Nghệ sĩ thế giới

Đả đảo tiêu thụ. Đả đảo làm vợ hiền. 19. 08. 10 - 12:17 pm

Theo Art Info - Lê Thanh Dũng dịch

 

      I WIll SURVIVE (Tôi sẽ sống sót)

      Triển lãm của Joana Vasconcelos, Bồ Đào Nha
      Haunch of Venison, London
      Từ 21.7 đến 25.9.2010

 

Một con khỉ đan (bằng len?) treo trên cầu thang lớn của số 6 Burlington Gardens, tòa nhà của Royal Academy được Haunch of Venison cho thuê trong ba năm (vụ cho thuê này gây rất nhiều tranh cãi). Tấm băng vải to quá khổ đề chữ Mary Poppins (2010), sáng rực và chướng mắt, một sự bành trướng của những món trang trí trong vương quốc thời trang: cúc áo, đinh tán, quả len, bèo nhún…

Tất cả những thứ này là một sự đưa lối thích hợp để dẫn đến tác phẩm của nghệ sĩ Bồ Đào Nha Joana Vasconcelos. Tác phẩm này là một sự tổng kết đầy say mê của tác giả về cái gọi là “tàn phá không thương tiếc về mặt thị giác”. Lên tầng trên, một nhân viên gallery sốt sắng dẫn tôi vào căn phòng đầu tiên.

“Triển lãm bắt đầu lối này,” anh ta nói. Không bàn cãi.

Tác phẩm Passerelle (Catwalk), 2010

 
Ở phòng số 1, một lố chó săn bằng sứ vẫn dùng để trang trí được móc bằng dây đeo cổ chó vào một băng tải chuyển động – tác phẩm Passerelle (Catwalk), 2010. Khi băng tải đi lên, những con chó xô mạnh vào nhau và vỡ tan, những mảnh sứ nhọn như răng chó vung vãi khắp sàn.

Một chiếc xuồng không mui lát gạch truyền thống của Bồ Đào Nha lặng lẽ nằm ngay cạnh. Bị sự diêm dúa của mình làm cho chính mình thành nặng nề, chiếc xuống như muốn chỉ ra cái nguy của việc thích tô điểm trong khi thẩm mỹ lại thiếu chừng mực.

 

Joana Vasconcelos có thể đã tạo được cho mình “thương hiệu” khi phản ánh cái quá đà, nhưng cô không bao giờ chịu ở yên một vị trí mà thay vì thế, cô đung đưa giữa phê bình và thưởng thức.

Trong khi Hyperconsumption (Siêu tiêu thụ), 2010, một bức tranh trừu tượng khổ lớn lấp lánh sau lớp giấy bọc thực phẩm trong suốt, muốn nói việc thị giác bị “mờ mắt vì trò ăn uống điên cuồng, thì Pantelmina (2001), một thỏi xúc xích đan bằng len nhiều màu, bằng sự ê hề về mặt thị giác của nó, lại muốn nói về những cuộc chè chén bí tỉ, không biết xấu hổ.

Tác phẩm Hyperconsumption

Tác phẩm Pantelmina

Nhưng đích ngắm của Vaconcelos lại chính là những loại thủ công “nữ tính” truyền thống  – những thêu, đan, may, móc đôi khi được mang vào nghệ thuật, như Soft Art – một phong trào mà từ những năm 1960 trở lại đây, muốn phục sinh “nữ công gia chánh” như một phương tiện đúng đắn để thể hiện nghệ thuật.

Hàm ý nữ quyền của cuộc triển lãm có thể thấy rõ trong Esposas (Vợ), 2005, ở đó ba mannequin nữ ngồi trên mặt sàn đang cố ghì người phối ngẫu của mình xuống. Những người đàn ông này đều bị bó bằng những chiếc đai đen bằng nhựa, với những đầu mẩu nhô ra như những cái gai. Trong tiếng Tây Ban Nha ‘esposas’ vừa có nghĩa ‘vợ’, vừa có nghĩa ‘cái còng’. Nhóm tượng của Vasconcelos đã dùng một ngôn ngữ lạ lùng như thế để mỉa mai cả sự đáng nản lẫn sự đỏng đảnh của cái gọi là “vợ”.

Tác phẩm Esposas

 
Đi tiếp đến cuối màn triển lãm, một tấm rèm đen dẫn vào một căn phòng tối, chiếu lờ mờ bởi một mê cung những hoa nhựa kết sợi quang. Vườn địa đàng (cũng có tên khác là Labyrinth), 2010 đưa người xem vào một thế giới nhân tạo, ở đó những món đồ hào nhoáng vô dụng là nguồn cội còn lại duy nhất của cái. Đáng ra đây đã là một tác phẩm kết ngoạn mục cho cuộc triển lãm.

Tác phẩm Vườn địa đàng

Tôi Sẽ Sống Sót, tóm lại, nói lên những vấn nạn: sự xuất hiện đủ dạng đủ kiểu của những đồ nhân tạo; văn hóa của sự thừa mứa, và chiến thắng của cái nhàm chán trong xã hội đương đại.
 
Có gì đáng tiếc chăng thì đó là nghệ sĩ và nhà giám tuyển đã không dừng ở căn phòng tối – mê cung, tiếp tục cho màn triển lãm dài hơn. Sau những màn thị giác hiệu quả kia, đám súc vật bằng sứ được bọc đồ thêu ren ở mấy căn phòng sau đã làm xìu cao trào đi một cách không cần thiết.

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Lại cái trò dí súng vào đầu trẻ con

Pha Lê - hí họa của Nick Galifianakis

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả