Bàn luận

Tai nạn tương tác trong trình diễn 01. 08. 10 - 7:18 am

Lơ Ngơ

 

Có thể nói trong các Trình diễn, việc tương tác giữa Người xem và Người trình diễn với Tác phẩm là một yếu tố quan trọng. Trong các trình diễn có tương tác, tương tác là một phần quan trọng của tác phẩm. Về mặt thao tác, nó cũng là một trong nhiều khác biệt giữa Trình diễn và các loại hình sân khấu như kịch, múa …

Trong trình diễn của Marina, mấy tay khán giả quá khích dùng dao và súng đã tạo ra cao trào để có một tác phẩm mạnh.
Nhưng đôi khi mức độ tương tác giữa người xem và một trình diễn không giống nhau với từng tác phẩm. Nó quyết định bởi ý đồ của người làm trình diễn. Và người xem ở đây, trong các trình diễn lại càng quan trọng, bởi ngoài việc chứng kiến, họ còn có thể cảm nhận, cân nhắc và tham gia vào.

Tương tác thô bạo của người xem trong màn trình diễn Rythm 0 của Marina Abramovic

Ít người để ý một câu nói đùa của Huy An tối hôm đó ở Nhà Sàn, anh bảo “Có lẽ phải làm 2 cái biển /hoặc Không tương tác để trước mỗi trình diễn”. Sẽ không nghệ sỹ nào làm việc thiếu tế nhị này. Nhưng chắc hẳn khi làm trình diễn, các nghệ sỹ cũng mong ngoài việc thưởng ngoạn ra, nếu người xem có được sự nhạy cảm, hiểu và tương tác một cách thích đáng thì một trình diễn sẽ tốt hơn…
 
Tối hôm đó, ở Nhà Sàn, có 4 màn trình diễn có tương tác:

– Trình diễn của anh Trần Lương là một trình diễn mở hoàn toàn, sự tương tác từ phía người xem đã góp phần hoàn thiện trình diễn này.

Màn trình diễn Hái Hoa Dân Chủ của nghệ sĩ Trần Lương - Ảnh AZIZ

– Ở trình diễn thứ hai của nghệ sỹ Vũ Hồng Ninh, với nghệ sỹ Lê Huy Hoàng được mời tương tác cùng, quả bóng căng dần, không ai biết khi nào nó nổ, và… Bùm. Trình diễn này có lẽ tiến trình của nó đúng ra sẽ là: Quả bóng sau khi lấp đầy khoảng trống, nó vẫn được Ninh làm căng thêm và phát nổ, hoặc người tương tác là nghệ sỹ Lê Huy Hoàng không muốn chịu thêm áp lực và làm nổ quả bóng, có lẽ là hợp lý hơn việc có người thứ ba làm cho nó nổ.

Màn trình diễn có nghệ sĩ Lê Huy Hoàng tham gia - Ảnh AZIZ

 
– Trình diễn thứ ba của bạn Vũ Đức Toàn. Anh im lặng, cảm nhận cảm giác của đường trên bàn tay. Và trong khi một tay vẫn bị “trói” bởi đống đường nhỏ, thì anh cố gắng thực hiện các hành động một cách chậm rãi. Trình diễn này cũng bị can thiệp và làm khác khi một nghệ sỹ bỗng cảm thấy muốn tham gia vào bằng cách kêu gọi mọi người cùng xúc đường để ăn cùng tác giả. Sau khi có sự can thiệp này, tiến trình chậm rãi trong tĩnh lặng của trình diễn biến mất, nó bị thay thế bởi không khí cởi mở và vui vẻ, tôi đã nghĩ vui lúc đó, vậy là nó bị “búp phê hóa” rồi… và nó cũng đã bị đẩy đi trệch tiến trình mà Toàn đã đặt ra. Một người thật tinh tế ở trình diễn này là nghệ sỹ Lê Huy Hoàng, anh được đưa cho một cái thìa, nhưng trong khi mọi người phấn khích lên chia sẻ “búp phê đường” thì anh mang chiếc thìa đi cất….

Màn trình diễn của nghệ sĩ Vũ Đức Toàn - ảnh AZIZ

– Trình diễn thứ 4 của Diệu Hà, sự tương tác có lẽ đã làm khác đi tiến trình của nó. Tôi nhận ra điều này lúc cuối cùng, khi Hà đứng dậy. Có lẽ tiến trình đúng của nó là: Khi khán giả đã hoàn toàn hết kiên nhẫn với hành động tỉ mẩn của người làm trình diễn, thì cái gương suốt thời gian trước đó vẫn che khuất mặt tác giả được hạ xuống, thì người ta nhận ra, trên mặt cô có máu… Đó là điểm chốt của tiến trình, nhưng việc tương tác bất ngờ đã khiến trình diễn này mang một nghĩa khác, và làm khác đi tiến trình của nó.

Màn trình diễn của nghệ sĩ Lại Thị Diệu Hà - Ảnh AZIZ

 

Những tương tác ngoài ý muốn này vẫn có sự thú vị của nó, và hình như những tai nạn trong trình diễn luôn thường trực, đôi khi là không tránh khỏi… Nhưng có lẽ nếu giữa người làm và người xem có được sự thông hiểu thì không bàn đến đúng sai, người làm trình diễn sẽ nhẹ nhõm hơn khi đã thực hiện trọn vẹn được ý đồ của mình trong tác phẩm…

 

*

(Tên bài do SOI đặt)

 

*

Bài liên quan:

28. 7: ăn chơi tại Nhà Sàn
Một tối vui ở Nhà Sàn
Tai nạn tương tác trong trình diễn

Ý kiến - Thảo luận

22:38 Sunday,1.8.2010 Đăng bởi:  Lo Ngo
Thanh Vinh và Yoyo thân mến, cho mình gửi tới các bạn lời xin lỗi cái đã. Có thể mình cũng đã sai vì bạn nói cũng đúng. Nhưng mình có suy nghĩ là nếu tụi mình vào đây đọc, tức là tụi mình chắc cùng nhau là một số anh em quan tâm đến mỹ thuật, không chừng bóc mấy cái tên reg trên trang của các bạn Soi ra thì té ra toàn là anh em biết nhau cả. Mình sợ những từ hơi mạ
...xem tiếp
22:38 Sunday,1.8.2010 Đăng bởi:  Lo Ngo
Thanh Vinh và Yoyo thân mến, cho mình gửi tới các bạn lời xin lỗi cái đã. Có thể mình cũng đã sai vì bạn nói cũng đúng. Nhưng mình có suy nghĩ là nếu tụi mình vào đây đọc, tức là tụi mình chắc cùng nhau là một số anh em quan tâm đến mỹ thuật, không chừng bóc mấy cái tên reg trên trang của các bạn Soi ra thì té ra toàn là anh em biết nhau cả. Mình sợ những từ hơi mạnh như: “kẻ thiếu học thức”, "đầu đường, xó chợ” sẽ lại dẫn đến một cuộc gạch ngói ì xèo thì cũng ngại… Có tay nào đó chế ra cái chuyện “ chung cư nghệ sỹ “ quả là thâm, anh em ta tránh cái vụ đó được thì tốt… Chúc các bạn mạnh khỏe nhé… 
20:36 Sunday,1.8.2010 Đăng bởi:  Yoyo
Em thấy cái bác Thành Vinh này nói đúng đấy chứ, ý bác cũng tiếp nối ý của bạn Lơ Ngơ chứ có trái chiều gì đâu. Bạn chưa đọc kỹ hay sao mà lên lớp cho bác Vinh một tràng thế. Người xem đôi khi tương tác vì cái tôi muốn thể hiện mình to hơn cái trực giác bột phát. chúng ta còn phải thực hành nhiều lắm ạ.
...xem tiếp
20:36 Sunday,1.8.2010 Đăng bởi:  Yoyo
Em thấy cái bác Thành Vinh này nói đúng đấy chứ, ý bác cũng tiếp nối ý của bạn Lơ Ngơ chứ có trái chiều gì đâu. Bạn chưa đọc kỹ hay sao mà lên lớp cho bác Vinh một tràng thế. Người xem đôi khi tương tác vì cái tôi muốn thể hiện mình to hơn cái trực giác bột phát. chúng ta còn phải thực hành nhiều lắm ạ. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Lời thầy dạy có khi cũng thiếu logic

Phó Đức Tùng - Nguyễn Đình Đăng - Nguyên Tánh

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả