|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhBệnh “biết rồi, khổ lắm, vẽ mãi” 10. 09. 10 - 5:03 pmLê Quảng Hàm tổng hợp và lược dịch
Giải thưởng Nghệ thuật Indonesia (IAA), là một trong những giải thưởng lâu đời nhất của tại Indonesia. Mặc dù IAA đã có những thăng trầm, chủ yếu do hạn chế kinh phí, nó vẫn được thừa nhận là một giải thưởng đáng giá với quy mô quốc gia và có thể coi là thước đo sự phát triển nghệ thuật đương thời ở Indonesia. Kể từ khi giải thưởng đã được đưa ra bởi Indonesia Art Foundation vào năm 1994, cuộc thi này đã tiến bộ rất nhiều, từ phạm vi những người tham dự, đến chủ đề và số lượng tác phẩm, cũng như chất lượng của những người chiến thắng. Khác với IAA 2009, cuộc thi IAA năm nay có chủ đề rất cụ thể. Ban giám khảo, đứng đầu là Jim Supangkat với các thành viên là Asmudjo Jono Irianto, Rizki A. Zaelani, Suwarno Wisetrotomo và Kuss Indarto, đã lấy “tính đương đại/contemporaneity” làm chủ đề hay xuất phát điểm cho cuộc thi tài. Tuy nhiên, tại IAA2010 vẫn tồn tại sự thiếu gắn kết giữa các chủ đề và tác phẩm, thiếu những tiêu chí đánh giá rõ ràng; công chúng và giới nghiên cứu cũng phàn nàn về nội dung khá nghèo của cuộc thi (khi bị gò vào hai chữ “đương đại”), bộc lộ tình hình “dậm chân tại chỗ” đáng quan ngại của nghệ thuật đương đại Indonesia hiện nay. Cuộc thi thu hút 1200 tác giả gửi tác phẩm tranh giải. Sau khi sàng lọc, Ban giám khảo chọn được 94 tác giả/tác phẩm lọt vào vòng chung kết. Ban giám khảo cũng đã chọn tác phẩm The Good, The Bad and The Restless của Erwin Pandu Pranata (người Bandung) để trao giải nhì. Và bức Theater from Channel 99 của họa sĩ Tatang Ramadhan (đến từ Jakarta) được trao giải ba. Hai tác giả đoạt giải khuyến khích là Ariswan Adhitama và MG Pringotono. Thay vì trao giải thưởng hàng năm, từ năm nay giải IAA được đổi thành giải lưỡng niên với tên gọi chính thức là Biennale Indonesia Art Award. Triển lãm các tác phẩm vào chung kết được tổ chức tại Bảo tàng nghệ thuật quốc gia (Galeri Nasional Indonesia, Jakarta) từ ngày 17. 6 đến 27. 6. 2010. Từ năm 2012, các nghệ sĩ không cần có thư mời mà họ có thể tham gia bằng cách chủ động gửi thư đề nghị trực tiếp tới Ban tổ chức. MỘT SỐ NHẬN XÉT – PHÊ BÌNH CÓ TÍNH XÂY DỰNG 1 – Xét từ góc độ nghệ thuật: các tác phẩm không phản ánh được những thành tích đỉnh cao của những phát triển gần đây nhất trong nghệ thuật thị giác ở Indonesia. Điều này càng trầm trọng thêm bởi sự vắng mặt những tác phẩm của các tác giả nữ. Mặc dù đã có một số lượng lớn các tác phẩm được gửi tới từ mọi miền đất nước, vẫn có một khoảng trống lớn giữa chất lượng của các tác phẩm dự thi với các tác phẩm hiện diện trong nhiều cuộc triển lãm khác trên khắp Indonesia trong ba năm qua. Vẫn còn nhiều tác giả/ tác phẩm xuất sắc chưa tham gia cuộc chơi này. Ban giám khảo IAA 2010 cõ lẽ đã không đủ can đảm đề ra một tiêu chuẩn chất lượng nghệ thuật mới dựa trên sự phát triển thực tế của nghệ thuật thị giác (?) [vẫn là lối đánh giá/tư duy cũ]. 2 – Con số 94 ứng viên được chọn vào chung kết có vẻ như quá nhiều, thậm chí cả việc trưng bày các tác phẩm cũng gây những ảnh hưởng tiêu cực, tạo ra ấn tượng rằng tất cả mọi thứ đã bị bó gọn vào trong không gian triển lãm theo lối trưng bày cũ rích, lạc hậu. Có thể là do có nhiều tác phẩm quá chăng, và/hoặc Ban giám khảo cũng muốn đảm bảo rằng tất cả mọi người đều nhận thấy cuộc thi này vẫn có một tầm ảnh hưởng rộng rãi chăng? Tuy nhiên, điều này tạo ra ấn tượng là IAA 2010 đã hướng đến quy mô nhiều hơn là coi trọng chất lượng, vì thế, nó đã không đạt được kết quả “chói lọi” hơn, mà chỉ giống như “một cuộc triển lãm có quy mô to lớn”, thế thôi. Người xem có cảm giác được trải nghiệm cái déjà vu (từ gốc Pháp, nghĩa là“đã thấy” đâu đó; dịch nôm là “biết rồi, khổ lắm, vẽ mãi” – ND), bởi vì toàn bộ triển lãm gợi nhớ tới cuộc triển lãm lớn tại Indonesia, Manifesto, trong năm 2009, nhưng có lẽ không phải do trùng hợp ngẫu nhiên, mà bởi cũng được tổ chức và thực hiện với cùng số thành viên trong Ban giám khảo IAA. 3 – Đã có tới 80 phần trăm tác phẩm là tranh vẽ (2D), tỷ lệ này tạo ra ấn tượng rằng: Ban giám khảo có sự thỏa hiệp và chỉ thừa nhận xu hướng biểu đạt vẫn đang thống trị này (tranh, 2D) trong các nghệ sĩ thị giác Indonesia. Điều này có lẽ bộc lộ tinh thần thiếu can đảm của giám khảo, họ không dám loại bỏ chúng, hoặc ít nhất là gạt qua bên lề; những chất liệu và hình thức thể hiện [lạc hậu] này gần đây đã đẻ ra những lề thói kiểu cách [rởm] mang hơi hướm thương mại. Cuộc thi nên trở thành một cuộc đua tài dựa trên niềm tin và khát vọng cao cả hơn, trong sáng hơn và hướng đến những không gian thoáng đãng hơn dành cho các tác phẩm khác biệt, phi thường. 4 – Về quy định/cơ chế chấm giải: chủ đề chính và khuôn khổ tham chiếu là “tính đương đại” cần được xem xét kỹ. Thuật ngữ đương đại chắc chắn đã trở thành phổ biến và được nghe rất nhiều trong vài năm qua trong các giới học thuật và các bài báo của các tạp chí khác nhau, cũng như trong sách và các bài thuyết trình tại những hội thảo về cái chủ đề triết học này (ở Indonesia). Tóm lại, “đương đại” được coi là một thuật ngữ thích hợp để thay thế cho thuật ngữ “hiện đại” khi người ta cố gắng mô tả rõ hơn sự tăng tốc, sự có mặt khắp nơi và tính bất biến của những nhận thức cấp tiến khác biệt trong việc đánh giá về thế giới hiện nay, đặc biệt khi người ta coi (thời kỳ/đặc tính) “hiện đại” đã chấm dứt rồi, nên đương nhiên xuất hiện tình huống hay ngữ cảnh hậu hiện đại. Thuật ngữ “tính đương đại” không cố gắng thiết lập khung thời gian bao lấy “cái hiện tại” hoặc “cái đương thời”; thay vào đó, nó có chức năng như một “diễn ngôn” được dùng để “đọc” các xu hướng nghệ thuật thị giác đương đại, mà thực tế (cái thuật ngữ này) vẫn tồn tại với rất nhiều mâu thuẫn trong những vùng / lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Kiến nghị của các nhà phê bình Indonesia Bên cạnh việc phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của vô vàn các sự kiện nghệ thuật khác “hấp dẫn hơn nhiều” ngày càng xuất hiện nhiều trong khu vực, nếu các sự kiện nghệ thuật cứ tiếp tục tập trung vào việc trao một vài giải thưởng thì chúng tất xa vào sự ”lỗi thời”. Nếu Biennale IAA định tiếp tục nhiệm vụ của nó với động cơ thúc đẩy sự tiến bộ về nghệ thuật của các nghệ sĩ đương đại Indonesia, đã đến lúc phải cân nhắc hình thức trao giải thưởng mới, hình thức thi tài mới mang tính cạnh tranh hơn và đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia và nghệ sĩ, chẳng hạn như nên có các khoản tài trợ – căn cứ vào các dự án hoặc đề xuất của nghệ sĩ gửi tới Ban tổ chức từ trước, như thế sẽ khuyến khích và động viên được các nghệ sĩ, để họ có thể can đảm vượt ra khỏi ranh giới của “những vùng an toàn” về phong cách, về danh tiếng, và tiền bạc, để họ có thể thi thố tài năng tích cực hơn với những khái niệm nghệ thuật mới. Nguồn: C-Arts, The Jakarta Post Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|