|
|
|
|||||||||||||
Ở Đâu - Làm Gì“Ám ảnh” của Hà Trí Hiếu và Trần Đức Sỹ 04. 07. 14 - 7:43 pmThông tin từ BTCÁM ẢNH Trung tâm nghệ thuật Heritage Space trân trọng giới thiệu Triển lãm nhóm “Ám ảnh” của họa sĩ Hà Trí Hiếu và nhà điêu khắc Trần Đức Sỹ. Loạt tranh “Ám ảnh đồng nội” của Hà Trí Hiếu, với những hình ảnh bò và thiếu nữ hát, đã làm ông “thành danh” những năm thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Đó chỉ là những hình ảnh tượng trưng, như những tiết tấu tượng trưng trong một bài ca bất tận vẽ nên một không gian từ trong tiềm thức. Tranh của ông giống như một hồi ức tập thể được đánh thức. Họa sĩ dùng kiệm hai tông mầu ch đạo: nâu-vàng, đỏ-lục cho loạt tranh “sơn mài hóa” những mô-típ ông đã thực hiện lâu năm bằng chất liệu sơn dầu. Điều này do giới hạn của mầu sắc sơn mài, do thói quen của tác giả. Chất liệu sơn mài trong tranh của Hà Trí Hiếu, cùng với sự sang quý của chất liệu tự thân (cũng có thể gọi là một chất liệu hội họa gốc của người Việt) và sự cẩn trọng khi làm việc, thì loạt tranh mới nhất này thực sự là một bước tăng trưởng “xoáy trôn ốc” của họa sĩ. Sinh ra đầu thập kỷ 70, nhà điêu khắc Trần Đức Sỹ tuy triển lãm không nhiều, nhưng mỗi lần anh đưa ra tác phẩm, là một sự đáng nể với quá trình nung nấu và thận trọng tìm hình thức thể hiện. Ở ngoài Bắc, anh là thế hệ đã định danh. Trần Đức Sỹ ấn định một thao tác nghệ thuật của mình như một phong cách, đó là thao tác “cắt lớp”. Anh bổ dọc đối tượng hình thể của mình ra, rồi định vị “xâu” lại trên trục ngang, xoay từng lát cắt theo hướng khác nhau. Bên ngoài thì cái vỏ đối tượng vẫn còn nhang nhác nguyên dạng, nhưng bên trong thì đã lộn tùng phèo. Sự tự do của tác giả để tạo ý nghĩa cho từng tác phẩm cũng là sự đảo chiều, nhưng vẫn đặt cạnh nhau của các “lát cắt hiện thực”. Những tác phẩm cắt lớp đầu người, ghế của Trần Đức Sỹ gợi nên những cảm giác rất hứng thú cho tư duy, với tham vọng phân tích một kiểu tâm lý phức tạp của con người thời đạibằng nghệ thuật điêu khắc. Vẻ đẹp của những tác phẩm điêu khắc Trần Đức Sỹ là vẻ đẹp của sự yêu mến lạnh lùng những gì mà tác giả luôn bấn bịu nghĩ đến, không giấu cả sự đau khổ lẩn quất liên tục… tan nát đâu đó. Hai hình thức, một câu chuyện. Một điêu khắc, một sơn mài. Tạo hình hai chiều bổ sung cho mỹ cảm ba chiều. Lý tính nâng đỡ cảm giác. Để cùng từ việc chạm đến trạng thái tinh thần phổ quát, tạo ra những sản phẩm tinh thần riêng biệt, đặc biệt của mỹ thuật, Một số tác phẩm trong triển lãm:
Ý kiến - Thảo luận
9:23
Saturday,5.7.2014
Đăng bởi:
tranh chợ
9:23
Saturday,5.7.2014
Đăng bởi:
tranh chợ
Trong chờ những triễn lãm đàn anh tên tuổi ..sau bao nhiêu năm. vậy mà như xem tranh 20 năm về trước vậy. thế giới nghệ thuật bao la, rộng lớn sao các nghệ sĩ ta tự trói chặt mình vào sự đơn điệu đó nhĩ? hỡi các nghệ sĩ có chút tài năng hãy hết mình cho NGHỆ THUẬT cất cánh....
22:15
Friday,4.7.2014
Đăng bởi:
Linh cao
Bài này ai viết giới thiệu nhỉ ? Nghe hơi văn quen quá, mà sao BTC không hề đề tên vậy ? Có khác nào bảo tác phẩm đê, xem đê...còn tác giả chúng anh quên địa chỉ rùi, hic. Chời hỡi, giá trị của cả triển lãm có khi tăng giảm là là do cái tên bé tẹo này đấy. Rượu cũ bình cũ mà cách nhậu cũng cũ nốt thôi ... ...xem tiếp
22:15
Friday,4.7.2014
Đăng bởi:
Linh cao
Bài này ai viết giới thiệu nhỉ ? Nghe hơi văn quen quá, mà sao BTC không hề đề tên vậy ? Có khác nào bảo tác phẩm đê, xem đê...còn tác giả chúng anh quên địa chỉ rùi, hic. Chời hỡi, giá trị của cả triển lãm có khi tăng giảm là là do cái tên bé tẹo này đấy. Rượu cũ bình cũ mà cách nhậu cũng cũ nốt thôi ... Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp