Nghệ sĩ thế giới

PARAMODEL LÀ PARAMODEL: Làn gió mới, thú vị mới 18. 02. 12 - 4:22 pm

Bài và ảnh: Tịch Ru

 

.

 

MÔ HÌNH NHỰA CỦA PARAMODEL LÀ PARAMODEL
Triển lãm sắp đặt

Khai mạc: 18h00, Thứ Năm, 16. 2. 2012
Triển lãm: 17.2 – 11. 3. 2012
Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản – Japan Foundation
27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Workshop: 14h00 – 16h00, thứ Sáu, 17. 2. 2012
Địa điểm: Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, 42 Yết Kiêu, Hà Nội

 

Thiên đường + nghịch lý + mô hình = Paramodel. Cái tên vừa mở vừa gợi sự tò mò. Đó là cái gì? Nghệ thuật? trò chơi? hay chỉ là một phát minh khác của người Nhật?

17h tôi có mặt ở Trung tâm Văn hóa Nhật Bản để xem “paramodel là paramodel”. Bên cạnh cái bàn phát thông cáo báo chí là lẵng hoa của Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tặng. Tại trung tâm này cũng đang diễn ra một triển lãm kỷ niệm 20 năm ngoại giao Việt-Hàn.


Từ ngoài đường nhìn vào, tường của Trung tâm hôm nay đầy những hình vẽ – một phần của tác phẩm.


Vào sân trong Trung tâm, đâu đâu cũng có hình vẽ…


Tác phẩm lan khắp cả khu nhà phụ.


Ý tưởng của tác giả là gì thì không rõ, đầu tiên là rất kích thích thị giác.


Tác phẩm lan cả đến khu cầu thang…


Kéo dài suốt cầu thang, lên đến tầng hai của Trung tâm.


Còn bên trong phòng triển lãm chính thì như thế này.


Cả trên trần nhà cũng đầy những hình là hình. Nhiều bạn trẻ đi vào và nói rằng cảm giác như được đi vào một không gian 3D… rất thú vị.


Tác giả cho biết tác phẩm vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Trong suốt 11 ngày tại Việt Nam, mỗi ngày nghệ sĩ sẽ phát triển thêm một chút.


Nhiều món đồ chơi được sử dụng trong tác phẩm.


Nào xe tải, cần cẩu, xe ủi, máy xúc… (trẻ con vào chắc chắn sẽ rất thích. Mà thật lạ, 4 triển lãm tôi xem ở đây thì có 3 triển lãm là Chihiro-Totto chan,Thủ thỉ và Paramodel hướng tới hoặc rất hấp dẫn trẻ con).


Dưới chân cần cẩu đồ chơi là một đống “gạch ngói” như một công trường đang thi công.


Có một cái tháp cắm hình cờ Việt Nam ở trên.


Cá nhân tôi thấy, với cách thể hiện bên trong (phòng triển lãm) và cả bên ngoài (trung tâm văn hóa), tác phẩm đã tạo ra một không gian sắp đặt vượt lên giới hạn của trọng lực. Giả sử như những đồ chơi kia cũng được dán lên các mảng tường thì sẽ rất sinh động.


Vì phòng triển lãm thì nhỏ, tác phẩm thì rất dễ “vỡ”, nên lúc đầu chỉ cho từng 3 người vào xem, nhưng về sau số lượng người xem đến đông nên phải cho từng 7 người vào một. Phóng viên mà vác máy quay vào thì sẽ rất chật chội.


Nhiều bạn trẻ đợi lâu quá phải nhòm qua cửa sổ để xem.


Nhạc sĩ Trí Minh và dịch giả Dương Tường cũng phải đứng đợi đển lượt vào phòng triển lãm.


Trẻ con hôm nay đến cũng rất đông, rất ngoan và trật tự, không nghịch ngợm làm ảnh hưởng đến tác phẩm.


Nhóm Paramodel có hai người: Hayashi Yasuhiko (áo tím đeo cặp vàng) và Nakano Yusuke. Anh Nakano vì bận một triển lãm khác ở Nhật Bản nên không đến Việt Nam.


Tác giả Hayashi Yasuhiko đang trò chuyện với Tuấn Mami – một nghệ sĩ Việt Nam từng có triển lãm tại Nhật.


Giám đốc Trung tâm – đơn vị làm triển lãm – là ông Kazumi Inami. Trong ảnh, ông giám đốc đang nói chuyện với mấy người bạn Nhật trong lúc chờ đến giờ làm khai mạc.


Chị Suzanne của Vietnam Gallery ngày nào đang bắt tay anh Norihiko Yoshioka của Trung tâm Văn hóa Nhật Bản.


Họa sĩ Nguyễn Bảo Toàn (mũ đen khăn xanh). Lâu lắm rồi mới gặp lại ông ở khai mạc triển lãm.


Hai họa sĩ Phương “giò” và Quách Bắc đang xem thông cáo báo chí.


Võ Ngọc Huế đang đọc thông cáo báo chí ngay tại cầu thang tầng 1.


Họa sĩ Thành Phong “đầu mưng mủ”, anh Vũ Huy Thông (Viện Mỹ thuật) và họa sĩ Doãn Hoàng Kiên.


Chị Hằng Doll dĩ nhiên là phải đi với anh Thành Phong rồi. Lúc nào gặp chị cũng thấy chị cười rất tươi.


Nghệ sĩ người Bỉ Faivre D’acier Virginie (từng có triển lãm “NÚI” ở Chaap Art)


Phạm Thu Thủy và Phạm Hồng (từng tham gia triển lãm “Phập Phồng” ở viện Goethe)


Họa sĩ Đỗ Hiệp. Từ sau hôm triển lãm “Đại gia” hôm nay mới gặp lại anh.


Họa sĩ Phạm Huy Thông thì leo ngay lên tầng hai ngắm toàn cảnh tác phẩm.


Sắp đến giờ khai mạc, khán giả khá đông rồi. Đây là một trong những triển lãm đầu tiên sau Tết, thế nên cũng là dịp để mọi người gặp lại nhau mà trò chuyện rôm rả.


Đến giờ khai mạc, anh Norihiko Yoshioka giới thiệu: “Tác phẩm của nhóm Paramodel là một triển lãm nghệ thuật đương đại, được gọi là working focus. Triển lãm vẫn còn đang tiếp tục phát triển. Nghệ sĩ Hayashi đến Hà Nội vào cuối tháng 1 và sẽ ở lại đây thêm 1 tuần nữa để tiếp tục phát triển thêm tác phẩm. Rất mong quý vị sẽ đến triển lãm này mỗi ngày để chứng kiến sự thay đổi của tác phẩm. Tác phẩm được hoàn thành không chỉ trong nhà triển lãm mà còn ở ngoài trời. Chất liệu là những đường ray đồ chơi. Cái tên của nhóm là kết hợp của Paradise (thiên đường) paradox (nghịch lý) hay para-rails (đường ray đồ chơi) và model. Đây là một ví dụ tiêu biểu trong nghệ thuật đương đại khi sử dụng những vật liệu bình thường và tạo nên những tác phẩm tuyệt vời. Ý nghĩa của những tác phẩm như thế này tùy thuộc hoàn toàn vào trí tưởng tượng của các bạn. Nếu các bạn để ý, mỗi góc nhỏ trong triển lãm ngày hôm nay đều là những tác phẩm riêng biệt và có hình ảnh rất đẹp.”


Sau khai mạc, như thường lệ, ai chưa xem tác phẩm thì vào xem, ai xem rồi thì ra sân sau Trung tâm dự tiệc nhẹ, bàn tán tiếp.


Trong lúc ấy, phóng viên báo đài xúm xít phỏng vấn Hayashi Yasuhiko. Sao mấy ngày anh ấy làm tác phẩm ở đây thì không đến hỏi nhỉ, lúc này thì chen nhau…


Hai bạn học sinh này đi học về cũng tranh thủ tạt qua xem triển lãm. Đôi giày và mũ của hai bạn trẻ này thật là ấn tượng.

 

Tóm lại là một triển lãm thú vị cả về thị giác lẫn ý tưởng. Khâu chuẩn bị và tổ chức được thực hiện rất cẩn thận. Triển lãm kéo dài từ 17. 2 đến 11. 3. Đặc biệt vào 2h ngày 17. 2 có tổ chức workshop tại đại học Mỹ thuật Việt Nam. Các bạn nhớ tranh thủ đến xem triển lãm nhé, đặc biệt là theo dõi trong khoảng thời gian nghệ sĩ Hayashi đang hoàn thiện tác phẩm, tại Trung tâm.

 

*

Bài liên quan:

– 16. 2: Paradise + Paradox + Model = PARAMODEL
– PARAMODEL LÀ PARAMODEL: Làn gió mới, thú vị mới

 

Ý kiến - Thảo luận

9:33 Sunday,19.2.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Loại hình nghệ thuật này ở trường chúng em gọi là "nghệ thuật TỈ MẨN"...

khá vui mắt,

nhưng cũng tốn thì zờ kinh người.

Những ai tính hay xốt zuột không chơi loại nghệ thuật tỉ mẩn này được.

Các nghệ sĩ trường phái TỈ MẨN thường xuất thân từ những vườn trẻ lắm đồ chơi xếp hình...

hoặc từ một gia đình phụ huynh rất bận, không có thì zờ
...xem tiếp
9:33 Sunday,19.2.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Loại hình nghệ thuật này ở trường chúng em gọi là "nghệ thuật TỈ MẨN"...

khá vui mắt,

nhưng cũng tốn thì zờ kinh người.

Những ai tính hay xốt zuột không chơi loại nghệ thuật tỉ mẩn này được.

Các nghệ sĩ trường phái TỈ MẨN thường xuất thân từ những vườn trẻ lắm đồ chơi xếp hình...

hoặc từ một gia đình phụ huynh rất bận, không có thì zờ vui chơi với nhóc tì, nên thường là nhốt con cái cả ngày trong căn buồng chứa đồ chơi (mày cứ ở yên trong đó, hiểu chửa, muốn làm zì thì làm, hiểu chửa, để cho bố mẹ yên, con nhá !)...

phải không ạ ? 
18:19 Saturday,18.2.2012 Đăng bởi:  Phạm Huy Thong
Gọi là hình vẽ thì không chuẩn lắm vì mấy hình đó ghép từ các đường ray nhựa. Gọi là hình ghép đi. Hì.
Tớ thích hình ghép ở dưới gầm cầu thang. Nhất là nó lại lợi dụng được độ nghiêng chéo chéo của gầm cầu thang.
Với tớ, ấn tượng của cả triển lãm không phải là các hình ghép riêng lẻ mà ở chỗ nó biến cả căn phòng hay toàn nhà thành một cơ thể hay
...xem tiếp
18:19 Saturday,18.2.2012 Đăng bởi:  Phạm Huy Thong
Gọi là hình vẽ thì không chuẩn lắm vì mấy hình đó ghép từ các đường ray nhựa. Gọi là hình ghép đi. Hì.
Tớ thích hình ghép ở dưới gầm cầu thang. Nhất là nó lại lợi dụng được độ nghiêng chéo chéo của gầm cầu thang.
Với tớ, ấn tượng của cả triển lãm không phải là các hình ghép riêng lẻ mà ở chỗ nó biến cả căn phòng hay toàn nhà thành một cơ thể hay cỗ máy gì có chuyển động, có ngọ ngoạy (có lẽ do ảo giác thị giác).
Thứ hai tớ quay lại coi lần nữa. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả