|
|
|
|||||||||||||
Nhiếp ảnhChùm ảnh bà Bridge – búp bê nội trợ 21. 08. 10 - 8:04 amKhôi Nguyên dịch
Ngay sau khi tốt nghiệp trường mỹ thuật vào đầu những năm 1970, nhiếp ảnh gia Laurie Simmons đến sống trong căn gác xép của một cửa hàng đồ chơi ở New York. Tại đó, bà phát hiện ra rất nhiều mô hình nhà búp bê – thứ đồ chơi bà vẫn chơi hồi bé vào những năm 1950. Tuy nhiên, khi có phong trào nữ quyền, những món đồ chơi đó (vẫn dành cho các bé gái) bị nghi ngờ là những công cụ để truyền bá học thuyết, dụ dỗ phụ nữ đi vào con đường chỉ biết có nội trợ; và Simmons hiểu ra sức cám dỗ phức tạp của những món đồ chơi ấy: nằm trung gian giữa ký ức tập thể với ký ức cá nhân, những ngôi nhà đồ chơi ấy đại diện cho một chuỗi những ảo tưởng lung lay của cả một thế hệ, một giới; và những ảo tưởng ấy tuy tàn phai dần theo thời đại công nghệ hôm nay, vẫn dằng dai cố bám vào vô thức. Người đàn bà tím là một trong những tác phẩm đầu tiên của Simmons dùng ngôi nhà tí hon trong mơ (của một thế hệ) làm chủ đề. Từ đó về sau, bà trung thành theo đuổi phong cách này, đề tài này: về chỗ đứng của phụ nữ trong không gian nội trợ. Việc đưa vào những thứ nhân tạo, màu sắc rực rỡ không thực là một bước chuyển so với cung cách chỉ có trắng đen của nhiếp ảnh truyền thống, lại khác xa với phong cách ảnh tư liệu, và càng như cười nhạo những bức ảnh trang trí của những người chỉ thích chụp đèm đẹp.
Năm 1959, Evan S. Connell xuất bản tiểu thuyết Mrs. Bridge nổi tiếng về một bà nội trợ trung lưu. Năm mươi năm sau, người ta in lại, lần này có thêm 68 bức ảnh vừa đen trắng vừa màu của Simmons. Xin giới thiệu một số bức trong cuốn sách này, cũng là bộ ảnh nổi tiếng của Simmons.
* Bài liên quan: – Nữ quyền của Laurie Simmons Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|