Tin tức

Tin-ảnh: Tranh giả 10 năm không biết, tranh Proun lần đầu lộ diện 11. 04. 13 - 6:32 am

M. Nha tổng hợp

ROME (AFP) – Một bức tranh của Marc Chagall bị đánh cắp từ một du thuyền Mỹ neo ở Ý, sau hơn một thập kỷ đã được phát hiện ra tại nhà riêng một sưu tập gia – bộ phận cảnh sát chuyên về trộm nghệ thuật Ý cho biết hôm 8. 4. 2013. Tác phẩm của họa sĩ Nga gốc Do Thái có tên “Le Nu au Bouquet” (Khỏa thân bên bó hoa) bị ăn trộm năm 2002 khi du thuyền đang được sửa ở cảng Savona. Bọn trộm tráo vào đó một bức tranh giả. Bức tranh này từng được người chủ mua với giá 1.3 triệu USD hồi 1998 để treo trên du thuyền. Bọn trộm – gồm hai người Romania làm việc trên du thuyền thời gian đó, và một chủ gallery ở Bologna – đang bị điều tra. Việc phát hiện cũng rất buồn cười. Chủ nhân không biết mình bị tráo tranh giả. Chỉ đến khi ông mất, người thừa kế trong lúc cho sửa chữa thuyền mới phát hiện đây là tranh giả. Đồng thời vào 2012, trong báo cáo của cảnh sát cũng có nói về bức tranh này trong một vụ mua bán các tác phẩm ăn cắp tại một gallery ở Bologna. Được biết, một sưu tập gia người Turin đã ngây thơ mua bức tranh này năm 2003. Bọn trộm không hiểu kiểu gì còn xoay được cả giấy chứng thực chính thức của tranh.

 

NEW YORK, NY.- Một chiếc giá kệ phòng khách bằng đồng và kính của Diego Giacometti vừa mới bán được với giá $1,762,500 tại phiên đấu giá Doyle+Design ở New York, hôm 8. 4. 2013. Giá “hết hồn” này là một kỷ lục mới cho chính Diego Giacometti. Chiếc giá kệ được làm vào khoảng 1975, có tên “Chevreuil, Biche et Bambi” (hươu đực, hươu cái, hươu con) là một món độc nhất vô nhị được Giacometti thực hiện theo đơn đặt hàng của nhà tạo mẫu Pháp Serge Matta – anh trai của họa sĩ siêu thực Roberto Matta. Serge Matta là một nhà sưu tập say mê các tác phẩm của Giacometti. Chiếc giá kệ này có mặt kính, diễn tả một gia đình hươu đi giữa ba cây thông. Tại phiên đấu giá, tác phẩm có giá ước lượng là $400,000 – 600,000, sau một hồi tỉ thí giữa hai tay đấu giá trên điện thoại, một từ New York và một từ Anh, chiếc giá đã thuộc về vị khách người Anh.

 

EINDHOVEN – Một bức tranh Proun đến-giờ-mới-biết của họa sĩ Nga El Lissitzky (1890 – 1941) đã được bày tại triển lãm “Lissitzky – Kabakov, Utopia và Reality” từ 9. 4. 2013. Bức tranh này được Lissitzky vẽ vào khoảng 1919, có tên là Proun Vrashchenia. Bức tranh sẽ được bày tại bảo tàng Van Abbemuseum tới 28. 4. 2013, sau đó sẽ đi một vòng tới bảo tàng Quốc gia Hermitage ở St. Petersburg và bảo tàng Nghệ thuật Đa phương tiện tại Moscow. Trong ảnh là bức “Proun Vrashchenia” của El Lissitkzy, vẽ khoảng 1919, giờ mới công bố. Ảnh: Perry van Duijnhoven.

 

Charles Esche, giám đốc của Van Abbemuseum (Hà Lan) rất hài lòng với việc mượn được bức tranh này để triển lãm: “Van Abbemuseum có bộ sưu tập lớn nhất của Lissitzky ở ngoài Nga. Chúng tôi vẫn tích cực triển lãm và phát triển thêm các dự án mới quanh bộ sưu tập này. Dần dần, bảo tàng đã trở thành một trung tâm để nghiên cứu nghệ thuật Liên Xô cũ. Nhờ có nhiều mối liên hệ với các bảo tàng và các cơ sở trên thế giới, chúng tôi mới biết đến bức tranh này, và thế là chúng tôi theo đuổi luôn. Đây là bức nguyên bản, chưa từng triển lãm ở bất kỳ đâu. Tức là lần đầu tiên thế giới được xem đấy. Chủ nhân vẫn giấu tên và cho (một bảo tàng xa) mượn thế này là một ngoại lệ đối với họ.”

 

Nhưng tranh Proun là gì? Theo Wikipedia, khoảng cuối 1919, đầu 1920, Lissitzky “chế” ra một phong cách suprematist của riêng ông (Suprematism – “cùng cực, tuyệt đỉnh” – là một trường phái nghệ thuật, tập trung vào các dạng hình học căn bản, thí dụ hình tròn, hình vuông, đường thẳng, hình chữ nhật, vẽ bằng bảng màu rất giới hạn. Trường phái này do họa sĩ Nga Kazimir Malevich sáng lập năm 1915). Lissitzky đặt tên nó là Proun (phát âm là “pru-un”). Chẳng ai rõ nghĩa chính xác của “Proun” là gì. Người thì bảo đó là “proekt unovisa” (“phác ra bởi UNOVIS”), người thì bảo là “proekt utverzhdenya novogo” (“phác ra để khẳng định cái mới”). Về sau, chính Lissitzky cũng định nghĩa rất mù mờ, là “trạm trung chuyển từ tranh sang kiến trúc”. Trong ảnh: một bức tranh Proun của Lissitzky vẽ năm 1919.

Ý kiến - Thảo luận

11:11 Thursday,11.4.2013 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

L. Lyssitzky (Л. Лисицкий) có nói về bản chất của Proun (Проун có thể là từ viết tắt của проект установления нового tức Dự án thiết lập cái mới) như sau:
 
Bản chất của proun nằm trong việc trải qua các giai đoạn
...xem tiếp

11:11 Thursday,11.4.2013 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

L. Lyssitzky (Л. Лисицкий) có nói về bản chất của Proun (Проун có thể là từ viết tắt của проект установления нового tức Dự án thiết lập cái mới) như sau:
 
Bản chất của proun nằm trong việc trải qua các giai đoạn cụ thể của quá trình sáng tạo, chứ không phải trong các nghiên cứu, làm sáng tỏ, và phổ cập hoá cuộc sống.
 
Như vậy Lyssitzky đã đem chức năng nghệ thuật tạo hình trong kiến trúc ra đặt đối lập với chức năng ứng dụng của kiến trúc. Ông còn cho rằng các hình tượng trong không gian được thể hiện trong các chất liệu, chứ không phải trong các quan niệm thẩm mỹ. Bản thân chất liệu có hình tượng là nhờ vào các tạo dựng. Proun tạo ra chẩt liệu mới qua hình thức mới. Nếu không thể tạo ra hình tượng mới dựa trên các chất liệu đã có thì phải tạo ra chất liệu mới.
 
Nguồn: Архитектурная теория Эль Лисицкого (Lý thuyết kiến trúc của El Lyssitzky)
 

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Người ta tới đâu rồi,
còn ta thì tẹp nhẹp

Nguyễn Quân - Cung cấp ảnh: Nguyễn Anh Tuấn

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả