Xem tranh trong “Made in Hanoi” nào!
16. 01. 13 - 8:26 am
Người xem Hà Nội
Hà Nội sau một thời gian rét khá dài, chiều ngày Chủ nhật, trời hửng nắng. Thời tiết có vẻ ấm lên đôi chút. Quả là một Chủ nhật lý tưởng cho việc đi đâu đó ngoài phố. Chả thế mà, còn sót buổi nào không thì chưa dám chắc, nhưng nhìn sơ đã có đến ba sự kiện về mỹ thuật được diễn ra trong cái buổi chiều đông hửng nắng này:
– Tại Tadioto Art Space của anh Nguyễn Quý Đức, 12 Trương Hán Siêu, có cuộc nói chuyện của nghệ sĩ, giám tuyển người Mỹ gốc Iran sống và làm việc tại Los Angeles về những dự án của ông.
– Ở Lý Quốc Sư, nhà của họa sĩ Lê Thiết Cương, triển lãm của chính họa sĩ với 13 sáng tác mới sau ba năm đóng cửa gallery. Tại sao là 13 bức tranh; vì đó là ngày 13 tháng 1 năm 2013, đó là một cái cớ của họa sĩ.
– Và cũng lại 13, tại Art Talk Café (12 Quán Sứ), có 13 họa sĩ khai mạc triển lãm với tên: Made in Hanoi. Không biết con số 13 họa sĩ có liên quan gì đến ngày 13 không….
Trong lời giới thiệu của Made in Hanoi có cho biết là mỗi người một phong cách, mỗi người một chất liệu. Nếu đúng như vậy thì có tới 13 phong cách, 13 chất liệu.
Phòng tranh ở 12 Quán Sứ này hơi đặc biệt. Nó là hai cái nhà ống được nối với nhau cả hai phố: phố Quán Sứ và phố Hàng Bông. Đến phòng tranh đã thấy rất đông người. Có tới 13 họa sĩ, và mỗi họa sĩ chỉ cần vài người bạn đến chia vui thôi thì cũng quá tải với cái không gian dài và hẹp này rồi. Như thường lệ, các họa sĩ dồn lại với nhau ở cuối phòng tranh ở phía đường Quán Sứ. Đó là nơi duy nhất có thể thoải mái hút thuốc và phun ra ngoài qua những ô kính nhỏ.
Đây là góc phòng tranh nhìn ra phố Hàng Bông.
Còn đây là 13 họa sĩ tham gia triển lãm. (Người chụp đến hơi muộn nên tìm được ảnh này trên FB của họa sĩ Trịnh Minh Tiến).
Ở khai mạc triển lãm này, phần lớn là các bạn trẻ đến dự. 13 họa sĩ cũng còn khá trẻ.
Mời các bạn làm quen với từng người trong số 13 họa sĩ. Xin nhắc lại triển lãm lần này là chủ đề về Hà Nội. Và mời các bạn cũng để ý giùm chất liệu và phong cách của từng người nhé. Đầu tiên là họa sĩ Đỗ Hiệp.
Đỗ Hiệp. Cái bóng. 200 x 80cm. Chất liệu tổng hợp trên toan.
Đỗ Hiệp. Nhà thờ. 200 x 80cm. Chất liệu tổng hợp trên toan.
Họa sĩ Triệu Long.
Triệu Long. Cuối Ngõ. 150 x 110cm. Sơn dầu trên toan.
Triệu Long. Bãi giữa sông Hồng. 150 x 110cm. Sơn dầu trên toan.
Họa sĩ Vũ Đức Trung.
Vũ Đức Trung. Mưa. 50 x 80cm. Sơn mài.
Vũ Đức Trung. Mưa II. 50 x 80cm. Sơn mài.
Họa sĩ Nguyễn Thành Sơn
Nguyễn Thành Sơn. Ngựa Ông. 80 x 80cm. Khắc gỗ in lên toan.
Nguyễn Thành Sơn. Ngựa Bà. 80 x 80cm. Khắc gỗ trên toan.
Họa sĩ Lê Chí Hiếu.
Lê Chí Hiếu. Có một tháp rùa như thế. 60 x 50cm. Sơn dầu trên toan.
Lê Chí Hiếu. Phía trước nhà thờ có thể. 50 x 60cm. Sơn dầu trên toan.
Họa sĩ Lương Trung.
Lương Trung. Không tranh cãi.160 x 120cm. Sơn dầu trên toan.
Lương Trung. Ngoài cơ cấu. 160 x 120cm. Sơn dầu trên toan.
Họa sĩ Trịnh Minh Tiến.
Trịnh Minh Tiến. Điểm vàng sắc phố. 90 x 120cm. Chất liệu tổng hợp trên toan.
Trịnh Minh Tiến. Vết xước. 90 x 120cm. Chất liệu tổng hợp trên toan.
Họa sĩ Nguyễn Văn Hổ.
Nguyễn Văn Hổ. Ngày Chủ nhật. 145 x 145cm. Sơn dầu trên toan.
Nguyễn Văn Hổ. Ngày tận thế 21-12-2012. 145 x 145cm. Sơn dầu trên toan.
Họa sĩ Phạm Quang Hiếu.
Phạm Quang Hiếu. Trong nhà. 120 x 70cm. Sơn dầu trên toan.
Họa sĩ Phạm Tuấn Tú.
Phạm Tuấn Tú. Ta nâng niu. 150 x 90cm. Acrylic trên toan.
Phạm Tuấn Tú. Một ngày trên hồ. 90 x 140cm. Sơn mài.
Phạm Tuấn Tú. Gặp rùa. 43 x 81cm. Acrylic trên toan.
Họa sĩ Trịnh Ngọc Liên.
Trịnh Ngọc Liên. Ngõ chiều. 50 x 70cm. Sơn dầu trên toan.
Trịnh Ngọc Liên. Ngõ. 50 x 70cm. Sơn dầu trên toan.
Hoàng Tùng. Con đường. 120 x 160cm. Sơn dầu trên toan.
Hoàng Tùng. Phố. 120 x 160cm. Sơn dầu trên toan.
Chu Việt Cường. Hà Nội bình yên. 80 x 120cm. Sơn mài.
Chu Việt Cường. Thu Hà Nội. 100 x 100cm. Sơn mài.
Có hai tác giả là Chu Việt Cường và Hoàng Tùng về hơi sớm nên không kịp chụp chân dung. Nếu các bạn có thì gửi cho Soi nhé.
Tui u ơ zưng mờ đánh giá tranh đầu tiên là phải đẹp và ấn tượng về thị giác do những yếu tố hội họa tạo nên. Sau đó mới nói chuyện ý nghĩa này nọ thông điệp này khác, tranh chứ không phải sách, xem chứ không phải nghe. Ở đây tui ưa tranh Vũ đức Trung, Phạm tuấn Tú và kh ...xem tiếp
23:52Wednesday,16.1.2013Đăng bởi: Tò mò
Tui u ơ zưng mờ đánh giá tranh đầu tiên là phải đẹp và ấn tượng về thị giác do những yếu tố hội họa tạo nên. Sau đó mới nói chuyện ý nghĩa này nọ thông điệp này khác, tranh chứ không phải sách, xem chứ không phải nghe. Ở đây tui ưa tranh Vũ đức Trung, Phạm tuấn Tú và khắc gỗ Nguyễn thành Sơn. Tranh có gu, có nghề, có hồn.
15:13Wednesday,16.1.2013Đăng bởi: Phạm Huy Thông
Nhưng hiểm nhất vẫn là tháp rùa của bạn Hiệp. ...xem tiếp
...xem tiếp