Soi học

Israel với Hamas: tiếc đã muộn rồi 15. 10. 23 - 11:58 pm

Sáng Ánh

Năm 2004, một người liệt tứ chi và gần như là mù ngồi trên xe lăn bị trực thăng Israel bắn chết cùng với người bảo vệ đẩy xe cho ông. 9 người xớ rớ qua đường gần đó cũng chết lây. Đám tang của ông tại một nơi có 2 triệu dân cư được 200.000 người đến dự. Sheikh (Thày) Ahmed Yassin là người thành lập và lãnh đạo tinh thần của tổ chức Hamas (Phong trào Kháng chiến Hồi giáo) năm 1987 tại Gaza.

Thày Ahmed Yassin bị ám sát. Minh họa của Kjell Nisson Maki. Hình từ trang này 

Cậu bé Yassin cùng gia đình đến đó lánh nạn năm 1948 khi Israel lập quốc và trục xuất 750.000 người Palestine. Trong thời gian 1948-1967, lãnh thổ này do Ai Cập quản lý nhưng sau chiến cuộc 1967, rơi vào tay Israel.

1967 là một dấu mốc quan trọng. Cho tới lúc đó, các phong trào thế tục quốc gia chủ nghĩa Ả-rạp, cấp tiến nói chung hay hơi hướm Xã hội chủ nghĩa, thì hoặc là cầm quyền, hoặc là có ảnh hưởng lớn ở nhiều nơi ở trong khối Ả-rạp. Ngay nhà Saud chẳng hạn, tức vương tộc cai trị Ả-rạp Saudi, vào dạo đó còn có một nhóm vương gọi là “Vương Tự do” do một “Vương đỏ” lãnh đạo thành lập “Mặt trận giải phóng Saudi”!

Hí họa tên tờ Al-Khayat của Lebanon vào 31. 5. 1967 về các lực lượng thiết giáp của UAR, Syria, Jordan và Lebanon sẽ cùng vùi dập Israel. Nhưng chỉ 5 ngày sau, chính Israel đã tấn công khối này, và trong vòng 6 ngày đã khiến các nước này thua nhục nhã. Hình từ trang này 

Nhưng sau 1967, thất trận nhục nhã trước Israel về mặt quân sự, chia rẽ quốc gia (như Syria thì ghét Jordan…), chậm trễ về mặt kinh tế, bế tắc về mặt xã hội khiến khiến quần chúng Ả-rạp mất niềm tin vào phong trào Quốc gia chủ nghĩa thế tục và cấp tiến.

Lúc đó, khắp nơi xuất hiện các phong trào Hồi giáo và bảo thủ, hướng nội và “hương xưa”, hoài niệm cái thời mà văn minh Ả-rạp, văn minh Hồi giáo từng phát triển cực kỳ với các đế chế lộng lẫy, có lúc đã đè cổ cỡi đầu Tây phương. Họ cho rằng nếu thế tục bất lực trong việc phản đế và phản thực thì tôn giáo sẽ thành công như đã từng thành công rực rỡ trong bao thế kỷ trước

Như vậy Hamas – Phong trào Anh em Hồi giáo, thành lập tại Ai Cập trong thập niên 20, sau 1967, đã nở rộ trước sự bất lực của các chủ nghĩa thế tục. Tại Gaza bị Israel chiếm đóng, thày Yassin theo chủ nghĩa tôn giáo này. Năm 1973, thày được giấy phép của nhà nước Israel cho thành lập một hội hoạt động thiện nguyện tên gọi là “Trung tâm Hồi giáo” tức là chi nhánh của Anh em Hồi giáo tại Gaza.

Hội này mở trường học, bệnh viện, thư viện, đền Hồi… và hoạt động tương trợ dân chúng địa phương một cách vô cùng hữu hiệu khiến nhiều người chẳng những có thiện cảm mà còn mang nợ Hội. Đạo Hồi không có một tổ chức Trung ương như Công giáo Ki tô với giáo phận, giám mục v.v. và mỗi đền Hồi gần như hoạt động độc lập dưới một thày chủ trì. “Trung tâm Hồi giáo” của thày Yassin trong thời kỳ đó kiểm soát 40% các đền tại Gaza cùng với các hoạt động xã hội phụ thuộc vào mỗi đền. Họ được sự giúp đỡ từ chính quyền Israel của thủ tướng Yitzhak Rabin, tích cực đến độ ông này được coi là bà mụ đỡ đầu của phong trào và giấy khai sanh của Hamas là do văn phòng của thủ tướng Rabin đóng dấu, ký tên.

Hí họa của Emad Hajjaj diễn tả phong trào Hamas như sổ lồng từ chòi canh Israel. Hình từ trang này 

Chuyện này chẳng có gì kỳ lạ cả. “Chia để trị” là phương châm mọi quyền lực đều tìm cách áp dụng để giữ vững địa vị. Vào lúc đó, đe dọa và chống đối Israel lớn nhất là từ tổ chức quốc gia chủ nghĩa PLO (Tổ chức Giải phóng Palestine). Đây là một liên minh các lực lượng thế tục do Fatah của Yasser Arafat đứng đầu. Tư tưởng của phong trào PLO là phụ nữ đeo lựu đạn chứ không phải là đội khăn che tóc nên Israel lúc đó tìm cách giúp đỡ và bơm Hamas lên để giành giật ảnh hưởng và chia rẽ. Tua nhanh đến 1996 khi có bầu cử đầu tiên trên “lãnh thổ” Palestine. Tổ chức Fatah về nhất nhưng Hamas không tham gia và tẩy chay bầu cử này khiến chính quyền của lãnh thổ thiếu uy tín. Lục đục giữa hai thành phần Palestine thế tục và tôn giáo cho phép Israel ngồi đánh đàn đợi sa mạc nở hoa. Mâu thuẫn này khiến đến 2006 mới có cuộc bầu cử thứ nhì.

Hí họa từ trang này diễn tả đấu trường Gaza với hai đấu thủ Hamas và Fatah. Israel ung dung quan sát.

Đây là cuộc bầu cử tự do duy nhất của lãnh thổ cho đến giờ, được quốc tế quan sát với phái đoàn của cựu tổng thống Mỹ Carter công nhận là trung thực. Kết quả là Hamas về nhất với 44,25% phiếu và 74 ghế trên 132 (đa số là 67 ghế). Fatah về nhì với 41,43% phiếu và 45 ghế. Tổ chức cực tả FPLP (Mặt trận Nhân dân Giải phóng Palestine) về 3 với 4,25% ghế và 3 ghế. Lập tức có tranh chấp võ trang và 2007 kết quả của các cuộc chạm súng này là Fatah bị trục xuất khỏi Gaza do Hamas kiểm soát và chỉ còn quản lý khu vực Tây ngạn. Nếu tôn trọng kết quả của bầu cử này thì Hamas phải lãnh đạo toàn thể lãnh thổ nhưng họ bị cả Ai Cập, Israel và chính quyền chính thức của Palestine (PA) do Fatah cầm đầu khóa chân trong dải đất 360 km2 này. Chính quyền PA không trả lương công nhân viên nhà nước ở Gaza, khu vực bị vây hãm bởi hai nước láng giềng và lâm vào thiếu điện, thiếu nước, thiếu việc, thiếu tiền, thiếu đủ thứ vì các nguồn này đều do bên ngoài kiểm soát.

Năm 2012, “Mùa xuân Ả-rạp” mang đến cho Gaza một thay đổi lớn. Ai Cập bầu lên tổng thống Morsi thuộc phong trào Anh em Hồi giáo sau khi lật đổ Moubarak; Gaza dễ thở được đôi chút nhờ có biên giới giáp với Ai Cập. Nhưng tình hình khá lên này không được lâu, quân đội Ai Cập năm 2013 lật đổ tổng thống dân cử Morsi và Gaza trở về tình trạng cũ.

Như vậy liên tục từ 2007, ngoài cửa sổ mở ra 2012-2013, Gaza liên tục bị cô lập và kiểm soát bởi 3 mặt. Phía mặt biển cũng do Israel kiểm soát và thuyền đánh cá không được ra ngoài hải phận có lúc 3 hải lý, có lúc 6 hay 9 và tối đa là 12 ở một khu vực hạn chế. Đây không phải chỉ là chuyện ra khơi biết mặt trùng dương mà là chuyện thực phẩm. Ở mức 3 hải lý thì ít cá và loại cá giới hạn hợn ở biển sâu hơn ngoài xa. Kiểm soát hải phận này là chính sách thay đổi tùy theo sở thích của Israel. Mày ngoan tao cho mày câu cá cầm hơi. Mày hư, tao cho mày ăn xương còn lại của ngày hôm qua.

Nhà tù Gaza. Một người lính Israel hỏi đồng đội: “Sao họ ghét chúng ta ghê thế nhỉ?”. Hình từ trang này 

Chính quyền Netanyahu của Israel chí ít là trong thời gian 2015-2019 vẫn tiếp tục nuôi dưỡng lực lượng Hamas mỗi khi họ thấy Fatah ở Tả Ngạn lớn mạnh. Thí dụ, số giấy phép lao động tại Israel được tăng từ 1.000 lên đến 20.000 và Israel có lúc làm ngơ cho Qatar chuyển tiền cứu trợ. Netanyahu trong một cuộc họp nội bộ tháng 3-2019 của đảng Likud tuyên bố: “Muốn cản trở việc thành lập một nhà nước Palestine nên ủng hộ việc củng cố Hamas và chuyển tiền cho Hamas… Đây là một phần trong chiến lược của chúng ta nhằm phân biệt giữa người Palestine ở Gaza (Hamas) và người Palestine ở Judea và Samaria (Fatah).” Việc đi dây này như ta thấy, kết quả là ngã sứt trán.

Hí họa từ trang này. Một bên là Israel, một bên là Hamas.

Năm 1948 có 290.000 người bị xua đuổi mất đất mất nhà đến Gaza tỵ nạn. 75 năm sau họ vẫn còn ở đó, sinh sôi thế hệ thứ 2 và thứ 3 trong 8 trại do Cao ủy Liên hiệp quốc quản lý từ lúc đó. Tình hình an ninh thực phẩm tại Gaza là 75% bấp bênh. Nguồn nước, nguồn điện, nguồn dầu là do Israel kiểm soát và tất cả xuất nhập kể cả con người. Tỷ lệ thất nghiệp là 50% và các em dưới 16 tuổi sinh ra từ 2007 không được bước ra khỏi “nhà tù lộ thiên này”. Tuy thành phần Fatah không có mặt tại Gaza nữa, nhưng bên cạnh Hamas có một thành phần ly khai cực đoan hơn từ 1981. Cũng từ một gốc “Anh em Hồi giáo” nhưng chủ trương bạo lực quyết liệt hơn (như dùng thiếu nữ bom người) là tổ chức ly khai Thánh chiến Hồi giáo (Islamic Jihad) Palestine. Họ là thành phần cực đoan hơn hết khiến trong mọi thương thuyết ngoại giao và quyết định chính trị, phong trào Hamas phải dè chừng. Nói qua, người ta thường nói thanh niên Hồi giáo đánh bom tự sát là vì tin vào sẽ được 36 cô trinh nữ ở thế giới bên kia đón chào sau khi giật chốt banh xác ở thế giới bên này. Thế còn thiếu nữ đánh bom tự sát thì sao? Họ có tin vào là ở thiên đường họ sẽ có 36 trai lơ lão luyện? Chuyện tự sát, đối với bất cứ ai đều không phải chuyện đùa.

Thành công chiến thuật của Hamas là một chiến thắng bất ngờ. Kềm kẹp kinh tế, chính trị, ngoại giao và quân sự gần 20 năm qua của Israel đã vô hiệu quả. Bộ máy tình báo và an ninh được cho là bậc nhất thế giới của Israel bị thất bại não nề. Kết quả chiến lược và chiến thắng chính trị của Hamas ra sao thì chưa rõ. Đã rõ là vây hãm, cô lập mọi cách, kiểm soát không bảo đảm được an ninh cho người dân Israel. Đe dọa đánh chết thằng Hamas không mới mẻ gì. Đây là tuyên bố lần thứ 100 của chính quyền Israel. Hamas sống đến giờ không phải là vì Israel thương nhiều nhe hay tao cho mày sống mà là vì Israel tìm đủ cách mà không giết được. Hay là nói cho chính xác, đó là một phong trào 20 năm đầu được Israel nuôi dưỡng để quấy phá PLO và 20 năm sau khi nó đã đủ lớn để thành công trong việc đó thì Israel lại tìm cách bóp cổ cho nó chết. Nhưng một khi đã lớn thì nó khó chết và tiếc đã muộn rồi, anh ơi.

*

Về Ả-rập:

- Bạn có biết Abu Dhahi Art?

- ART DUBAI càng ngày càng mạnh

- Học được gì từ ba chàng đẹp trai

- Dubai: làm được thơ thì ngu gì không đề thơ trên sóng

- Tao mới anh Hai UAE, mày là anh Ba nhưng còn thằng ông nội

- Quân vương và người đẹp: khi thép bốc lửa

- Tình sử Saudi: có ngoại ngữ, có váy ngắn, nhưng chỉ thiếu tiền giặt ủi

- Kẹo lạc cho họa sĩ: Công chúa dỏm và công chúa chổm

- Vân Tiên Từ Mẫu bản lắm kim cương

- Kể bằng hí họa: Ai đã đánh drone nhà máy dầu?

- Kể bằng hí họa: Em canh giếng dầu, anh che chở lúc bình yên

- Kể bằng hí họa: Iran mà chết là chết tất

- Bữa tiệc tháng kiêng

- Oman: đàn bà đi may áo, đàn ông vào khách sạn làm gì?

- Israel với Hamas: tiếc đã muộn rồi

Về khu vực Trung Đông:

- Chuyện Syria: chỉ vì ở cạnh “cậu ấm”

- Chuyện Syria: anh Hai, anh Ba, anh Tư, và anh rể

- Chuyện Syria: Lắm mối tối nằm không

- Huyền thoại Do Thái trở về nhà: Đố ai dám cãi nào

- Ai mới là người Do Thái chính hiệu?

- Huyền thoại thứ nhì: 2000 năm nếu quay lại, đất nào cũng phải là đất hoang

- Tiền đề thứ ba: huyền thoại (khổng lồ) tự vệ trước hiểm họa (của tí hon)

- Ái phi Israel: nặc nô thừa thông minh nhưng thiếu công bằng

- Kỷ lục Ai Cập: Mùa xuân sang có 720 án tử hình

- ISIS giặc cờ đen (phần 1): Trên cái nền rối tinh của Hồi giáo

- ISIS giặc cờ đen (phần 2): Bởi thế giới cần có hung thần

- Người Kurd: dân tộc chỉ có núi là bạn

- Bưu thiếp Trung Đông: Ra ngõ gặp Clooney

- Bưu thiếp Trung Đông: Cô gái Chiclets

- Bưu thiếp Trung Đông: Vô địch thế giới

- Bưu thiếp Trung Đông: Hàng cơm tùy hỉ

- Bưu thiếp Trung Đông: Có sao nói vậy

- Bưu thiếp Trung Đông: Vô mao bất nghì

- Bưu thiếp Trung Đông: Bữa Pork Adobo – cơm thịt heo kho

- Bưu thiếp Trung Đông: Người ở Lebanon

- Bưu thiếp Trung Đông: Giấc trưa đất thánh

- Người tỵ nạn Syria: gánh nặng đè ngay trong xóm

- Vô lý! Tại sao Hoa Kỳ lại để cho ISIS bán dầu cho Israel qua trung gian Turkey?

- Israel giúp Al Nusra thành công,
Hoa Kỳ chống ISIL thất bại

- Tamara Chalabi, tá điền không dùng trà

- (I)Rắc Bình Vương Ahmed Chalabi, người lừa cả Mỹ

- Ginane thăm Baghdad

- Mặc burqini + đọc Syria Speaks + một quả dưa chuột = đi gặp công an

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 1): từ gợi tình xem thành đe dọa

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 2): khi không ưa nữa thì thành hà khắc và bạo chúa

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 3): cười cũng chết mà ngu ngơ cũng chết

- Tẩy chay Oscar, ra Trafalgar chiếu cũng tốt

- Chuyện ăn mặc của phụ nữ Hồi giáo: đừng căn cứ vào trùm khăn và che mặt…

- Đời không đơn giản, thế mới phải đi tỵ nạn

- Chuyện ông Bernadotte chết ở Jerusalem

- Từ chuyện Yemen nghĩ đến phận nước bé

- Bác tài Bashar và cuốc xe Ghouta

- Vụ nhà báo bị phanh thây:
Chuyện trong nhà chơi dao với nhau

- Cao nguyên Golan (phần 1): Golan ở đâu? Golan của ai?

- Cao nguyên Golan (phần 2): Ba món quà ngon của Mỹ

- Có Do hay không có Do? Trả lời bạn hung898

- Cấm thịt heo trong đạo Do Thái

- Israel với Hamas: tiếc đã muộn rồi

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vô cảm đến mức này thì bỏ xừ cái nền Mỹ thuật Việt

Bài của Hoàng Lan Anh từ Người Lao Động - Soi bình luận

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả