề rất đơn giản, truyền thông có thể “ra tay giúp đỡ”, như, lên tiếng các phòng tranh sao chép thì không được treo bảng là “Art Gallery” (phòng tranh nghệ thuật). Sao chép thì phải rạch ròi chứ. Các họa sĩ cũng cần hiểu được quyền tác giả của mình. Vấn đề này thường bị bỏ lửng, nhiều tác giả thì lại nhìn nhận một cách ầu ơ…

Liên quan đến chuyện sưu tập tranh Việt của các “đại gia” người Việt, về cơ bản, theo tôi, thông tin tới họ về mỹ thuật Việt chưa tới một cách đầy đủ. Tất nhiên, trong tình hình kinh tế như hiện nay, việc bán tranh của các tác giả nhiều phần giảm sút. Song, hình như có ít người hiểu được rằng, đầu tư vào mỹ thuật là một kênh đầu tư rất văn hóa, rất hiệu quả… Ở đây, lại phải nói tới vai trò định hướng, gây sự chú ý của phê bình lý luận…


Nhưng vấn đề ở đây lại cũng là, tranh của họa sĩ phải thế nào để người ta chịu mua, sưu tập?

Người sáng tác trước hết đừng chép lại chính mình. Hy vọng, tiếng nói của hội thảo chúng tôi có thể phần nào cải thiện tình hình…

 

(Nguồn: Lao Động)

Ý kiến - Thảo luận

22:38 Thursday,6.12.2012 Đăng bởi:  Sương
Cô Nga: Các nhà phê bình mỹ thuật VN mà làm đúng chức năng và viết như họ nghĩ thì nhuận bút không đủ mua bông băng vì họa sĩ sẽ ném đá đến mỏi tay.
 
...xem tiếp
22:38 Thursday,6.12.2012 Đăng bởi:  Sương
Cô Nga: Các nhà phê bình mỹ thuật VN mà làm đúng chức năng và viết như họ nghĩ thì nhuận bút không đủ mua bông băng vì họa sĩ sẽ ném đá đến mỏi tay.
  

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vĩ thanh cùng Bolero

Người xem Sài Gòn

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả