|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamLê Huy Hoàng giữa trận mưa kim 27. 03. 10 - 12:15 amBản fullMƯA Triển lãm sắp đặt của họa sĩ Lê Huy Hoàng
Đây là triển lãm đầu tiên trong chương trình “Gương mặt mới của Nghệ thuật”.
Ngắm nhìn tác phẩm Mưa, người xem có thể đoán định ngay rằng họa sĩ đã rất kỳ công và tỉ mẩn cũng như lòng kiên nhẫn sâu sắc mới có thể hoàn thành được tác phẩm đòi hỏi chi li đến từng chi tiết này? – Đúng thế. Để có tác phẩm này, tôi đã nhờ một anh kỹ sư nông nghiệp tư vấn cho cách ươm hạt, nảy mầm, thành cây. Để có trận mưa kim này, tôi đã sử dụng gần 10 ngàn cái kim châm cứu, buộc trên hàng ngàn sợi chỉ đen. Sau đó, phải ghim từng sợi chỉ lên trần nhà. Trong quá trình thực hiện, các sợi chỉ bị rối vào nhau, lại phải tháo ra làm lại. Sau khi làm xong mưa kim, tôi bắt đầu đổ đất để trồng cây. Thế nhưng, khi đổ đất, tôi bối rối vô cùng vì không biết phải làm thế nào khi các sợi chỉ buộc kim sà sát xuống mặt đất, chẳng có khoảng không nào. Ban đầu, tôi định bỏ cuộc, thế rồi, nghĩ đi nghĩ lại, tôi tìm ra một cách. Đó là cẩn thận rẽ các sợi chỉ ra thành một lối đi, một người lách vào để đổ từng bao tải đất, sau đó dùng que để gạt ra xung quanh, người thứ hai đi ngay sau đó sẽ tưới nước, và người thứ ba tiếp theo sẽ gieo hạt. Thế nhưng, chỉ vẫn bị rối, và chúng tôi lại phải tìm cách tháo gỡ mà không hỏng sang sợi chỉ khác. Sau đó xong xuôi, hàng ngày, chúng tôi tiến hành tưới nước, phun thuốc cho cây bằng cách dùng nhiều cây sào buộc vào nhau đưa ống dẫn vào. Tiếp đó là căng bạt, thắp đèn ủ ấm cây suốt ngày đêm…
Ý tưởng nào đưa anh đến việc thực hiện tác phẩm này? – Ý tưởng xuất phát từ một curator người Nhật. Sau khi nghe nghệ sĩ nói: Hiện nay, kinh tế Nhật bị đi xuống, nhưng các nghệ sĩ Nhật không vì thế mà ngừng làm nghệ thuật. Họ tận dụng mọi nguyên liệu sẵn có để tạo nên tác phẩm. Tôi đã suy nghĩ nhiều về điều này, từ đó mong muốn tạo ra một tác phẩm thị giác đẹp mà không tốn nhiều tiền. Ban đầu, tôi định làm theo hình thức tối giản nhất, là ươm hạt đỗ cho nó nảy mầm, sau đó dùng kim xuyên qua rồi rọi đèn vào. Thế nhưng không gian ở Nhà sàn không có điều kiện để làm thế. Sau khi họa sĩ Nguyễn Mạnh Hùng từ Đức trở về, tôi và anh cùng bàn bạc lại, anh gợi ý nên mở rộng tác phẩm ra. Và tôi đã làm như vậy.
Anh đến với ngôn ngữ nghệ thuật đương đại này khi đã cứng tuổi. Ban đầu, anh còn tỏ ra không thích, thế nhưng, điều gì đã thu hút anh để rồi dấn thân vào nó? Quả thực ban đầu khi tiếp xúc với loại hình nghệ thuật mới này, tôi thấy không hấp dẫn vì tôi chưa hiểu nó. Lần đầu tiên tôi làm sắp đặt là trong triển lãm Hanoi Windows của Nhiếp ảnh gia người Mỹ gốc Ý Larry D’Attilio tại Campus Hà Nội vào cuối năm 2006. Tuy nhiên lần đó tôi bị động, không có ý định ban đầu. Sau khi làm xong tác phẩm đó, tôi bắt đầu thấy thích, nhưng vẫn không hiểu ngôn ngữ của nó, cho đến khi nghệ sĩ Hà Lan Rani đã giúp tôi cả tài chính lẫn chút kiến thức để tôi làm các tác phẩm sắp đặt. Sau đó, với sự tài trợ của Đại sứ quán Hà Lan, tôi đã làm tác phẩm Loa ở gallery Thọ. Năm ngoái, tác phẩm này được trưng bày lại tại Nhasan Studio trong triển lãm 10+. Kể từ sau 10+, tôi tham gia các hoạt động nghệ thuật tại Nhasan Studio, dự các buổi trò chuyện cũng như thực hành nghệ thuật đương đại do nghệ sĩ Veronica Radulovic (Đức), Chu Yuen (Malaixia), Minh Thành, Trương Tân giảng dạy. Khi đã được trang bị kiến thức về các loại hình nghệ thuật đương đại này, tôi càng thấy thích, thấy yêu ngày một rõ ràng để rồi quyết tâm đi theo nó. Xin cảm ơn anh. * Một số hình ảnh do nghệ sĩ Nguyễn Mạnh Hùng ghi lại:
* Bài liên quan: – Mưa cùng Lê Huy Hoàng Ý kiến - Thảo luận
8:55
Tuesday,21.1.2014
Đăng bởi:
Tram
8:55
Tuesday,21.1.2014
Đăng bởi:
Tram
Mong anh Hoàng an nghỉ. Tưởng nhớ anh, người nghệ sỹ nhạy cảm với tâm hồn đẹp đẽ.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp