In:Act: Một câu hỏi không thể hay hơn
15. 08. 10 - 10:16 am
Bài và ảnh: AZIZ
Đông đảo khán giả ngước lên xem tiết mục của nghệ sỹ Vũ Đức Toàn trong vai một ngư dân ướt từ đầu tới chân, bị trói chặt vào cột, trong khi tay vẫn cầm chặt con cá.
… và Vũ Huy An trong vai người thợ than. Họ cứ giữ nguyên ba tư thế ấy, để mặc người xem muốn làm gì mình thì làm. Đây là bộ ba tác phẩm kết hợp giữa ba nghệ sỹ có mối quan hệ rất gắn bó với nhau, với chất liệu chính là sự im lặng. Các tác giả nhấn mạnh rằng tác phẩm của họ chỉ mang ý nghĩa hình tượng chứ không gắn với ý nghĩa xã hội, chính trị nào cả. Việc bố trí người trong nhà người ngoài nhà, người góc sáng người chỗ tối là dựa trên những kiến thức về bố cục mà các tác giả đã học được trong trường. Vũ Huy An trong vai thợ than sau đó đã bị một khán giả nào đó bôi than lên mặt, và anh nói cảm giác bị xúc phạm như hồi xưa khi các ông tượng trong chùa bị bôi cứt lên mặt.
Ở màn trình diễn của Phùng Tiến Sơn, anh tự trói tay và buộc vào một sợi dây vắt lên trần, đầu kia sợi dây buộc một chiếc đồng hồ cổ. Anh mời khán giả tham gia tương tác.
Anh khá nhỏ bé, đồng hồ thì khá to và nặng, còn khán giả thì không khách khí chút nào – người buộc chân anh lại, người kéo đồng hồ ra cho nó phang vào người anh…
Có người đẩy anh xuống sàn còn chiếc đồng hồ treo lơ lửng trên không. Rất may là không có ai làm ngược lại, tức là kéo chiếc đồng hồ xuống sát đất để anh bị treo.
Cuối cùng thì nghệ sĩ Phương Linh đã thương tình đốt lửa cắt dây nối đồng hồ, và Phùng Tiến Sơn được giải thoát. Tác giả có nói về cảm giác nặng nề, bế tắc của anh trong sáng tạo nghệ thuật; về một lần nhìn thấy đứa trẻ bị bố mẹ phạt (một việc mà anh chưa từng trải qua!). Đó là cảm hứng và ý nghĩa của tác phẩm này.
Tiết mục cuối cùng trong nhóm nghệ sĩ Việt Nam là của nữ nghệ sỹ Nguyễn Phương Linh.
Chị nằm xuống cho khán giả đổ gạo lên mặt thành một đống ngập đầu…
… chị vùng dậy, hót gạo cho vào thúng, dịch chuyển ra chỗ khác để khán giả tiếp tục đổ gạo lên…
… cứ thế, cứ thế… Phương Linh nói rằng phong cảnh là niềm cảm hứng trong nhiều tác phẩm trình diễn của chị trong thời gian này. Việc đổ gạo lên đầu chị đã tạo nên hình dáng một ngọn núi, và như thế chị đã có thể di chuyển được ngọn núi này.
Các nghệ sĩ Việt Nam trong phần art talks. Một khán giả hỏi rằng tại sao các nghệ sỹ Việt Nam thường chỉ chú trọng đến tính hình tượng đơn thuần của tác phẩm mà không đề cập gì tới các vấn đề xã hội, chính trị? Và việc đó có ảnh hưởng gì tới con đường nghệ thuật của các nghệ sỹ? Một câu hỏi theo tôi là không thể hay hơn.
*
Buổi biểu diễn này còn có phần trình diễn của các nghệ sĩ nước ngoài. Soi sẽ đưa lên tiếp tục… Cảm ơn bạn AZIZ về bộ ảnh tuyệt vời này.
Nếu hỏi không ai làm gì về chính trị ư, tôi thấy chính cái tác phẩm chôn chân trong đống đậu phụ tươi của một người con có cha làm đậu phụ bị sập tiệm lại là một tác phẩm rất ám chỉ chính trị. Chẳng biết tác giả có ý giống tôi nghĩ không? ...xem tiếp
20:34Sunday,22.8.2010Đăng bởi: Phạm Huy Thông
Nếu hỏi không ai làm gì về chính trị ư, tôi thấy chính cái tác phẩm chôn chân trong đống đậu phụ tươi của một người con có cha làm đậu phụ bị sập tiệm lại là một tác phẩm rất ám chỉ chính trị. Chẳng biết tác giả có ý giống tôi nghĩ không?
13:16Saturday,21.8.2010Đăng bởi: Marie Sến
Phương Linh xinh quá!
Trước đây từng làm việc với cô ấy, thấy cô ấy rất xì-tin Hà Thành, giờ thì khác hẳn. Đẹp và sống động! ...xem tiếp
13:16Saturday,21.8.2010Đăng bởi: Marie Sến
Phương Linh xinh quá!
Trước đây từng làm việc với cô ấy, thấy cô ấy rất xì-tin Hà Thành, giờ thì khác hẳn. Đẹp và sống động!
...xem tiếp