Gẫm & Bình

Nói lại với Tịch Quang về cái mũ… 09. 04. 14 - 12:51 pm

Từ Thư

Trong bài “Đôi điều trao đổi với ông Trịnh Bách…”, tác giả Tịch Quang có viết:

“Chiếc mũ của Tổ Linh Cơ được Nguyễn Văn Nhân vẽ trong tranh là có tên là mũ Quan Âm, do liên tưởng từ hình thức trang phục quen thuộc thể hiện qua các ứng thân của vị bồ-tát này được miêu tả. Đây loại mũ chóp nhọn, có diềm che kín tai và gáy, kéo dài quá vai, dành cho người đứng tuổi và giới tu hành; còn có tên gọi là mũ ni, phổ biến từ thời Lê-Nguyễn.”

Tranh vẽ hòa thượng Hải Toàn Linh Cơ

Theo Tạng Thư Phật Học thì mão Quan Âm còn gọi là Khăn Bồ Tát. Trong Phật Quang Từ Điển quyển hạ có chép: “Mão Vô Lượng Thọ Phật (A Di Đà) Bảo Quan, trên mũ có trang trí hình tượng của Đức Phật A Di Đà, là mũ của Bồ Tát Quán Thế Âm thường đội”.

Mão Quan Âm ở Việt Nam được may bằng gấm, thường có mầu vàng, đỏ và nâu. Mão có hình một cái khăn, phần trên có hình hai cánh sen úp lại thể hiện diệu tính thanh tịnh của Bồ tát “cư trần bất nhiễm” (ở dưới trần nhưng không bị nhiễm ô uế). Phần dưới được may xòe ra tròn như một cánh sen với ý nghĩa Pháp giới viên mãn của Bồ tát.

Mão Quán Âm Việt Nam

Nhưng cái mão mầu đậm mà Hòa thượng Hải Toàn Linh Cơ đội trong bức truyền thần đăng trong quyển sách nói ở đây thuần túy là cái mũ Ni của các sư tăng hay các cụ già miền Bắc hay đội.

Và câu chuyện ở đây là cái hình tượng A Di Đà trên trán mão, chứ không phải chuyện cái mão với tên gọi là Quan Âm như bác Tịch Quang muốn lái người ta ra khỏi vấn đề.

Mão Quan Âm ở đây nên được hiểu là mão của Quán Thế Âm Bồ tát đội, chứ không phải là cái mão tên là Quan Âm. Trước nay người ta vẫn dựa vào hình tượng A Di Đà trên mão để xác định một bức tranh hay một pho tượng có phải là của Quán Thế Âm Bồ tát hay không.

Tượng Bồ tát Quán Thế Âm Bodhisattva Avalokitesvara hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TP. HCM.

Ví dụ như chuyện xác định một pho tượng (hình trên) bằng đồng nặng 35kg do Henry de Pirey tìm thấy tại một tu viện nhỏ ở vùng Đại Hữu (Quảng Bình) đưa vào Bảo tàng Louis Finot năm 1923, hiện được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP. HCM. Nhờ vào chi tiết mặt trước của mũ tượng có chạm nổi một tượng Phật đang ngồi trong thế đại định, đó là tượng Phật A-di-đà (Amitabha Buddha), phù hợp với câu ca lưu truyền: “Tây phương có Phật Di đà. Ngồi trong mũ báu Phật Bà Quan Âm” (Kim Dân), mà các nhà nghiên cứu khẳng định đây là tượng Quán Thế Âm Bồ tát (Avalokitesvara Bodhisattva).

Và ở miền Bắc Việt Nam ngày xưa vẫn có tục lệ tạc tượng các hoàng hậu, công chúa được thờ làm hậu trong các chùa, với hình tượng A Di Đà trên mão, để hóa thân họ thành Quán Thế Âm (dựa theo bài phỏng vấn nhà nghiên cứu Trịnh Bách đã mà chúng tôi đăng trên trang báo mạng này).
 

Chân dung Công chúa Lê Thị Ngọc Duyên (hậu chùa Bút Tháp, Bắ Ninh)

 

Chân dung Công chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ (hậu chùa Bút Tháp, Bắc Ninh)

Chúng tôi thấy bàn các câu chuyện mũ áo ở đây đều có một lý do là các tranh vẽ của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân đúng hay sai, và về nhân thân của vị họa sĩ này. Xin đừng đi lạc đề. Nếu họa sĩ quả là họa sĩ của triều đình Huế, thì sao lại lại có quá nhiều sai lạc về triều phục Huế đến thế? Để đến nỗi trên trang mạng Phật Giáo ở Huế khi đăng bức chân dung của Hòa thượng Hải Toàn Linh Cơ do vị họa sĩ này vẽ, người ta phải cắt bỏ cái mũ do họa sĩ “sáng tác” đó đi…

.

 

.

 
 

Ý kiến - Thảo luận

11:02 Friday,11.4.2014 Đăng bởi:  candid
Trong bộ ảnh của Albert Kahn có tấm ảnh chụp 1 vị sư cũng đội cái mũ hơi giống chỉ khác là không có hình Phật ở trên
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/4384480842/in/set-72157623374348279
 
 

...xem tiếp
11:02 Friday,11.4.2014 Đăng bởi:  candid
Trong bộ ảnh của Albert Kahn có tấm ảnh chụp 1 vị sư cũng đội cái mũ hơi giống chỉ khác là không có hình Phật ở trên
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/4384480842/in/set-72157623374348279
 
 
 
7:30 Friday,11.4.2014 Đăng bởi:  admin

@Dzũng: Soi nghĩ bạn nên viết cmt một cách nghiêm túc hơn cho loạt bài này, khi mọi người cũng đang thảo luận bằng một tinh thần nghiêm túc. Đừng dùng các tính từ, quy chụp làm lệch hướng thảo luận không cần thiết. Khi bạn gõ lại, Soi sẽ đưa lên nhé. Cảm ơn bạn.



...xem tiếp
7:30 Friday,11.4.2014 Đăng bởi:  admin

@Dzũng: Soi nghĩ bạn nên viết cmt một cách nghiêm túc hơn cho loạt bài này, khi mọi người cũng đang thảo luận bằng một tinh thần nghiêm túc. Đừng dùng các tính từ, quy chụp làm lệch hướng thảo luận không cần thiết. Khi bạn gõ lại, Soi sẽ đưa lên nhé. Cảm ơn bạn.


 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

GMO: Chuông nguyện hồn ong

Pha Lê sưu tầm từ nhiều nguồn và dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả