Nhiếp ảnh

Khi chụp một thắng cảnh không giống ảnh một thắng cảnh 11. 07. 13 - 6:58 am

Pha Lê dịch

 

.

Anh Gregory Boratyn, 42 tuổi hành nghề kỹ sư phần mềm ở San Diego; nhưng Greg cũng là một nhiếp ảnh gia nghiệp dư. Nhờ vận dụng phần mềm nhiếp ảnh một cách thông minh, Greg  cho chúng ta xem ảnh chụp hẻm núi hang động Antelope ở Arizona – một kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng – với cách nhìn mới. Dù vô số du khách đã chụp ảnh thung lũng này rồi, nhưng Greg muốn cải thiện những gì anh thấy bằng cách khéo léo điều chỉnh màu sắc và kết cấu của cảnh vật. 

.

Bằng cách làm nổi bật các lằn gợn sóng và những bề mặt khác nhau bên trong hang núi, Greg tin rằng anh đã cho ta chiêm ngưỡng điểm thăm quan thiên nhiên này dưới một góc nhìn mới. Greg nói: “Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đồng ý rằng ảnh chụp hẻm núi Antelope rất phổ biến, và ta có thể tìm thấy hàng triệu tấm như thế trên mạng. Chúng đều rất đẹp, tuy nhiên chúng cũng rất giống nhau. Vì vậy tôi nảy ra ý làm ảnh của mình khác biệt bằng cách xử lý chúng dựa trên một quy trình độc đáo, để chúng nổi trội hơn mấy tấm kia một chút. Nếu không thì chúng sẽ chán ngắt.”

.

Gregory Boratyn giải thích: “Đầu tiên, tôi quyết định biến các tác phẩm thành đơn sắc. Tôi dùng phần mềm để chuyển chúng thành ảnh đen trắng. Trông chúng khá vô vị nên tôi thêm ít màu xanh. Vào hè thì hẻm núi khá lạnh, do nó ở sâu dưới lòng đất, nên thay vì dùng đen trắng (cho mấy tấm chụp vào mùa hè), tôi quyết định dùng màu xanh và đen để nhấn mạnh cái lạnh của đá và của chính hẻm núi này.

“Sắc đỏ/cam và xanh là những màu bổ trợ, chúng giúp cho ảnh thêm phần lôi cuốn, dễ nhìn; đây chính là chủ ý của tôi. Một số chỗ trong hình khiến tôi nhớ đến những vật như lửa, mạch máu hay gương mặt, nên tôi để chúng ở dạng thô, không chuyển sang màu xanh hay đen.”

Lũ và nước chảy – vốn là yếu tố hình thành của những hẻm núi – đã chạm khắc nên những kết cấu đất đá và tạo ra các đường nét chuyển động hằn trên đá (đường hằn thể theo hướng nước chảy), các đường hằn là những trợ thủ đắc lực, giúp một bức ảnh 2D phẳng trông như ảnh 3D nếu bạn biết cách đặt góc máy hợp lý.

.

Chụp trong môi trường ánh sáng yếu cũng mang lại nhiều thách thức. Greg thổ lộ: “Hẻm núi Antelope rất lạnh lẽo, bụi bặm và tối tăm; có thể là chúng không tối tăm lắm dưới mắt người, vì mắt người có khả năng thích nghi với bóng tối, nhưng bộ cảm ứng và dải động hạn chế của máy ảnh thì không có khả năng này. Để lấy độ phơi sáng hợp lý thì một chân máy tốt lẫn vững vàng là vật tất yếu. Thời gian phơi sáng luôn dao động, còn trong hang thì thời điểm tốt chỉ có vài giây. Vì vậy, bạn không thể cầm máy ảnh trên tay và tôi cũng chẳng khuyến khích bạn tăng ISO (độ nhạy sáng) của máy lên mức điên rồ. Nó sẽ gây nhiễu sáng cho dù bạn dùng loại máy ảnh DSLR (máy kĩ thuật số, có độ phản ứng nhanh) xịn nhất hiện nay.”

Mời các bạn xem một số ảnh của Gregory Boratyn

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

  

.

 

.

 

.

 

.

Ý kiến - Thảo luận

14:25 Thursday,11.7.2013 Đăng bởi:  Phạm huy thông
Hẻm núi này mà ở Việt Nam thì có lẽ sẽ chi chít các dòng khắc tên tuổi lưu bút của đám khách thập phương.
...xem tiếp
14:25 Thursday,11.7.2013 Đăng bởi:  Phạm huy thông
Hẻm núi này mà ở Việt Nam thì có lẽ sẽ chi chít các dòng khắc tên tuổi lưu bút của đám khách thập phương. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Đối thoại: Có nên độ lượng với Nhái?

Minh Thành, Huy Thông, Lý Chuồn Chuồn

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả