Nghệ sĩ Việt Nam

“Tổ hợp bám” của Lại Thị Diệu Hà: Trắng như tuyết để đợi chờ bùng nổ 21. 12. 12 - 8:02 am

Bài và ảnh: Tịch Ru

Vào lúc 18h ngày 18. 12. 2012, tại viện Goethe đã diễn ra màn trình diễn sắp đặt của Lại Thị Diệu Hà có tên “Tổ hợp bám”, nằm trong dự án nghệ thuật “Những chân trời có người bay”.

Xưởng may của chị tại Trung tâm Văn hóa Nhật cũng nhằm mục đích phục vụ cho buổi trình diễn sắp đặt này.

Diệu Hà giới thiệu về “Tổ hợp bám”:

Chúng sinh ra, tự nhiên hội tụ.
Chúng đan xen, chúng xoắn xuýt, chúng bám
Chúng tan rã, chúng phân hủy, chúng chảy, chúng tan biến
Chúng như sóng, hiện và mất
Với tính vô thường, chúng thản nhiên hiện-mất: không sợ hãi, không luyến tiếc, bởi chúng nhận ra chúng là nước
Với tôi, tôi bị động, tôi lưu luyến , tôi say đắm, tôi thương xót, tôi níu kéo trước sự biến động này
Tôi vận vào tôi
Tôi lục vấn tôi:
– Tôi khác chúng?
– Tôi phù du?

Tác phẩm là một cây thông Giáng sinh, mà cũng có thể bảo là một chiếc váy cưới, được đính những cục bông nhồi gia công trong xưởng may của tác giả.

 

Những miếng bông có đủ hình thù khác nhau. Chúng “bám” chặt vào nhau. Bên trong chiếc áo cưới/cây thông có bố trí đèn trắng.

 

Trên sân sau của Viện Goethe, nơi ngày thường là sân trước thư viện và quán ăn rất đẹp, giờ rải đầy bột màu trắng.

 

Trước giờ khai mạc, bạn bè của Diệu Hà xúm lại rắc bột màu.

 

Rắc xong bột thì một góc tác phẩm trông như thế này.

 

Khán giả đến tương đối đông.

 

Giám Đốc viện Goethe và giám tuyển Nguyễn Phương Linh (áo cam) phát biểu. Họ giới thiệu về Lại Thị Diệu Hà và tác phẩm của cô. Họ cho biết màn trình diễn của cô sẽ mang tính Thiền rất cao, và hôm nay sẽ chưa kết thúc tác phẩm. Đến 21h, khi Viện Goethe đóng cửa, tác giả sẽ làm việc với hai quay phim đến sáng hôm sau. Có nghĩa, thời gian trình diễn sẽ là: “một đêm chờ trời trắng”. Sau lời giới thiệu, Lại Thị Diệu Hà (áo trắng) cảm ơn mọi người đã đến và mời khán giả chuẩn bị xem buổi trình diễn.

 

Tác giả bắt đầu màn trình diễn ở góc sân, một đầu của thư viện.

 

Chị cúi gập người xuống rồi thổi những bột màu trắng.

 

Sau đó vốc một nắm bột lên tay rồi lại thổi tung lên.

 

Nằm sấp ra lại, tiếp tục thổi, và vun từng đám bột.

 

Trong quá trình diễn ra tác phẩm, không ít lần bột màu trắng bay vào mắt vào mũi, vào họng… Nhưng màn trình diễn vẫn được tiếp diễn một cách mạnh bạo nhất.

 

Tác giả thổi bột cả vào những bông hoa ở viện Goethe.

 

Tác giả thổi bột vào cây thông (và cả khán giả nữa).

 

Những vết di chuyển của Diệu Hà như cắt xé khoảng sân trắng tinh.

 

Tác giả nằm ra giữa sân rồi vẫy vùng như trẻ con giữa đống bột trắng.

 

Xong lại tiến đến thổi bột vào cây thông.

 

Khiến bột trắng phủ đầy cây.

 

Trình diễn liên tục từ 18h30, phải nói là rất mệt. Bản thân tôi là người xem đến 20h đã thấy rất mỏi chân rồi.

 

Do màn trình diễn này là một chuỗi những hành động lặp đi lặp lại.

 

Khán giả xem lâu…

 

… rồi cũng về dần.

 

Khoảng 20h, cả lớp băng dính dán khu vực trình diễn cũng được Diệu Hà bóc ra, (hành động này thuộc nội dung màn trình diễn).

*
Đang chụp ảnh thì có việc đột xuất, tôi phải về. Thật là tiếc vì tin là một tiếng cuối cùng sẽ đầy cao trào. Có thể Diệu Hà – theo thói quen mạnh mẽ của chị – sẽ làm những việc gì đó rất bất ngờ, như một món quà sửng sốt cho những người còn ở lại đến phút chót. Vậy một lời tha thiết: bạn nào ở lại đến cùng, có chụp ảnh, hoặc không chụp cũng được, tường thuật giúp đoạn chót được không? Đa tạ. Và thành thật xin lỗi chị Diệu Hà.

 

Ý kiến - Thảo luận

23:44 Saturday,22.12.2012 Đăng bởi:  ơ hớ!

ơ hơ! ở đây thấy giám tuyển Phương Linh??? có nhầm lẫn gì không?... đúng thực một đất nước tự do, một Phương linh tự do giám tuyển, một Phương Linh khi biết tới những tác phẩm mà luôn cùng song hành với sự bắt trước kiểu người khác đã làm, hoặc cải tạo lại chúng
...xem tiếp

23:44 Saturday,22.12.2012 Đăng bởi:  ơ hớ!

ơ hơ! ở đây thấy giám tuyển Phương Linh??? có nhầm lẫn gì không?... đúng thực một đất nước tự do, một Phương linh tự do giám tuyển, một Phương Linh khi biết tới những tác phẩm mà luôn cùng song hành với sự bắt trước kiểu người khác đã làm, hoặc cải tạo lại chúng, và rồi giám tuyển chúng. hi! bắt đầu từ cái áo và quần lót gắn dinh được treo ở nhà sàn, khi đó tác phẩm này được một nghệ sĩ khác bày ở bảo tàng newyork, với tư thế nằm không phải là treo. 


được biết Phương Linh đã được đi du học trung học ở đây rồi dời về nước thi yết kiêu không đỗ và từ đó làm nghệ sĩ. chưa nói tác phẩm này còn có Trương Tân, Lê Quang Đỉnh người việt nam cũng đã làm mà ai cũng biết. Còn cái cây dính hai đầu vào của Phương Linh thì thật bất ngờ, khi vừa được nhìn thấy nó ở trung tâm văn hóa pháp trước đó hơn một năm khi triển lãm 3 ngày cho 3 nghệ sĩ lúc đó vào tháng1 năm 2008 của nghệ sĩ trần đức quý, nguyễn hồng hồng phương, triệu tuấn long. hồi đấy chưa có Soi, chán thật! chưa kể đến thuyền muối của nghệ sĩ người Nhật hay Phương Linh ảnh hưởng? thế mà đã bán trôi cho một đại gia ở Sài Gòn. được biết giờ hình như đang ở trong một bảo tàng ở mỹ mà Soi cũng đã đăng, không biết phương Linh có bao nhiêu con thuyền bằng muối?... Bao nhiêu tác phẩm quy hoạch cải tạo kiểu này? thật táo bạo với những hành trình táo tợn của vị giám tuyển hơn 20 tuổi kinh nhiệm đầy mình dấn thân vào giám tuyển? hi!

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả