|
|
|
|||||||||||||
Kiến trúcFuschia Villa – Cơn ác mộng của người thợ xây 25. 12. 13 - 6:34 amNghiêm ToànSOI: Đây là bài thứ 5 trong chùm bài “Giới thiệu và phân tích các công trình kiến trúc của năm 2013 do ASHUI đề xuất và tổ chức”. Bài thứ nhất: về công trình nhà hàng của Võ Trọng Nghĩa. Bài thứ hai: về Nine Spa của A21 Studio. Bài thứ ba: về ANH House của Sanuki+Nishizawa Architects. Bài thứ tư: về nhà cộng đồng Bes Pavilion CÔNG TRÌNH Đầu tiên xin được đính chính title bài một chút, ấy là định ăn theo học đòi showbiz mà đặt theo cái tên vở diễn thời trang độc đáo “Cơn ác mộng của người thợ may” mấy năm trước của anh Việt Tú, chứ kỳ thực với diện tích ấy, chủ đầu tư ấy thì công trình này là mơ ước khi làm nghề của bất cứ kiến trúc sư nào. Tuy thế, mảnh đất 18 x 35m ấy cũng không phải là thật đẹp, đó là phân nửa mảnh đất bị con đường chính diện hướng thẳng vào (xin được phân tích kỹ về chuyện này ở phần sau của bài). Trên diện tích đó, kiến trúc sư đã giới hạn phần xây dựng nhà trong phạm vi 8 x 22 m, có thể nói là vừa đủ. Phần còn lại nhường hoàn toàn cho sân vườn, bể bơi và không gian ngoài trời khác. Ngoài ra, công trình được đặt lệch hẳn về một phía lô đất, phần còn lại dành vừa đủ cho một bể bơi nhỏ. Điều này tưởng như cũng bình thường, nhưng nếu như xem các nhà biệt thự trong khu đô thị, mang tiếng đất rộng nhưng với căn nhà đặt giữa, khoảng không gian quanh nhà có muốn trồng một cái cây to cũng không xong thì có thể xem đây là một ý tưởng sáng sủa.
Theo kiểu thường tình thì có lẽ phòng cho người giúp việc và phòng làm việc sẽ đổi chỗ cho nhau, phòng giúp việc sẽ ở phía sau bếp cho tiện. Người viết bài thoạt đầu cũng nghĩ như thế, nhưng khi xét đến sự riêng tư, yên tĩnh và khả năng tận hưởng cả khoảng sân phía sau của phòng làm việc thì hoàn toàn đồng ý với lựa chọn của kiến trúc sư.
Xem xét bố cục thì có thể nói thiết kế đã có ý tưởng rất rõ ràng khi dành phần lớn cho không gian chung và sân vườn ngoài trời, các phần riêng (phòng ngủ) chỉ là vừa đủ (cho dù đông người đến thế). Phải nói là một cách đặt vấn đề rất văn minh và không giống ta thường thấy (ở Việt Nam).
Khen hoài nãy giờ nên mình xin chuyển sang mục ưa thích là chê. Chê ngôi nhà này cũng khó, thôi thì gọi là đáng tiếc vậy, tất nhiên là theo quan điểm cá nhân: 1. Tổng thể ngôi nhà quay mặt hoàn toàn về hướng Tây, gánh trọn bức xạ nhiệt của mặt trời trong khi nó hoàn toàn có thể xoay hướng ngược lại. Tuy thế, có lẽ điều này nằm ngoài sự lựa chọn của kts bởi khi, nếu xoay kiểu này, ngôi nhà sẽ nằm thẳng hướng con đường chính diện, việc này sẽ vấp phải cái gọi là “Phong Thủy” và tâm lý người mình – xin phép không đề cập sâu trong bài này. Việc của kiến trúc sư là xử lý nhà hướng Tây và anh ta đã làm những gì có thể. 2. Khối tầng 1 thiếu sự nhất quán về chất liệu khi mặt hông nhà không được ốp đá, chi tiết tưởng chừng như đơn giản nhưng làm giảm sự sắc sảo của khối và ý tưởng. Hy vọng đây là sự “tiết kiệm” của chủ nhà chứ không phải do thiết kế. Lựa chọn vật liệu lát sân và ốp tường chưa đủ tạo liên tưởng của sự liên tục và liền mạch như mong muốn. 3. Xử lý khối tầng 2 có lẽ hơi nặng về hình thức làm cho hệ hành lang kém hơn về đối lưu. Ngoài ra, việc cố giữ một băng cửa cùng một cao độ làm cho cửa sổ phòng ngủ chính phải bổ sung thêm một thanh an toàn khá vô duyên. 4. Ngoài phòng ngủ chính ra, cá nhân mình không thích các phòng ngủ còn lại khi phải chịu hành lang cả hai phía, thiếu tiện nghi của sự riêng tư. Còn một điều nữa thì không phải là lỗi, mọi người có thể cho là nói đùa hay là thật cũng được: Đó là theo mình, sở hữu một căn nhà đẹp theo kiểu sắc sảo thế này rất mệt, ấy là khi muốn đặt cái cây hay bộ bàn ghế ra sân cũng phải nghĩ nát óc, nghĩ không ra thì lại phải đi hỏi kiến trúc sư, mệt lắm. Chứ mà tùy tiện bày biện như người mình vẫn quen thì chả mấy mà thành đống rác. Mệt thế cho nên title bài có thể đổi thành “Fuschia Villa – Cơn ác mộng của người chủ nhà” cũng được rồi 🙂 Lời cuối, có lẽ chẳng phải một mình mình nhận ra ngôi nhà có vẻ giống một ngôi nhà nổi tiếng nào đó, tuy vậy, theo quan điểm của mình, giống mà học được cái văn minh, cái đàng hoàng như thế thì mình xin ủng hộ cả hai tay hai chân cho mà giống. Ý kiến - Thảo luận
0:08
Sunday,5.7.2015
Đăng bởi:
Minh Tuấn
0:08
Sunday,5.7.2015
Đăng bởi:
Minh Tuấn
Cho tôi mạn phép hỏi. Tôi vốn rất ưng thiết kế này, nhưng với tầng 2 thi công như vậy thì những ngày nóng gần 40 độ phải xử lý sao ?
Nếu giải quyết bằng cách xây vườn phía trên thì chống nóng có hiệu quả không ?
15:35
Wednesday,1.4.2015
Đăng bởi:
Nam Nguyen
Kiến trúc sư sử dụng hành lang bên cho các phòng ngủ nhỏ có lẽ là tạo khoảng đệm không gian để tránh hơi nóng phả vào tường nhà , điều này làm mất tính riêng tư cũng như thông thoáng cho các phòng ngủ nhỏ ( mặc dù các phòng ngủ nhỏ chỉ có cửa sổ thoáng và cửa đi đặc để tránh việc nhòm ngó nhưng phòng thì tối thui nên chắc dùng ánh sáng nhân tạo nhiều ) . Về
...xem tiếp
15:35
Wednesday,1.4.2015
Đăng bởi:
Nam Nguyen
Kiến trúc sư sử dụng hành lang bên cho các phòng ngủ nhỏ có lẽ là tạo khoảng đệm không gian để tránh hơi nóng phả vào tường nhà , điều này làm mất tính riêng tư cũng như thông thoáng cho các phòng ngủ nhỏ ( mặc dù các phòng ngủ nhỏ chỉ có cửa sổ thoáng và cửa đi đặc để tránh việc nhòm ngó nhưng phòng thì tối thui nên chắc dùng ánh sáng nhân tạo nhiều ) . Về nội thất rất tinh tế tuy nhiên bàn bếp dùng đá nhân tạo mầu trắng chỉ được thời gian là ố vàng mầu cafe , tea hay .... nước mắm .
Nhưng dù thế nào chăng nữa vẫn là một công trình đẹp và nhà thầu Kiến Long xây được như thế này thì trình độ ở Việt Nam cũng là siêu đẳng rồi . Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Nếu giải quyết bằng cách xây vườn phía trên thì chống nóng có hiệu quả không ?
...xem tiếp