Gẫm & Bình

Trần Dần ơi, ông sẽ còn phải khóc rất lâu 10. 12. 12 - 11:31 pm

Hoàng Nguyên Vũ

Trong studio “Bếp gia đình” của Hồng Ngọc. Ảnh: B&G

 

Xem studio “Bếp gia đình” được giới thiệu trên SOI, tôi thấy ra một điều: mang danh nghệ sỹ ở nước ta thật quá dễ dàng (và dễ dãi).

Chẳng trách sáng tác một bài âm thanh lên bổng xuống trầm chút chút là được phong tặng hai chữ “nhạc sỹ”; ghép những mẩu vụn trên blog cá nhân, bỏ tiền in thành tập được gọi là “nhà văn”!

Và bây giờ, nhân danh gần gũi đời thường để bê nguyên xi một gian bếp thành tác phẩm nghệ thuật!

Cũng thật trùng hợp khi vừa mới đọc loạt bài về Platon trên SOI, trong đó có nói rất kỹ về sự mô phỏng, về chức năng sáng tạo của người nghệ sỹ, những người làm trung gian mang vẻ đẹp thần thánh của nghệ thuật đến cho số đông con người.

Có lẽ tác giả của studio này nên chịu khó đọc lại loạt bài đó trên SOI.

Không lẽ những người làm dự án này nghĩ người xem bây giờ lại ngây thơ đến nỗi chỉ dựa vào những dòng thuyết minh kêu choang choang thì tin đó là nghệ thuật sắp đặt?

Tôi không cho là cứ phải cao siêu không ai hiểu gì thì mới là nghệ thuật đương đại, nhưng cũng không nghĩ rằng cứ dễ dãi bê nguyên xi đời thường, thêm cho nó vài dòng thuyết minh thật kêu thì thành ra tác phẩm!

Khi Duchamp là người đầu tiên bê cái bồn tiểu ra trưng bày thì có thể nó tạo ra một hiệu ứng thẩm mỹ khác lạ (so với chính nó trước đó), nhưng người thứ hai mà cũng bê cái bồn tiểu ra thì đó chỉ là anh thợ lắp bồn vệ sinh mà thôi!

Sự dễ dãi trong nghệ thuật ở nước ta quả thật là vô đối! Khi nghệ thuật bị kéo xuống hàng thấp lè tè như kiến dạng chân ở vô số các lĩnh vực thì chả trách mà Trần Dần đã phải thốt lên đầy ai oán:

Tôi khóc
        những chân trời
                   không có
                             người bay!

 

Ý kiến - Thảo luận

13:21 Wednesday,12.12.2012 Đăng bởi:  Meomeo
Là một người không thuộc giới nghệ thuật, đọc bài đánh giá này tôi thấy sáng dạ thêm bao nhiêu. Hay!
...xem tiếp
13:21 Wednesday,12.12.2012 Đăng bởi:  Meomeo
Là một người không thuộc giới nghệ thuật, đọc bài đánh giá này tôi thấy sáng dạ thêm bao nhiêu. Hay! 
3:34 Wednesday,12.12.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Mạnh Hùng

Đã từ lâu, những người làm nghệ thuật lấy tiêu chí “cái đẹp nằm sau cái nhìn thấy” làm quan điểm sáng tác. Tôi còn nhớ hồi năm 2000 có triển lãm QUOBO của Đức tại Vân Hồ – Hà Nội cũng in câu khẩu hiệu đó trên áo phông bán cho khách. V&agrav
...xem tiếp

3:34 Wednesday,12.12.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Mạnh Hùng

Đã từ lâu, những người làm nghệ thuật lấy tiêu chí “cái đẹp nằm sau cái nhìn thấy” làm quan điểm sáng tác. Tôi còn nhớ hồi năm 2000 có triển lãm QUOBO của Đức tại Vân Hồ – Hà Nội cũng in câu khẩu hiệu đó trên áo phông bán cho khách. Và triển lãm đó hầu hết là nghệ thuật khái niệm, dùng cái nhìn thấy để chuyển tải ý tưởng.

Năm 1992 nghệ sỹ người Thái Rirkrit Tiravanija dựng một gian bếp trong gallery “303 Gallery” ở New York làm tác phẩm trình diễn bằng việc nấu ăn cho tất cả khán giả tới dự hôm đó, tất cả được ăn miễn phí. Sau hôm đó tất cả hiện trường được giữ nguyên để triển lãm. Sau này ông làm nhiều lần tác phẩm này ở nhiều nơi. Nếu thông tin về triển lãm đến với bạn như tôi vừa đưa ra thì chắc không ít người cho rằng đó là vớ vẩn và ném đá không tiếc. Nhưng câu chuyện nó khác cơ. Rirkrit không nấu cho mọi người ăn những món mà người ta vẫn ăn hay những món mà người ta vẫn nấu thông thường. Ông có một menu với tên các món ăn là cảm xúc và trạng thái của con người và khi khách yêu cầu món gì trong menu thì ông cố gắng nấu sao cho khi ăn vào người ta có cảm giác giống như tên của món đó. Ví dụ khách yêu cầu món “say sóng”, ông ta nấu một món vừa có nước, vừa có cảm giác nôn nao bất ổn. Những điều này tôi nghe được từ chính ông khi ông tới Việt Nam làm việc.

Nhiều nghệ sỹ Việt Nam cũng biết điều đó, có người nhớ có người quên nhưng lịch sử nghệ thuật đã xác nhận sự thật rồi.Vấn đề không còn là chuyện ăn ngon hay không nữa mà nghệ sỹ đã dùng hình thức performance art để chuyển tải ý tưởng qua văn hóa ẩm thực, qua vật liệu là thực phẩm, qua thói quen ăn uống miễn phí khi đến dự khai mạc triển lãm… Tôi tin rằng đây là một thành tựu mà MoMA, Hugo Boss, Guggenheim… đã và đang  cùng đánh giá cao trong sự nghiệp của ông. Bạn có thể thấy tên Rirkrit Tiravanija trong cuốn ARTNOW volume 1 (có ở Việt Nam).

Lại nói đến tác phẩm của bạn Ngọc trong dự án “Chân trời có người bay”, tôi chưa được ăn món nào vì đang ở xa 2000km nhưng thấy cách đặt tên món ăn trong menu thì có vẻ có suy nghĩ tương đồng với ông Rirkrit chăng? Nếu bạn đã tới triển lãm thì cách tiếp xúc với tác phẩm chỉ có thể là trải nghiệm nó thôi. Chỉ có điều bạn có quyết định muốn thử nó hay không.


Những người làm nghệ thuật khái niệm thường đưa ra các tác phẩm không mấy bắt mắt, chẳng lôi cuốn gì về mặt thị giác. Họ biết rằng nó sẽ gặp rủi ro nhiều hơn khi tiếp xúc với công chúng nhưng đó là điểm đặc biệt của nó. Nếu khán giả tiếp xúc với nó ở vẻ bề ngoài (cái nhìn thấy) rồi dừng lại khi không nhận ra điều gì, thì họ sẽ thôi không đi tiếp vào lớp trong. Và tác phẩm đó đối với họ là “chỉ có như vậy”. Một thất bại thảm hại mặc dù ta đã đứng trước nó với thông điệp gì đó bên trong. Nghệ sỹ luôn chất chứa những ý tưởng trong lòng và vì họ cũng như người khác, nên khi làm ra tác phẩm tức là có lý do của nó. Yoko Ono bị các fan của Beatles và John Lennon ném đá vì họ không hiểu những cái mà bà ta làm, lại còn gây ảnh hưởng, can thiệp gián tiếp vào sự nghiệp của thần tượng của họ. Nhưng John xứng đáng là thần tượng của họ vì John có tầm nhìn văn hóa rộng hơn khi ông hiểu cả văn hóa của họ và hiểu cả văn hóa của Yoko, trong khi đám fan kia chỉ hiểu được mỗi sở thích của chính mình mà cũng chẳng hiểu John lẫn Yoko.

Nói đến đây cũng quá dài dòng nhưng không nhằm bênh vực tác phẩm của bạn Ngọc cũng như chưa có ý định tranh luận với bạn Hoàng Nguyên Vũ. Chỉ là một comment về việc bạn quyết định tiếp xúc với nghệ thuật đương đại ra sao?

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Ai là cụ tổ của hội họa trừu tượng? (Cập nhật 2 và kết thúc?)

Nguyễn Đình Đăng - câu hỏi của Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả