|
|
|
|||||||||||||
Thị trườngSotheby’s thắng lớn ở HongKong. Zeng Fanzhi đi vào sử bán tranh. 09. 10. 13 - 8:23 amM.Nha lược dịch từ ArtInfoCác nhà sưu tập châu Á đã có dịp bày tỏ lòng ham muốn vô hạn độ trước đồ xa xỉ và tranh pháo, trong chuỗi 5 ngày đấu giá vừa qua của nhà Sotheby’s Hong Kong, bắt đầu từ hôm 4. 10. 2013. Kết quả, Sotheby’s bán được thập cẩm đủ thứ: từ rượu vang quý, tới mỹ thuật Tàu cổ, tới kim cương, đá quý, và dĩ nhiên là có tượng và tranh. Tổng cộng thu về $538 triệu, cao chưa từng thấy với nhà này. Patti Wong, giám đốc Sotheby’s châu Á hoan hỉ xoa tay, cho biết có tới 16 món bán được với giá kỷ lục. “Chúng tôi đã bắt được nhịp đập của thị trường nghệ thuật châu Á – nó đua, chúng tôi đua theo.” Trong lần đấu giá này, kỷ lục thuộc về một viên kim cương Oval D 118.28 carat, giá là $30.6 triệu, lập kỷ lục đấu giá cho loại kim cương trắng. Một bức tượng Phật bằng đồng của Trung Quốc, đời Minh, giá $30.3 triệu. Nhưng quan trọng nhất là dịp này, Zeng Fanzhi đã được đưa lên thành một trong những họa sĩ Trung Quốc còn sống có tranh bán đắt nhất. Bức tranh khổ to “The Last Supper”, được Zeng vẽ từ 2001, bán được với giá $23.1 triệu, bỏ xa giá ước lượng là $15 triệu. Nguồn gốc bức tranh này là một người quen: hai ông bà Guy và Miriam Ullens de Schooten, là những người có mặt tại Trung Quốc vào những ngày đầu tiên của thị trường nghệ thuật tại đây, gom góp được bao nhiêu là tranh, tượng tốt. Cái tên của hai ông bà là một sự bảo chứng cho bức tranh, chắc chắn đã góp phần làm nó có giá cao như vậy. Lần trước, tranh của Zeng Fanzhi mới đạt kỷ lục có $9.7 triệu, cho bức “Mask Series 1996 No.6” bán tại Christie’s Hong Kong hồi 2008 – cũng là một trong những thời điểm thị trường nghệ thuật châu Á đạt đỉnh. Zeng Fanzhi có cái hay là tranh nào bán được cũng cao hơn giá ước lượng rất nhiều, thí dụ như bức này hồi ấy ước lượng có $1.9 – $2.6 triệu! Ý kiến - Thảo luận
20:11
Monday,14.12.2015
Đăng bởi:
LC
20:11
Monday,14.12.2015
Đăng bởi:
LC
Vầng, anh Tùng có nhận định rất chuẩn mực, nhưng em ngao du trong thế giới của chữ gần 30 năm nay, thì em cũng cảm nhận lơ tơ mơ thế thôi ạ. Vả lại, có nghĩa hay vô nghĩa thực tế đã dùng bằng văn bản, thì theo luật Bút sa gà die, cũng phải có nghĩa ạ. Chả nhẽ chúng mình lại viết và nói những từ hổng có giá trị gì, thì phí rượu uổng công học hành, anh của chúng em ôi !
Thôi, mời chư huynh sang triển lãm Vân Hồ mà xem tranh tượng toàn cõi Việt ta quy tụ tranh giải quốc gia, 5 năm một lần, đâu gần 500 tác phẩm, công phu lộng lẫy, đủ mặt anh tài. Mà bộ tranh khắc gỗ được giải vàng thì mỹ mãn lắm ạ...
13:49
Monday,14.12.2015
Đăng bởi:
phó đức tùng
LC
Ai cũng có thể bịa ra một từ ghép nào đó bất kỳ, nhưng để thành từ vựng, nó phải được nhiều người chấp nhận và dùng. Muốn vậy nó phải có lý do. Kể cả cái sự réo rắt, nghe vui tai, cũng là một lý do. Nhiều sự sáng tạo từ, nhất là các loại từ lóng, có nguồn gốc rất phi chính quy, kiểu như "dở hơi biết bơi". Nhưng xã hội vẫn hiểu context của nó khi sán ...xem tiếp
13:49
Monday,14.12.2015
Đăng bởi:
phó đức tùng
LC
Ai cũng có thể bịa ra một từ ghép nào đó bất kỳ, nhưng để thành từ vựng, nó phải được nhiều người chấp nhận và dùng. Muốn vậy nó phải có lý do. Kể cả cái sự réo rắt, nghe vui tai, cũng là một lý do. Nhiều sự sáng tạo từ, nhất là các loại từ lóng, có nguồn gốc rất phi chính quy, kiểu như "dở hơi biết bơi". Nhưng xã hội vẫn hiểu context của nó khi sáng tạo và sử dụng những từ đó. còn sau này, khi có nhiều người dùng từ đó một cách vô thức, không hiểu vì sao mà vẫn dùng, rồi lâu dần không còn hiểu nghĩa nữa, mà vẫn dùng, thì vì cả cụm từ đó vẫn khiến người ta liên tưởng một cái gì đó. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp