Nghệ sĩ thế giới

Để tưởng nhớ Le Nôtre – nhà làm vườn vĩ đại 10. 06. 13 - 1:30 am

Phạm Phong tổng hợp và dịch

 

PARIS – Nghệ sĩ Ý Giuseppe Penone (trái) và giám đốc của Versailles là bà Catherine Pegard. Hai người chụp ảnh hôm 6. 6. 2013 bên cạnh tác phẩm điêu khắc “Tra scorza e scorza” (Giữa vỏ cây và vỏ cây), trưng bày trong vườn Versailles. Triển lãm của Penone sẽ diễn ra từ 11. 6 đến 31. 10. 2013. Ảnh: Claire Lebertire

 

Giuseppe Penone là nhân vật gạo cội của phong trào “Arte povera” (Nghệ thuật nghèo), sống và làm việc ở Ý. Lần này, ông đặt những bức tượng hình thân cây của ông trong những khu vườn của nhà làm vườn Le Nôtre, kết hợp với rau củ và đá để bộc lộ được cái cốt yếu của cả hai thứ. Trong ảnh là hai tác phẩm điêu khắc: Sigillo 2012 (phải), và Anatomie 2011 (trái), trưng bày trong vườn Versailles.

 

Triển lãm của Penone lần này nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 400 năm sinh của André Le Nôtre (12. 3. 1613), người tạo nên những khu vườn của điện Versailles. Có nhiều sự kiện khác nhau hướng về ông, và sẽ diễn ra trong cả năm. Trong ảnh: điêu khắc đồng “Spazio di Luce” (Space of Light) của nghệ sĩ Ý Giuseppe Penone, bày trong vườn Versailles

 

Nhìn kỹ, tác phẩm này là khuôn đồng của một cái cây, dài 12m, trong lót vàng lá!

 

Chi tiết của “Spazio di Luce”

 

Còn André Le Nôtre (1613 – 1700) là ai? Ông là một nhà kiến trúc phong cảnh Pháp, là “người làm vườn” chính của vua Louis XIV (Pháp). Ông được giao trách nhiệm thiết kế và xây dựng công viên cho điện Versailles, và tác phẩm của ông được coi là tiêu biểu cho nghệ thuật làm vườn Pháp. Trong ảnh: André Le Nôtre, Carlo Maratta vẽ khoảng 1679 – 1681. Sơn dầu trên canvas, 85.5 x 113

 

Trong một bài viết của kiến trúc sư Nguyễn Anh Cường : “Đại diện cho thời hoàng kim phong kiến Pháp, vua Louis kiêu hãnh không ưa gì kinh thành Paris đầy biến động. Ngài giao cho người làm vườn hoàng gia André Le Nôtre, họa sĩ Charles le Brun và kiến trúc sư Louis Le Vau nhiệm vụ biến khu đất săn của vua Louis XIII ở ngoại ô phía tây thành một khuôn viên xứng tầm với hoàng gia hùng mạnh nhất châu Âu thời bấy giờ. Trong suốt thời kỳ xây dựng hơn bốn mươi năm, vườn Versailles đã trở thành một minh họa phong phú, một ví dụ điển hình trong suốt nhiều thế kỷ cho quá trình tự hoàn thiện của nghệ thuật làm vườn Pháp.” Trong ảnh: Tranh minh họa lâu đài Versailles 1668

 

Kỷ niệm 400 năm sinh André Le Nôtre thì không gì bằng những thứ liên quan đến cây cỏ, dĩ nhiên là một hình thức khác! Trong ảnh là tác phẩm “Arbre Foudroye” (bị sét đánh) của Giuseppe Penone, bày trong khu vườn của điện Versailles.

 

Nhìn “Arbre Foudroye” ở một góc gần hơn.

 

Các tác phẩm của Giuseppe Penone tuy không phải làm ra là để chuyên cho triển lãm này, nhưng hóa ra lại vô cùng thích hợp, hoặc cũng có thể nói, thích hợp với gu mới của giám đốc mới – bà Catherine Pegard (ảnh) – vốn là nhà báo và cố vấn của cựu tổng thống Sarkozy, bị chê là không có chút kiến thức gì về bảo tàng mà lên làm giám đốc.

 

Triển lãm lần này của Giuseppe Penone được một số người khen là “yêu kiều”, có thể “làm ta quên đi sự hiện diện mới đây của những Takashi Murakami, Jeff Koons với lại Joana Vasconcelos. Đóng góp của những người này chỉ là sự phô trương và nỗ lực vô ích.” Cả ba tác giả trên đều được coi là công đầu của ông giám đốc cũ Jean-Jacques Aillagon – là nhân vật năm nào cũng khiến một đám người phải biểu tình trước cửa Versailles. Ảnh: Jean-Jacques Aillagon và Takashi Murakami trong một triển lãm tại Versailles.

 

Vườn Versailles, theo ý kiến của nhiều người, “tự nó đã đủ, với văn hóa đó, thiên nhiên đó, chỉ bảo tồn không đã khó, nói gì đến việc mỗi năm lại rước về mấy của đương đại ngu xuẩn kia”. Trong hình: tác phẩm “Chó bóng” của Jeff Koons ở Versailles.

 

Tác phẩm “Elevazione” (Elevation) của Giuseppe Penone trong triển lãm lần này

 

Tác phẩm “Tra scorza e scorza”của Giuseppe Penone, làm từ 2008 nhưng cũng có mặt ở triển lãm này.

 

Tra Scorza e Scorza (2008) là một tác phẩm mà trong đó, hai vỏ cây tuyết tùng Lebanon lớn (bị đổ sau một cơn bão năm 1999) được Penone giữ lại, rồi trồng giữa hai vỏ cây ấy một cái cây sống, để cho thấy “space of its growth” (tức khi lớn lên cái cây đã chiếm một không gian như thế nào?), cũng như cho thấy sự hồi nhớ của thời gian. Ảnh: Tadzio.

 

Tác phẩm “Le foglie delle radici” của Giuseppe Penone bày tại Versailles, 2013. Ảnh: Tadzio

 

Tác phẩm “Albero portacedro” của Giuseppe Penone bày trong điện Versailles, 2013.

 

Tác phẩm “In bilico” của Giuseppe Penone, bày tại Versailles, 2013

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vô cảm đến mức này thì bỏ xừ cái nền Mỹ thuật Việt

Bài của Hoàng Lan Anh từ Người Lao Động - Soi bình luận

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả