|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhMột triển lãm nên xem 07. 09. 10 - 11:25 amNgười xem SaigonPHÍA SAU TRI THỨC Triển lãm tranh của Phạm Trần Việt Nam
Ban đầu, cha của Phạm Trần Việt Nam (điêu khắc gia Phạm Văn Hạng, vốn là người nhiều sáng kiến, nhiều “trò”) định triển lãm vào ngày Quốc khánh, nhưng không được. Như một quy luật, những triển lãm cá nhân gần ngày này (ở đâu cũng thế) dễ bị đánh giá là ăn theo, hoặc có ý đồ riêng… nên thường gặp khó khăn. Phía sau tri thức của Phạm Trần Việt Nam treo tranh từ 1 tháng 9, khai mạc tận 10 giờ ngày 5.9, là một triển lãm đáng xem, nhưng cũng bị “chìm xuồng” trên mặt báo chí. Nó có nhiều chuyện để viết, nhưng vào dịp lễ thì rất khó để in. Trong những ngày còn lại (triển lãm kết thúc vào ngày 19.9), Người xem Saigon thử điểm vài nét đáng xem của triển lãm này. Thường thì triển lãm cá nhân đầu tiên của các tác giả trẻ hay bị “tham” phong cách, hoặc loạng quạng trong cách nhìn, cách thể hiện, Phạm Trần Việt Nam (sinh 1985, Đà Nẵng) không thế, khi anh đã cho người xem một góc nhìn rất riêng, có ý tứ, làm chủ kỹ thuật và màu sắc. “Vẽ đối với tôi là cuộc chiến của sự tưởng tượng và tư duy, giữa cảm xúc bên trong với bề mặt bên ngoài, giữa nóng lạnh và ý chí sắt đá… Vốn dĩ xác thân và sức khoẻ có hạn, còn óc tưởng tượng của nghệ sĩ luôn vươn cao, vươn xa để đi tìm cái tôi trong bản ngã sáng tạo, qua ngôn ngữ, bút pháp, màu sắc; thể hiện trên những tấm tranh là lửa lòng rạo rực tung vỡ, hình thể các nhân vật biến dạng, khổ đau lơ láo, hốc hác, những tiếng kêu bi thiết mong xé lòng vô cảm của con người trước thiên tai, địch hoạ, trước xâu xé trước mặt, cũng như phản trắc hung bạo sau lưng. Xem tranh của Nam, chúng ta có thể sẽ liên tưởng đến danh hoạ Francis Bacon (1909-1992), người chuyên vẽ sự thối rữa về hình thể và nhân tính. Nói Nam ảnh hưởng, hay bắt chước cách vẽ này cũng được; mọi sự khởi đầu đều phải theo ai đó. Điều này với mỹ thuật Việt Nam tốt hay xấu? Có lẽ tốt nhiều hơn xấu. Bởi vì, thường các sinh viên mỹ thuật ở Việt Nam khi ra trường và triển lãm lần đầu, đi xem tranh của họ chúng ta phải ngả mũ chào người quen quá, nhất là cách vẽ của các ông thầy bà cô trong nhà trường. Từ chuyện vẽ theo thầy cô để có điểm cao trong lớp, thành ra quen tay quen nghĩ, vẽ giống thầy để triển lãm ngoài phạm vị nhà trường. Phạm Trần Việt Nam học điêu khắc, hội họa chỉ là học lóm thôi, nên không chịu sự chi phối trực tiếp này, thành ra lựa một ông cỡ bự như Francis Bacon để theo và biến tấu đường hướng. Nhà tài chính nổi tiếng Lê Trọng Nhi khi đến xem triển lãm này, hứng khởi, đã viết một bài cảm nhận dài bằng tiếng Anh (ồ, sao lại chỉ tiếng Anh?), trong đó có đoạn: “… Như hầu hết các nghệ sĩ cùng thời, nghệ sĩ trẻ Phạm Trần Việt Nam cũng không có trường hợp ngoại lệ để tránh khỏi sự diễn cảm ‘không có, hoặc có rất ít, hoặc mất niềm tin’. Nhưng, bằng cách nào đó, anh nhận lấy (nuốt và tiêu hóa) sự diễn cảm này với một cách rất khác. Anh chọn không chôn vùi những diễn cảm đó sâu trong não trạng bất định của mình, mà chọn sự buông lỏng sự diễn cảm đó đến một biên giới mới tìm thấy: Phía sau tri thức. Anh họa (cho) cái tri thức nho nhỏ của mình với ‘những màu sắc thật’ – màu sắc của đời sống thường nhật. Đây là nơi mà Phạm Trần Việt Nam đã tìm thấy ‘niềm tin’ của mình: một niềm tin đã mất – một niềm tin mới – một niềm tin mạnh mẽ hơn. Niềm tin anh cần mang theo để bước qua cái thế giới riêng ‘phiền muộn’ và cả của xã hội. Đây có thể là câu trả lời của anh về thắc mắc ‘tại sao như vậy?’”. Một điều thú vị khác của triển lãm này là cách tác giả vẽ lại một số chủ đề kinh điển như Bữa tiệc li, Ấu chúa, Chọi gà…, đây là những tác phẩm khổ lớn, thể hiện được khả năng bố cục hình ảnh và xử lý màu của tác giả. Tác giả Nguyệt Cầm, người chuyên viết về mỹ thuật, nhận xét: “Phía sau tri thức – tên gọi của phòng tranh này, đủ nói lên tất cả những gì được bày tại đây. Sau lý trí là sự mê muội, tàn nhẫn, hung bạo… Đằng sau vẻ đẹp của tư duy, có cái xấu của dốt nát, cuồng dại. Nam đang khảo sát những gì ‘phía sau lý trí’ ấy và ném tất cả lên khung vải. Điều đó không có nghĩa những gì anh vẽ không ‘đẹp’. Đó là vẻ đẹp của sự điên rồ đáng yêu. Những bố cục chặt chẽ, bảng màu được chọn khe khắt và ngôn ngữ biểu hiện mạnh mẽ đã làm nên nhiều tác phẩm có giá trị trong phòng tranh này”. 18 tác phẩm có giá bán từ 1.000 đến 10.000USD, một hai tác phẩm đã được bán và được đặt mua. * (Một thông tin từ họa sĩ Phạm Huy Thông: “Xin giới thiệu thêm, họa sĩ Phạm Trần Việt Nam đã từng bày tranh cùng cha ở L’Espace Hà Nội. Nhưng ấn tượng hơn, anh đã có một buổi biểu diễn Rock sôi động ở Nhà Sàn. Nhóm nhạc này gồm toàn các sinh viên Mỹ Thuật và các bài hát tự sáng tác.”) * Bài liên quan: – Một triển lãm nên xem Ý kiến - Thảo luận
21:49
Thursday,16.9.2010
Đăng bởi:
le dung
21:49
Thursday,16.9.2010
Đăng bởi:
le dung
Một họa sĩ trẻ thế này là giỏi rồi... Quý vị nên chúc mừng cậu ta! Cần thời gian và cần sâu sắc thôi.
1:56
Wednesday,15.9.2010
Đăng bởi:
sula
Một họa sĩ hứa hẹn!
...xem tiếp
1:56
Wednesday,15.9.2010
Đăng bởi:
sula
Một họa sĩ hứa hẹn!
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp