10 tác phẩm đẹp tại APT7, trong đó có Nguyễn Mạnh Hùng
14. 12. 12 - 1:06 pm
Hoàng Lan dịch
Dưới đây là 10 tác phẩm nổi bật tại 7th Asia Pacific Triennial (Liên hoan 3 năm một lần của châu Á Thái Bình Dương, kỳ thứ 7), do ArtInfo chọn.
Narrbong (túi dây) 2008, Lorraine Connelly-Northey. Lorraine Connelly-Northey được vinh danh nhờ những tác phẩm đầy sức mạnh nói lên được truyền thống của quê mẹ: đất nước Waradgerie. Sử dụng những đồ tái chế, phế thải, Lorraine dựng lại cũng như thổi sức sống mới vào những hình tượng truyền thống. Những chiếc túi đựng Narrbong (túi dây) biến hóa một cách bất ngờ do cô sử dụng chất liệu thô ráp thay vì dùng chất liệu sợi truyền thống.
Tác phẩm “Một môi trường chìm đắm” của nhóm nghệ sĩ Paramodel. Lấy cảm hứng từ quang cảnh công nghiệp của thành phố Osaka, nhóm Paramodel sáng tác nên một thế giới thu nhỏ tương xứng, theo kiểu bông đùa. Các tác phẩm của nhóm Paramodel thường là sắp xếp lại những vật liệu thường nhật; họ dùng từ đường ray xe lửa đồ chơi đến ống nước, biến chúng thành một hệ thống đồ sộ, phức tạp, che hết cả sàn, tường, và trần nhà.
“Màu vàng lớn” 2012, Richard Maloy. Richard Maloy thí nghiệm trên trải nghiệm của người xem bằng cách dùng các vật liệu công nghiệp, tạo ra một môi trường nghịch ngợm. Để thực hiện tác phẩm khổng lồ cho APT7 tên “Màu vàng lớn”, Richard đã sử dụng nhiều thùng cạc-tông, dán chúng lại, biến chúng thành một công trình sống động, tuy vô định hình nhưng người xem có thể đi xuyên qua.
Chi tiết tác phẩm “Chung sống trên thiên đường“, 2009, Nguyễn Mạnh Hùng. Nguyễn Mạnh Hùng thực hiện một tác phẩm châm biếm về cuộc sống thường nhật ở Việt Nam. Nghệ sĩ miêu tả tác phẩm của mình tại APT7 là một “ngôi làng theo trục dọc”, ám chỉ những khu nhà tập thể theo kiểu Xô-viết có mặt trên khắp đất nước.
Tác phẩm “Những chú chim vô quốc gia” (từ triển lãm ‘Viet Nam The World Tour’, diễn ra hồi năm 2010 cho tới bây giờ). Đây là hình chụp bức tranh tường lớn, làm theo đơn đặt hàng của hội chợ Asia Pacific Triennial lần thứ 7 ở Úc. Tác phẩm là kết quả của sự hợp tác giữa Shamsia Hassani và Nhóm Propeller. Shamsia Hassani là nữ nghệ sĩ graffiti đầu tiên (hình như cũng là nữ nghệ sĩ graffiti nghiêm túc nhất) của Afghanistan. Cô còn là phụ tá giảng viên cho Khoa Mỹ thuật của Đại học Kabul.
Trong số các tác phẩm đến từ Papua New Guinea, người xem có dịp chiêm ngưỡng một bộ sưu tập mặt nạ để biểu diễn, đẹp ngoạn mục, và cả một công trình được chạm khắc cũng như vẽ lên rất tỉ mỉ.
Tác phẩm “Mô hình phản chiếu” (Niềm sung sướng hoàn hảo) 2010-12, Takahiro Iwasaki (sinh năm 1975), Nhật Bản. Ảnh: Keizo Kioku.
Tác phẩm “Thế giới quay”, 2011-12, Michael Parekowhai. Trong tác phẩm “Thế giới quay”, Parekowhai “tuyển” một chú chuột nước kuril nhỏ của địa phương để đóng vai “người hùng”. Chuột kuril là một trong những kẻ canh giữ truyền thống của người Aborigines, chúng trông coi mảnh đất nơi cả gallery lẫn bức tượng điêu khắc này đang đứng.
Chi tiết tác phẩm “Thiên đường biến mất”, 2001-11, Raqib Shaw.
“Ressort”, Huang Yong Ping. Huang làm riêng tác phẩm này cho khu Watermall của Queensland Art Gallery. Tác phẩm mang dáng dấp bộ xương của một con rắn khổng lồ, uốn lượn từ trần xuống tới sàn, với ngụ ý kết nối trời và nước.
Chia sẻ:
Ý kiến - Thảo luận
18:04Sunday,17.2.2013Đăng bởi: meo
Rắn cũng giống và khác lưỡi của người vậy, khác là rắn có xương, lưỡi thì không xương, rắn cũng giống lưỡi không xương nhiều đường lắt léo.
...xem tiếp
18:04Sunday,17.2.2013Đăng bởi: meo
Rắn cũng giống và khác lưỡi của người vậy, khác là rắn có xương, lưỡi thì không xương, rắn cũng giống lưỡi không xương nhiều đường lắt léo.
16:56Sunday,17.2.2013Đăng bởi: Phạm Huy Thông
Bạn Zunk ơi. Rắn vẫn có xương mà. Những loài như sứa, bạch tuộc, mực.. mới không có xương thôi. :) ...xem tiếp
16:56Sunday,17.2.2013Đăng bởi: Phạm Huy Thông
Bạn Zunk ơi. Rắn vẫn có xương mà. Những loài như sứa, bạch tuộc, mực.. mới không có xương thôi. :)
Rắn cũng giống và khác lưỡi của người vậy, khác là rắn có xương, lưỡi thì không xương, rắn cũng giống lưỡi không xương nhiều đường lắt léo.
...xem tiếp