Tin tức

Tin-ảnh: Điêu khắc thật nhiều tác dụng. Lại triển lãm lớn của Tàu. 12. 12. 13 - 6:41 pm

Hoàng Lan tổng hợp

TOKYO – Một khách tham quan đọc bản cáo phó đặt cạnh bức tượng sáp của cựu tổng thống quá cố Nelson Mandela tại bảo tàng Madame Tussauds ở Tokyo vào ngày 10. 12. 2013. Hàng vạn người dân Nam Phi đã có mặt cùng các tổng thống, mục sư, nữ hoàng, và tộc trưởng tại lễ tưởng niệm Nelson Mandela – một biểu tượng toàn cầu của tình đoàn kết dân tộc. Ảnh: Yoshikazu Tsuno

 

ROME – Trong ảnh là tác phẩm điêu khắc khổng lồ bằng đồng, tạc hình giáo hoàng John Paul Đệ Nhị, của điêu khắc gia người Ý Oliviero Rainaldi. Ảnh chụp bên ngoài trạm xe lửa Termini ở Rome. Giáo hội sẽ phong thánh cho John Paul Đệ Nhị nhân một buổi lễ diễn ra vào ngày 27. 4. 2014 ở Vatican. Ảnh: Garbriel Bouys

 

BẮC KINH – Hình chụp người đàn ông đang tương tác với “bức tranh 3D” trong triển lãm “Magic Art Special” tại một gallery ở Bắc Kinh. Trong phần triển lãm tranh 3D, bảo tàng khuyến khích khách tham quan tương tác với những tác phẩm nghệ thuật trông như thật này bằng cách đụng, chạm vào tác phẩm; hoặc bằng những hành động sáng tạo khác.

 

BOGOTA – Một người ủng hộ thị trưởng Bogota, ông Gustavo Petro, mặc chiếc áo thun có dòng chữ “Petro hãy tại chức, mẹ kiếp!” lên bức tượng tạc Simon Bolivar – người có công giải phóng Nam Mỹ – tại trung tâm Bogota hôm 9. 12. 2013. Bộ trưởng Tư Pháp đã cách chức Petro và cấm ông quay lại chính trường trong 15 năm, vì Petro vướng vào một vụ scandal liên quan đến việc thu hồi rác thải của thành phố. Ảnh: Guillermo Legaria

 

BERLIN – Người đi đường rảo bước qua tác phẩm điêu khắc “Chuyến tàu đi tới sự sống – Chuyến tàu đi tới cái chết” đang phủ tuyết ở Berlin. Bản thân tác giả của tác phẩm này, Frank Maisler, cũng từng phải lên tàu tị nạn đến Anh Quốc vào thời Thế chiến thứ Hai. Ảnh: Johannes Eisele

 

PARIS – Ảnh chụp chiếc mặt nạ Kooyemsi (khoảng 1940-1950) của bộ tộc Hopi ở Arizona trong buổi đấu giá những vật dụng thiêng liêng của bộ tộc Hopi và các bộ tộc Apache bản địa châu Mỹ (vùng San Carlos), diễn ra tại Paris hôm 9. 12. 2013. Một số nhân viên của nhà đấu giá EVE cho biết, buổi đấu giá các vật dung thiêng liên này vẫn diễn ra mặc cho sự phản đối từ phía Mỹ. Sau khi nhóm vận động “Survival International” (nhân danh người dân bộ tộc Hopi ở Arizona) đệ đơn phản đối cuộc triển lãm nhưng không thành công vào ngày 6. 12, sứ quán Mỹ đã yêu cầu Paris đình chỉ buổi đấu giá các loại mặt nạ nghi lễ, mũ mão, cũng như những vật dụng đầy màu sắc khác. Ảnh: Joel Saget

 

“30 bức thư gửi Khâu Gia Ngõa”, ba bức thư họa (trái) của Khâu Chí Kiệt và “Tranh phong cảnh đang khóc”, năm bức tam bình (phải) của Dương Khiết Thương, tất cả đang trưng bày trong triển lãm “Nghệ thuật vẽ mực Tàu: Quá khứ như Hiện tại của Trung Quốc Đương đại” ở Bảo Tàng Nghệ Thuật Metropolitan, New York, hôm 9. 12. 2013. Đây là một triển lãm lớn với 70 tác phẩm của 35 nghệ sĩ đương tại Trung Quốc, triển lãm chính thức mở cửa đón khách tham quan vào ngày 11. 12. Ảnh: Stan Honda

 

“Bản đồ Trung Quốc”, Ngải Vị Vị, làm bằng gỗ thiết mộc (nghệ sĩ lấy gỗ từ những mảnh còn sót lại của các đền chùa thời Thanh), cũng trưng bày trong triển lãm “Nghệ thuật mực Tàu” tại bào tàng Metropolitan. Với 70 tác phẩm của nhiều dòng nghệ thuật khác nhau – tranh, thư pháp, ảnh, tranh khắc gỗ, video, và điêu khắc – sáng tác trong ba thập kỉ vừa qua, “Nghệ thuật mực Tàu” sẽ giúp người xem thấy được rằng các nghệ sĩ Trung Quốc đã làm mới một loại hình nghệ thuật cổ bằng cách thông qua những ý niệm hiện đại, và qua đó họ đã thổi sức sống mới cho bộ môn nghệ thuật xưa.

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

THẾ HỆ MỚI của Anh Tuấn

Thông tin từ triển lãm

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả