|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnEm xin góp một kinh nghiệm… 01. 08. 10 - 10:54 pmCún Mỏng(Đây là cmt của bạn Cún Mỏng cho bài “Tai nạn tương tác trong trình diễn“. Cmt này không hiện lên được nhưng Soi xin phép Cún Mỏng cho hiện thành bài luôn vì cmt của bạn rất thú vị.)
Em xin góp một kinh nghiệm non nớt của em vào thảo luận với, mong là nó không lạc đề. Khoảng 2 năm trước gì đó, lần đầu tiên em được thầy dạy vẽ giới thiệu cho đi xem nghệ thuật trình diễn của nghệ sĩ hàng đầu Đào Anh Khánh. Em đã bị choáng ngợp và thuyết phục bởi môn nghệ thuật này ngay tức khắc. Cuộc trình diễn được một lúc thì có rất nhiều người yêu nghệ thuật (trong đó có cả em và thầy em) đã vô ý bước vào trong địa phận không gian mà tác giả đang say xưa trình diễn. Rất nhiều người phấn khích sấn xổ vào chụp ảnh khiến cho bầu không khí nghệ thuât của Đào Anh Khánh bi mất tập trung. Và anh ấy đã giận dữ phản ứng lại bằng cách lăn một quả cầu bằng mây tre rất to lùa tất cả ra ngoài rất quyết liệt, khiến cho những công chúng đó chạy toán loạn. Rồi sau đó lực lượng bảo vệ phải đứng trông chừng vòng ngoài thì Đào Anh Khánh mới có sự tĩnh tâm cần thiết để sáng tạo… Thú thật lúc đó em thấy ấm ức vì đang có thiện cảm vớí nghệ thuật trình diễn thì lại thấy rất bị xúc phạm, nhưng sau đó mới hiểu rằng mình và một số người đã quá vô ý thức và không biết tôn trọng những đièu kiện cần và đủ của nghệ sĩ trình diễn. Đó là một kinh nghiệm, và đến bây giờ em vẫn thấy rất xấu hổ vì sự thiếu hiểu biết của mình. Từ đó em nghĩ kể cả mình có thế nào thì cũng nên tôn trọng ý tưởng và tác phẩm cuả nghệ sĩ trình diễn, không nên tùy tiện theo cảm xúc và nhận thức chủ quan của mình được. Nếu tác phẩm đó cần có sự tương tác, chắc nghệ sĩ sẽ công khai hướng dẫn hoặc có tín hiệu tế nhị nào đó cho khán giả. Em nghĩ cứ như thế là chắc ăn nhất, mình sẽ không bao giờ bị coi là hồ đồ. Em cũng xem và tìm hiểu qua một số nghệ thuật trình diễn và thấy có khi cũng không nhất thiết phải coi tương tác trực tiếp vơí tác giả và tác phẩm, hiểu như vậy em cứ thấy cứng nhắc thế nào ấy, và rất vô lý trong vài trường hợp. còn đương nhiên sẽ có tác phẩm cần tương tác lại rất hoàn hảo. Hoặc như tối hôm trươc trình diễn tại 462 đường Bưởi, em thấy vừa hoảng sợ lại vừa bất bình thay cho chị nghệ sĩ, sao lại để cho một công chúng hung hãn tay lăm lăm cái kéo hành xử với nghệ sĩ trong khi người nghệ sĩ có làm gì khiến anh ý đến mức vậy đâu. Em thực sự không biết nêu không có sự ra tay kịp thời của người bảo vệ chương trình thì anh kia có khi còn hành hung người ta rồi cũng nên? Em cũng đồng ý với ý kiến cho rằng, tác phẩm trình diễn thổi bóng bay của anh Lê Huy Hoàng thì nên để bóng tự nổ khi nào nó căng, hoặc khi chính khán giả được nghệ sĩ mời lên không chịu được làm nổ nó thì đã đành. Đằng này tự mình lên tương tác như thế em thấy hơi bị vô duyên. Rất tiếc là nếu còn ở lại buổi thảo luận em sẽ hỏi cả 2 nghệ sĩ trình diễn và 2 khán giả đó có nghĩ gì đến sự tương tác tự đông như thế không? Em nghĩ các nghệ sĩ đã mất bao công sáng tạo thì mình cũng phải nghĩ cho họ, và bảo vệ họ khi cần thiết, chứ không phải công chúng cứ thích tương tác gì thì tương tác mà khiến nghệ sĩ chùn bước. Em nghĩ nếu ban tổ chức chuyên nghiệp cũng nên có bố trí an ninh tốt nhất có thể ạ Ý kiến - Thảo luận
22:48
Monday,2.8.2010
Đăng bởi:
cún mỏng
22:48
Monday,2.8.2010
Đăng bởi:
cún mỏng
Em cũng có ám ảnh về cái đấy (Yoko Ono) giống như chị Hà Nhi,cái đấy search nhẹ trên google thì ra không xuể ạ. nên chắc không có chuyện nghệ sĩ chuẩn bị màn kịch vậy đâu? không biết hôm đó tọa đàm có ai thắc mắc vấn đề đó không ạ, thật tiếc.
Em không đồng tình lắm vơí ý kiến của anh Vũ: với những gì một khán giả cầm kéo hôm đó đã làm mà anh cho là “người nghệ sĩ đó đã thành công, bởi vì nghệ thuật tương tác với khán giả mà, chính khán giả tham gia vào tác phẩm và tạo nên tác phẩm…” nói thế thì ai chả nói được ạ. Sao nghệ thuật lại là tương tác với khán giả? Vậy khán giả không tham gia vào tác phẩm thì sao? Thì cái kia không là nghệ thuật được nữa à? Hay không tham gia vào tác phẩm thì nghệ thuật sẽ bớt hay đi? Nói như vậy thì chẳng cần có nghệ sĩ nào trình diễn ở đó, cứ đầy ắp khán giả trong một không gian như vậy... có khi cũng tạo nên tác phẩm rồi cũng nên. Cái phép so sánh về cách ăn món ngon đó em thấy cũng hơi có vấn đề: này nhé, ăn nhẹ nhàng hay ăn nhồm nhoàm chỉ giống nhau về ăn chứ tác phong và tính chất thì khác hẳn nhau đấy chứ ạ (và tính chất thì rất quan trọng trong nghệ thuật chứ không phải cốt có cái gì vào bụng là quan trọng). Ăn bằng thìa, bằng đũa, ăn bốc cũng vậy... Phong thái, tính chất, cách thức em thấy đều không thể coi nhẹ đúng không ạ. Cứ tiếp theo cách ví của anh Vũ thì: Đưa ra một cốc bia, vậy anh uống bia bằng ống hút có lố không ạ? đưa ra một tách trà ngon ta lại uống một phát cạn ly có lố không ạ? Mang ra đĩa salát thì lại chấm vào đĩa mắm tôm, còn thịtt chó lại chấm vào xì dầu? Vậy em nghĩ tốt nhất mình vẫn phải tôn trọng nghệ sĩ và ý tưởng cũng như định hướng của họ. Em nghĩ dần dần chúng ta sẽ vỡ ra cách tiếp cận với nghệ thuật. Em cám ơn anh Phạm huy thông đã có những góp ý rất hữu ích cho nhận thức của em, cám ơn cả anh chị nhà báo đã khai sáng cho em suốt buổi sáng nay nữa ạ.
5:00
Monday,2.8.2010
Đăng bởi:
hà nhi
Việc có một anh lên cắt quần áo nghệ sĩ Lại Thị Diệu Hà theo tôi nghĩ là có chuẩn bị trước một cách có ý thức, hoặc chuẩn bị không ý thức... vì hành động cắt quần áo là hành động y chang một performance của Yoko Ono.
...xem tiếp
5:00
Monday,2.8.2010
Đăng bởi:
hà nhi
Việc có một anh lên cắt quần áo nghệ sĩ Lại Thị Diệu Hà theo tôi nghĩ là có chuẩn bị trước một cách có ý thức, hoặc chuẩn bị không ý thức... vì hành động cắt quần áo là hành động y chang một performance của Yoko Ono.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Em không đồng tình lắm vơí ý kiến của anh Vũ: với những gì một khán giả cầm kéo hôm đó đã làm mà anh cho là
...xem tiếp