Với quan sát của chúng em, triển lãm mỹ thuật toàn quốc của Việt Nam ta đã làm thành công nhiều kỳ, nhưng chưa mỹ mãn về giá trị và PR, để nâng tầm lên trở thành hoạt động văn hóa có ảnh hưởng và có vị thế, trước hết là vị thế trong thị trường nghệ thuật khu vực, và sâu sắc hơn, trong lòng người dân. Còn trong giới, các vấn đề tồn đọng sẽ giải quyết tiệm tiến và phái sinh theo sau các cải tổ, các vấn đề rất thiết yếu mà chúng em mạn phép nêu ra sau khá nhiều thảo luận kịch liệt mấy ngày qua!
1.
Toàn bộ tác phẩm phục vụ phong trào từ trung ương đến địa phương, bao gồm cả tranh cổ động tuyên truyền-tượng đài và các loại hình mỹ thuật công nghiệp nhằm mục tiêu chính trị xã hội….sẽ bày lần đầu tại từng tỉnh thành trước, để dân chúng bình chọn giải (hay Huy chương vàng, bạc, đồng). Sau đó trong triển lãm mỹ thuật toàn quốc, tất cả các tác phẩm được giải này sẽ được bày riêng một khu (hoặc một địa điểm riêng phù hợp). Sau triển lãm, từng tỉnh thành có trách nhiệm bán hoặc biếu tặng cho các nhà văn hóa, cơ quan, trường học sao cho không còn cảnh bao nhiêu tiền của đầu tư công sức hô hào phải xếp xó vô thời hạn!
2.
Ban cố vấn và hội đồng nghệ thuật cần cử ra một nhóm hoặc thuê curator làm góc hồi tưởng các họa sỹ vừa mất trong thời gian 5 năm trước. Nếu tác giả đặc biệt quan trọng, cần bày cá nhân tất cả các giai đoạn và làm công phu, chuẩn bị cả sách tranh (đây là dip thậm chí phải mượn lại tác phẩm từ các sưu tập). Điểm nhấn này sẽ là mốc son để đánh giá danh họa. Không nên để gia đình hoặc bạn bè họa sỹ can dự vào quá nhiều, trừ các phần hồi tưởng hoặc art talk về tác giả quá cố. Chính vì thế cần bỏ thời gian nghiên cứu (các Vụ, Viên mỹ thuật giao việc cho các nhà phê bình hay quản lý làm). Sách và tác phẩm bán ngay trong triển lãm mỹ thuật toàn quốc, có trích lại một phần để gây Quỹ khuyến hoc hoặc giúp đỡ các nghệ sĩ nghèo.
3.
Cần phân loại tác phẩm theo kích thước và chất liệu. Riêng tranh đồ họa bày cần có chuyên gia để làm êtoket và mi tranh kỹ lưỡng hơn, đối với tác giả quá khó khăn cần tài trợ khung sao cho đồng bộ, bởi tranh đồ họa yêu cầu về tiêu chuẩn trưng bày khắt khe lắm!
Tranh trên 2 mét vuông cần bày riêng, tranh dưới 0,8 mét vuông cũng vậy. Trong trường hợp mời được người thiết kế thật sự chuyên nghiệp, việc bày mi tranh cũng là một khâu sáng tạo cần đầu tư!
Tranh sơn mài khó có thể bày quá nhiều hoặc lẫn lộn với tranh khung kính! Cần điều tiết một nhịp điệu phù hợp, chia triển lãm ra những khu vực khác nhau để người xem không bị miên man và mệt lả (có kèm theo sơ đồ chi tiết, tìm theo tên tác giả hoăc chất liệu…).
Riêng phần điêu khắc, video art, sắp đặt và trình diễn, cần giao cho chính các tác giả thành lập một đội tự thu xếp với nhau, Ban Tổ chức chỉ làm cố vấn. Hãy để cho nhũng tác giả tré có tiếng nói quyết định nhiều hơn, triển lãm sẽ cường tráng và sinh động hơn!
4.
Ngay sau lễ trao giải, cần tổ chức ngay một cuộc bán đấu giá mà khách mời chủ chốt là các doanh nghiệp. Không khí náo nức sôi động, sự có mặt đông đủ của các nghê sỹ và tài tử giai nhân….sẽ làm đồng tiền tiêu cho art, nhất là art đã được công nhận, thêm phần hứng khởi!!!
5.
Quyển sách mỗi kỳ triển lãm mỹ thuật toàn quốc chỉ nên in các tác giả được giải và quá cố mà thôi. Các art work còn lại nên thu tiền của tác giả để có kinh phí in thành các tuyển tập chất lượng cao, theo trường phái và style, bày bán tại Hội mỹ thuật và các nhà triển lãm cũng như Bảo tàng, để tiếp tục giữ cho ngọn lửa vừa thắp lên không tắt suốt 5 năm sau đó!.
6.
Báo viết và công tác phê bình lý luận phải bắt tay nhau, hỗ trợ nhau xây dựng bộ khung truyền thông, trước khi truyền hình vào cuộc. Chúng ta biết rằng cái nghe hiểu thấm trước cái xem hiểu, vision art cũng cần quảng bá kèm theo rất nhiều slogan từ nhiều kênh, làm như một chiến lược cho thị trường nghệ thuật nội địa. Trước khi bạn bè quốc tế tìm tới đầu tư, chính chúng ta phải ra tay.
Không tốn nhiều tài chính, nhưng cần nhiều công tâm và khát vọng.
Kính các cụ và rất vững tin ở các anh chị, các bạn trẻ.